Tùng Thiện Vương - Ảnh: lieuquanhue.com.vn
Cho đến nay, với 14 bộ sách lớn của đời ông bao gồm các lĩnh vực triết học, lịch sử, âm nhạc, văn chương... chứng minh ông xứng đáng là một nhà lao động trứ thuật hăng say. Và sự nghiệp của ông có thể nói là sự nghiệp của một nhà bách khoa, sự nghiệp của nhà văn hóa Việt Nam thế kỷ 19. Trong sự hạn chế nhiều mặt của người nghiên cứu hiện nay, chưa ai có thể trong một thời gian qui định đã có thể trình bày đầy đủ, tường tận về mọi mặt đóng góp cho lịch sử văn hóa dân tộc của Miên Thẩm. Chỉ nói riêng sự nghiệp văn chương và cũng chỉ giới hạn trong một tác phẩm đồ sộ của ông là Thương Sơn thi tập, Miên Thẩm cũng đã ở vào hàng các nhà thơ chữ Hán tiêu biểu trong hoàng tộc Nguyễn vào thế kỷ XIX. Từ bài thơ Tuyệt bút do nhà thơ lấy tay viết lên không vào phút “bỏ giày” mà về với Đạo rồi nhìn ngược lên những ngày tháng ấu thơ non dại tập tểnh làm thơ trước sự chỉ bảo của các vị thầy khả kính, trước sự chăm sóc của người mẹ hiền từ ái và phụ hoàng nghiêm nghị... ta mới thấy Miên Thẩm là người đã gắn bó với thơ như thế nào. Một đời yêu trọng cái nghề “cuốc xáo chữ nghĩa”, “cày mây câu trăng” đủ cho Miên Thẩm mãi mãi xứng đáng với nàng thơ Phương Đông đầy vẻ thanh nhã, phong vận, ảo huyền và cả sự nghiêm nghị, lạnh lùng, đầy câu thúc nữa! (Chả thế mà Miên Thẩm từng có câu thơ “Tiếu sát vương tôn khẩn thạch điền” (Cười ngất vương tôn cày ruộng đá). Sức lao động hăng say ấy như một niềm an ủi sau cùng của một con người đầy tài năng, đức hạnh mà suốt đời chỉ có thể nghĩ đến sự vô nghĩa, vô vị của cuộc đời mình vì chẳng ai cho mình làm, chẳng ai cho mình cống hiến! Miên Thẩm không muốn làm một hoàng tử, một vương tôn theo kiểu xênh xang áo mão rong chơi cho hết một đời vinh hoa phú quí. Lắm khi tự ngắm mình trong những đêm say, cô độc giữa bốn bề vận nước ngả nghiêng, lòng người điêu trá, mà hừng hực trong tâm trí một nỗi thương lớn lao, đau xót cho đời, cho người và cả cho mình! Phi hồng ảnh đoạn chung vô tích, Bất cập Côn Minh hữu kiếp hôi ( Hồng bay đứt bóng không còn dấu, ý nghĩa nào bằng tro Côn Minh) Miên Thẩm đã cười lại vẻ cười của Đông Phương Sóc để chiêm nghiệm sự vô vị của kiếp người vô vị, không giá trị như những lớp tro ở đáy hồ Côn Minh vì chúng còn ý nghĩa ghi dấu đời người. Trong sự trở về tận cùng của bản thể, bản tính, bản tâm, Miên Thẩm đã làm thơ và Thương Sơn thi tập là tập thơ một đời của một người đau nỗi đau không khác Nguyễn Du. Khi Tố Như buồn nỗi Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như, thì bậc thi nhân Miên Thẩm cũng bật ra tiếng thở dài Thiên thu chi hạ, thùy tri ngã ưu? ( Ngàn thu về sau, Ai biết ta sầu?). Tiếng vọng của hai thế kỷ đau thương mà hào hùng ấy của lịch sử dân tộc ( thế kỷ 18-19) đã in dấu trong thơ Miên Thẩm làm nên các chủ đề bất diệt của tập thơ. Lòng yêu thiên nhiên quê hương đất nước, nỗi ngậm ngùi vì thân thế không đâu vào đâu, vẻ trầm tư tỉnh thức vì lịch sử và cổ nhân, nỗi hoài vọng vì đất nước không thể canh tân mà đang bị giày xéo vì lũ quỉ trắng, tiếng khóc không thôi vì nỗi đau đớn tận cùng của phụ nữ, những cuộc làm ăn sinh sống giãy giụa của từng kiếp người dân nghèo lao động chịu nhiều áp bức bất công... Tất cả ánh lên một lòng thương người, thương đời, thương nước, thương thân hiếm có. Nó như một vẻ sáng lạ chiếu rọi nhiều lần trong thơ văn trung đại tính từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát... cho đến Miên Thẩm. Là những tài năng của xứ sở thơ ca, những con người đồng thời với Miên Thẩm từ không gian Trung Quốc như Lê Tân, Hà Nhược Dao, Lao Sùng Quang cũng đã có những lời ngợi ca rất mực. Tụng đáo “Bạch âu”, “Hoàng diệp” cú, Cổ hoài tiêu sắc đới thu hàn (Đọc đến câu “Cò trắng”, “Lá vàng”, Trời thu thấm lạnh nỗi xưa sầu... ) Hu ta Công hồ thùy dữ trù? Hu ta Công hồ vô dữ trù! (Ông ơi, ai làm bạn được cùng ông, Ông ơi, chẳng thể ai làm bạn được cùng ông!). Tưởng như họ đã nói lại cái điều mà vào thời Đường một thi sĩ lừng danh cũng đã nói Tương khan lưỡng bất yếm, Duy hữu kính Đình san, tưởng như họ đã nói trước cái điều mà nhà thơ Xuân Diệu sẽ nói vào thế kỷ XX, Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất, Không có chi bè bạn nổi cùng ta! Sự kính yêu ấy có thể là lời đối đãi song nó cũng xuất phát từ thực tế nội dung và nghệ thuật thơ Miên Thẩm mà người đương thời đã nhận ra. Nhìn vào chỉ mảng thơ ông viết từng cảnh đời lao động khổ nhọc của người dân cũng đủ thấy “ những điều trông thấy” của Miên Thẩm mà người nhiều hơn hẳn hai nhà thơ lớn đời Đường là Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị, còn nói riêng về bút pháp và phong cách thì Miên Thẩm dù chung lối thơ Đường song cũng không nằm trong lối đi của Đô, Bạch bao giờ! Còn nói đến lòng trong trắng vô tư thì những rung động của ông đã trở về vẻ hồn nhiên của vũ trụ, mượn trong đó ít nhiều chất hài hòa bản thiện mà yêu lấy cuộc sống làm người Nhân sinh kết giao, Khởi tại hoàng câm, Nam nhi trụy dịa, Thùy vô xích tâm ( Người đời giao du, Đâu phải tại vàng? Trẻ con chào đời, Bé nào chẳng son?) . Cho đến khi trời đất âm u, lòng ác con người cũng đã chất ngất như núi, thì Miên Thẫm bỗng không nguôi nỗi băn khoăn về bản thể thánh thiện của con người Trí xảo danh dự, Đa cốt ngô chân ( Trí xảo danh dự, Hại chân tính ta!). Không còn gì để nói nữa, Miên Thẩm buông một lời kết như nghìn hòn núi đổ xuống, lạnh lùng và nghiêm nghị: Đố mộc tín hữu tội, Hà như bĩ bang đố ( Mọt cây thật có tội, Sao bằng mọt nước kia!). Cứ như thế, thơ Miên Thẩm tràn đầy cung bậc, tiếng sắc tiếng vàng chen nhau cũng có mà tiếng trong như suối chảy, dáng nhẹ thướt tha như mây khói cũng tràn ngập cả lòng yêu, chứa đầy thơ của Nhất đại thi ông. Trong phút giây của năm cuối thế kỷ XX, năm cuối thiên niên kỷ thứ hai sau công nguyên, kỷ niệm 130 năm ngày “ bỏ giày”, lúc “ biết đường đi” của Miên Thẩm, nói lại đôi nét về sự nghiệp văn chương của nhà thơ, kẻ hậu nhân khó mà quên được cái kỳ vọng lớn lao của nhà thơ về chân trời nơi thơ ra đi và nơi thơ trở về để thơ được tôn vinh mà nhà thơ dù như thế nào, dù có ra sao cũng suốt đời ngưỡng vọng vẻ đẹp thiêng liêng bất diệt của thơ. Ôi, có thể nào quên khi người thơ Miên Thẩm đã dặn lại: Hảo cú hốt tòng thiên ngoại đắc, Kỳ thư đa tại mộng trung khan! ( Thơ hay bỗng đến ngoài trời, Sách kỳ nhiều lúc giữa vời mộng xem!) N.T.Đ (137-07-00) |
VƯƠNG HỒNG
Ưng Bình Thúc Giạ Thị quê phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877, mất ngày 4 tháng 4 năm 1961. Ông là cháu nội Tuy Lý vương Miên Trinh, một nhà thơ nổi tiếng với "Vỹ Dạ Hợp tập".
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Trên Tạp chí Sông Hương số 379 (9/2020) và Báo Thừa Thiên Huế, tôi đã có giới thiệu lại cuốn “Truyện Kiều, bản Nôm của Hoàng gia triều Nguyễn, lưu trữ tại thư viện Anh quốc” do Nguyễn Khắc Bảo công bố (Nxb. Lao động ấn hành, 2017).
NGUYỄN THANH TÂM
Trương Đăng Dung làm thơ từ cuối thập niên 70 của thế kỷ trước. Thầm lặng, con người thi ca ấy ẩn khuất sau dáng vẻ của một nhà lý luận, để hơn 30 năm sau, cựa mình trỗi dậy.
HOÀNG THỊ THU THỦY
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (04/10/1920 - 04/10/2020)
LÊ TUẤN LỘC
MAI VĂN HOAN
Trải qua hàng nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, họ tìm mọi cách đồng hóa dân tộc ta nhưng bất thành. Chúng ta có chịu ảnh hưởng về tư tưởng, về giáo dục, về văn hóa, nghệ thuật… của họ nhưng dứt khoát không bị đồng hóa.
LƯỜNG TÚ TUẤN
“Thì đem vàng đá mà liều với thân” - Nguyễn Du
Kỷ niệm 255 năm ngày sinh (1765 - 2020), 200 năm ngày mất Danh nhân văn hóa thế giới - Đại thi hào Nguyễn Du (16/9/1820 - 16/9/2020)
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
ĐỖ LAI THÚY
Trong mọi địa hạt, sự đắc thắng của cuộc sống là sáng tạo
H. Bergson
BỬU Ý
Nguyễn Đức Sơn sinh 18/11/1937 tại làng Dư Khánh (Thanh Hải) gần bên bờ biển Ninh Chữ tỉnh Ninh Thuận.
LÊ THÀNH NGHỊ
Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ xuất hiện từ đầu những năm bảy mươi của thế kỷ XX, khi chiến tranh diễn ra vô cùng ác liệt trên cả hai miền đất nước. Quảng Bình, quê hương của Lâm Thị Mỹ Dạ là một trong những vùng đất bom đạn tàn khốc nhất.
NGUYỄN HỮU QUÝ
Biển. Những con sóng. Những con sóng làm nên biển cả mênh mang. Hay diễn đạt cách khác, biển bắt đầu từ sóng.
LÝ HOÀI THU
Lưu Quang Vũ mở đầu sự nghiệp cầm bút bằng thơ. Đó là phần Hương cây trong tập Hương cây - Bếp lửa in chung với Bằng Việt.
THÁI HẠO
Tặng Mẹ và Em!
Bờ bến lạ chút tự tình với bóng - Tuệ Sỹ
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Nguyễn Thị Lê Na không thuộc lớp “cây bút trẻ” (chị sinh đúng vào năm đất nước thống nhất - 1975), lại phải gánh nhiệm vụ quản lý một tạp chí văn nghệ, nên sau “Bến Mê”, đến nay chị mới xuất bản “Đắng ngọt đàn bà”(*) (ĐNĐB).
HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
Một ngày giáp Tết Canh Tý, Từ Hoài Tấn* mời bạn bè đến quán cà phê nhìn sang Vương Cung Thánh Đường dự ra mắt tập thơ tuyển của ông (Thơ Từ Hoài Tấn, Nxb. Tổng Hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2020).
NGỌC BÍCH
(Đọc "Thơ Ngô Kha"*)
Bây giờ là năm 1992. Anh hy sinh đã gần 20 năm. Tập thơ của anh đã xuất bản được một năm nhờ những bạn bè thân quen và những người yêu mến thơ anh. Tôi là người đến muộn. Nhưng như người ta vẫn nói "dẫu muộn còn hơn không". Nhất là ở đây lại đến với MỘT CON NGƯỜI.
PHẠM XUÂN DŨNG
(Nhân đọc tập tản văn Ngoại ô thương nhớ của Phi Tân, Nxb. Trẻ, 2020)
HỒ THẾ HÀ
Lê Văn Ngăn, sinh ngày 15 tháng 01 năm 1944, tại Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Học, trưởng thành và tham gia phong trào học sinh, sinh viên yêu nước ở Huế (1965 - 1975). Là phóng viên Đài Phát thanh Huế (1975 - 1978).
PHẠM TRƯỜNG THI
Trong số các nhà thơ thời tiền chiến người quê gốc Nam Định, có ba nhà thơ mặc dù khác nhau là không được sinh ra cùng ngày, cùng tháng, cùng năm, cùng một miền đất nhưng họ lại rất giống nhau là đều khóc tiếng khóc chào đời nơi vùng đồng chiêm trũng, nghĩa là nơi được xem là những cái rốn nước của tỉnh Nam Định.