Sứ mạng bí mật

15:02 15/06/2009
SLAWOMIR MROZEK (Ba Lan)(Lê Bá Thự dịch từ nguyên bản tiếng Ba Lan)

Giám đốc gọi tôi vào phòng, khoá trái cửa, kéo màn che cửa sổ, bảo tôi lại gần rồi thì thầm:

- Thiên hạ đồn bậy là tôi chưa tốt nghiệp cấp một phổ thông. Phải chấm dứt chuyện này. Anh sẽ lên thủ đô, đi công vụ, nhưng tuyệt mật. Không được hé cho ai một lời nào. Anh sẽ nán lại thủ đô vài ngày. Mỗi ngày anh mua một bưu ảnh, viết vào đó và gửi về theo địa chỉ cơ quan cho tôi. Vấn đề là làm sao cho mọi người đều đọc.

Đương nhiên là tôi đồng ý rồi, nhưng tôi hỏi, tôi phải viết gì trên các tấm bưu ảnh đó.

- Anh khỏi phải bận tâm chuyện đó đi. Đây, tôi trao cho anh các nội dung cần thiết đã soạn sẵn. Chỉ cần lần lượt chép sang bưu ảnh. Đó là những lời chúc mừng của các nhà bác học gửi tới tôi. Thủ đô là trung tâm khoa học, phải cho thiên hạ biết bạn hữu của tôi là những ai, và ngay lập tức người ta sẽ chấm dứt nói xấu tôi.

Tôi đi. Tôi rất thích thủ đô. Từ nhà ga tôi đi thẳng tới nhà bưu điện. Tôi mua một tấm bưu ảnh có in phong cảnh trung tâm thủ đô và chép vào đó nội dung thứ nhất:

"Bạn quý mến, bọn mình ở trên này luôn nhớ đến bạn và lúc nào cũng cảm thấy thiếu vắng bạn. Bạn hãy viết cho bọn mình đi, hiện nay bạn đang nghiên cứu đề tài gì". Ký tên: Chủ tịch Viện hàn lâm khoa học.

Tôi gửi tấm bưu ảnh đi và với cảm giác đã hoàn thành nhiệm vụ, ngày đầu Tôi đến nghỉ tại nhà tạm giữ những người say để khỏi phải chi tiền nhà nước thuê khách sạn. Hôm sau tôi phát hoảng khi không thấy chiếc phong phì có đựng các câu viết sẵn Giám đốc giao cho tôi. Không còn cách nào khác tôi đành tự bịa nội dung để viết cho ông. Bất chấp sự cảnh giác của nhân viên, tôi đã lấy được cuốn từ điển bách khoa toàn thư của thư viện Đại học tổng hợp, kiếm một chiếc bàn trong góc khuất gần quầy bán hàng, trên lối vào nhà vệ sinh, tôi ngồi nghiên cứu. Sáng sớm tấm bưu ảnh với nội dung sau đây đã chuẩn bị xong:

"Ông bạn Giám đốc của tôi ơi! Mình đang gặp khó khăn với một học thuyết. Cậu có thể bớt chút thời gian ghé lên chỗ mình có được không? Gửi tới vợ cậu những cái bắt tay. Einstein".

Tấm bưu ảnh ngày thứ tư có nội dung:

"Hoặc ông, hoặc tôi, một trong hai người chúng ta bị thừa ra. Công nhận tính trội của ông, tôi xin về hưu. Ông có thể tiếp tục nghiên cứu các giống dâu tây của tôi. Mitsurin".

Tấm bưu ảnh hơi bẩn một chút, vì có người chạm vào tay tôi, cho nên tôi làm vấy mực.

Ngày thứ năm tôi nghĩ bụng, sẽ là hay nếu mình viết gì đó nhẹ nhàng hơn.Tôi viết bằng bút chì, vì bút máy tôi đem thế chấp cho người bồi bàn rồi:

"Anh yêu quý, khi nào hai chúng mình lại cùng nhau làm phát minh hả anh? Con Tôm nhỏ nhung nhớ của anh - Mari Curie - Sklodowska".

Ngày thứ sáu tôi đã mệt lử, nên tôi chỉ viết ngắn gọn:

"Cậu có khoẻ không, hỡi con bò đực gì? Kopernik".

Liên lạc thư từ đứát đoạn từ đó.Bây giờ tôi đang từ thủ đô về nhà. Đi bộ, vì không còn tiền mua vé xe lửa, cho dù tôi đã đem bán cuốn bách khoa toàn thư ở ngoài chợ. Càng gần đến lúc gặp Giám đốc tôi càng thấy lo.

Tuy nhiên tôi cũng chẳng đến nỗi phải quá ưu phiền.Tôi sẽ chuyển cho ông Giám đốc lời hỏi thăm miệng của giáo sư Paster, nhà phát minh vắc-xin chống dại.Cho nên Giám đốc của tôi chắc sẽ không điên đâu.

LÊ BÁ THỰ dịch
(176/10-03)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật

  • CORMAC MCCARTHY

  • Rivka Galchen là nhà văn, biên tập viên tờ The New Yorker, với nhiều đóng góp về truyện ngắn và tiểu luận phi hư cấu cho tạp chí này từ năm 2008. Nữ nhà văn thường viết về khoa học và y học.

  • Ray Bradbury (1920 - 2012) là nhà văn lừng danh của Mỹ, tham gia văn đàn và thế giới điện ảnh sôi nổi trong suốt hơn 7 thập kỷ. Ông đã viết 27 tiểu thuyết và hơn 600 truyện ngắn. Truyện ngắn The Veldt (Thảo nguyên châu Phi) là một tiên đoán về mặt trái của công nghệ đang phần nào chạy theo những nhu cầu phi nhân bản của con người.

  • JACK LONDON

    Ngày đã trở nên lạnh lẽo và u ám, rất lạnh và rất u ám khi người đàn ông rẽ sang lối khác từ đường mòn Yukon và đi lên một bờ đất cao nơi có một đường mòn mờ mờ, ít người qua lại dẫn về hướng đông, xuyên qua rừng cây vân sam với những thân cây chắc khỏe.


  • SHIMAZAKI TOSON

  • Hirabayashi Hatsunosuke (1892 - 1931), sinh ra tại làng Fukada, quận Taken, Tokyo, tốt nghiệp Khoa tiếng Anh Đại học Waseda. Ông hoạt động như một nhà lý luận của phong trào vô sản thời kỳ đầu.


  • TED HUGHES

  • ARESS MOHAMED

    Trong lòng con thuyền đang lênh đênh trên mặt biển là 12 người, 7 đàn ông, 4 phụ nữ và 1 đứa trẻ. Đứa bé hình như đang thiếp đi trong vòng tay mẹ nó. Tính đến nay, con thuyền đã trôi được bốn ngày.

  • MACARIO D. TIU (Philippines)

    Hồi đó tôi chỉ có 3 tuổi nhưng tôi nhớ rất rõ đám cưới của anh Peter và chị Linda. Tôi nhớ nhất là được đùa giỡn trên chăn gối tinh tươm của chiếc giường dành cho đôi tân lang và tân giai nhân. Tôi sau đó mới biết là đùa giỡn như vậy sẽ giúp cho họ mau có con trai đầu lòng. Tôi được chọn để đùa giỡn vì tôi tráng kiện và mập mạp.

  • ROGER DEAN KISER (Hoa Kỳ)

    Tôi bước vào nhà hàng Huddle House ở Brunswick, Georgia và ngồi ngay quầy vì hết sạch chỗ. Tôi cầm thực đơn lên và bắt đầu xem những món ăn khác nhau và cố quyết định sẽ ăn sáng hay nhịn tới trưa luôn.

  • IVAN BUNIN

    Ivan Bunin (1870 - 1953), nhà văn Nga đầu tiên được trao giải Nobel, năm 1933. Ông nổi tiếng với ‘một nghệ thuật nghiêm cẩn’, mà với nó ông ‘tiếp tục những truyền thống cổ điển Nga trong sáng tác văn thơ’.

  • BĂNG TÂM

    Sinh sống trong suốt chiều dài thế kỷ XX, Băng Tâm là một khuôn mặt tiêu biểu của văn học Trung Quốc, ảnh hưởng lớn đến các nhà văn thời đại bà, với nhiều thể loại khác nhau, kể cả văn học dành cho tuổi trẻ. Tên thật là Tạ Uyển Oánh (谢婉莹), bà lấy bút danh là Băng Tâm (冰心) với mong muốn giữ một lý tưởng thanh khiết, mượn từ ý thơ của Vương Xương Linh: Tâm hồn như một khối băng trong một chậu ngọc.


  • KATHERINE MANSFIELD

  • L. CHOIJILSUREN (Mông Cổ)

    Vụ mùa năm đó bội thu khác thường. Mùa thu dài lê thê và chim chóc dường như không muốn rời tổ. Chúng bay theo hình cánh cung trên cánh đồng bao la từ sáng đến tối, như muốn chào đón người từ mặt trận trở về.


  • ISABEL MILES (Anh)