Sự khẳng định về một minh triết

10:02 22/01/2010
VŨ NGỌC KHÁNH        (Trích tham luận: “Thử bàn về minh triết”)

Hội thảo "Tìm hiểu giá trị minh triết Việt" tại Huế - Ảnh: Internet

Chúng ta có thể thấy rằng trên thế gian này, dân tộc nào, đất nước nào cũng phải có nền minh triết của mình. Có nền minh triết ấy mới có thể tồn tại và phát triển. Biết sử dụng cái minh triết này, thì mọi việc điều hành chính trị, quân sự, văn hoá v.v… sẽ đúng đắn và bảo đảm được thắng lợi. Ngay ở bên cạnh chúng ta, đã có nhiều nước, nhiều dân tộc đã đi vào quá khứ lịch sử, không còn tên tuổi trên bản đồ thế giới hôm nay, mặc dù đã có cả một nền văn hoá lẫy lừng, hoặc còn lưu lại những di tích có tầm thế giới. Các nước ấy không còn tồn tại nữa, vì nhiều lý do, nhưng có một lý do là vì không có đủ những minh triết cần thiết. Hoặc không có đủ sức mạnh - trong đó có cả những mẹo mực (chiến lược chiến thuật để đối phó với kẻ xâm lăng), hoặc không có được cái sáng suốt để duy trì và phát triển, không có cái khôn khéo trên bàn ngoại giao, không khai thác được cái sức mạnh văn hóa của dân tộc v.v… Còn nhiều nữa. Nhưng phải chăng đều có thể quy vào một nguyên nhân: Không hiểu được cái minh triết của dân tộc mình, không duy trì và phát huy được minh triết.

Việt ta may mắn không ở trong trường hợp ấy. Ta chỉ là một dân tộc, một đất nước nhỏ bé, mà lại phải sống giữa hoàn cảnh luôn luôn bị đe dọa, luôn luôn thấy những thảm họa cận kề. Thậm chí, có lúc, suốt thời gian một ngàn năm, cơ hồ như dân tộc ta đã bị biến mất. Rồi lại đến thời gian hàng trăm năm, dù có tồn tại thì ta vẫn không có tư cách thành một quốc gia. Ấy vậy mà chúng ta đã tồn tại, đã sống. Vậy là ta đã mặc nhiên có một lẽ sống, có cách để sống và để phát triển sự sống ấy. Ở một góc độ khác, ta thường giảng giải về sức sống kỳ diệu của dân tộc ta, vì bản sắc dân tộc của ta là có những ưu việt riêng. Nhưng giảng giải như thế vẫn còn là chung chung quá. Hình như ta đã quên một câu nói dân gian, ngẫm ra thì có ý nghĩa vô cùng: khôn sống, vống chết. Phải khôn thì mới sống được. Vì chúng ta đã khôn, có khôn mới tìm hiểu được vạn vật, thiên nhiên và mới có cách khắc phục thiên nhiên để tồn tại và phát triển. Phải khôn để ứng xử với thực tế với trường đời, vì dại thì chết. Cái khôn ấy chính là minh triết.

Từ xưa đến nay, ta vẫn ít nói đến cái minh triết này. Không quen nói lý luận, ta chưa nâng được minh triết này thành học thuyết. Nên chăng là giờ đây, ta đã có thể làm được việc ấy?

Tuy nhiên, việc đi tìm minh triết Việt cũng không phải là một hành trình đơn giản. Có lẽ đây cũng là một cách nói khác đi về việc đi tìm bản sắc dân tộc Việt .

Phải đi vào nhiều bình diện, nhiều lĩnh vực để tìm tòi. Phải thật sự khách quan, công bằng với mình, không vì đầu óc dân tộc hẹp hòi mà thiên lệch, có nhiều điều rõ ràng cụ thể, mà cũng có những thứ “vô ngôn”, nhưng vô ngôn mà lại rất đa ngữ, đa ý tứ.

Là vô ngôn, nên không có bằng chứng gì về văn bản, về chủ thuyết để đối chiếu, phân tích. Có lẽ, chỉ đi vào nền văn hoá dân gian, vào folklore Việt thì việc tìm tòi mới có phần thuận lợi hơn. Vì tất cả cái hồn, cái chất, cái mờ, cái rõ… của dân tộc đều thấy được trong folklore. Những gì mà nhân dân bao thế hệ đã qua thu thập, tích lũy để thấm nhuần và ứng xử, đều có trong văn hoá dân gian. Ở đây, người dân tự thân sáng tạo ra những cái riêng của mình. Người dân học tập, thu thập những cái ngoại lai, nhưng chỉ tuân theo cái gì hợp với mình, hoặc sẽ hoán cải đi để thành của mình, chứ không chịu tiếp thu một cách máy móc, nô lệ. Cái làm nên minh triết Việt là ở đó.

V.N.K

(251/01-2010)



 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHAN ĐÌNH DŨNG

    1. Có thể tìm hiểu những đặc trưng nghệ thuật của thơ Thiền Việt Nam thế kỉ XI - thế kỉ XIV qua một số phương diện tiêu biểu như ngôn ngữ, thế giới nghệ thuật hay hình tượng (con người, thiên nhiên, không/thời gian nghệ thuật), thể thơ, kết cấu, cách miêu tả thể hiện, giọng điệu… Đây là cách nghiên cứu “diện”.

  • ĐOÀN ÁNH DƯƠNG

    Tự Lực văn đoàn đã khởi sự hoạt động báo chí và văn chương của mình trong một thời điểm chứa đầy cơ hội và thách thức.

  • NGUYỄN MẠNH TIẾN    

    Sự tương hợp của những môtip truyện họ Hồng Bàng hay con rồng cháu tiên [viết tắt: rồng tiên] được chuẩn hóa như huyền thoại quốc gia bắt đầu từ trong truyền thống Ngoại kỷ của Toàn thư người Việt với vũ trụ luận Mường, Thái là một chủ đề thú vị.

  • Kỷ niệm 88 năm báo Phong hóa (7/1932 - 7/2020) và Tự Lực văn đoàn

    PHẠM PHÚ PHONG

    Nhất Linh là một kiểu mẫu hoàn hảo của trí thức Việt Nam, có thêm một cái gì rắn rỏi và thẳng thắn, rất hiếm có.                                                                                   (Sainteny)

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG     

            (Gởi Hoàng Thị Hạnh)

  • MAURICE BLANCHOT    

    Có lẽ Kafka muốn tiêu hủy tác phẩm của mình, vì chúng dường như với nhà văn tất sẽ làm tăng lên sự hiểu nhầm chung.

  • HOÀNG NGỌC HIẾN

    Trong tình hình phát triển hiện nay của lý luận (thuộc mọi lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn) người làm công tác lý luận và phê bình văn học không thể không xem xét và xác định lại những khái niệm lý luận văn học, kể cả những khái niệm vẫn được xem là "cơ bản", "trung tâm", "cốt yếu"...

  • TRẦN NGỌC HIẾU    

    Vị trí tiên phong của Nguyễn Minh Châu trong tiến trình đổi mới văn học Việt Nam sau 1975 đã được thừa nhận ở nhiều khía cạnh như quan niệm về con người, nghệ thuật xây dựng nhân vật, tổ chức trần thuật...

  • THANH NGÂN  

    Kết cấu vừa là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động của tác phẩm, vừa là phương tiện khái quát nghệ thuật. Cho nên, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc khái quát và thể hiện tư tưởng - cảm xúc của tác phẩm văn học nói chung. Khi đánh giá kết cấu tác phẩm không phải chỉ xét nó dưới sự hài hòa, cân đối của nội dung.

  • MAI VĂN HOAN  

    Số người biết về Nguyễn Hành hiện nay rất ít. Tôi có hỏi một vài người quan tâm đến văn chương, các vị ấy đều không hề biết Nguyễn Hành là ai.

  • PAUL DE MAN  

    Phát hiện khá muộn màng về tác phẩm của Georg Lukács ở phương Tây và gần đây nhất, ở đất nước này, đã có xu hướng cô đặc lại quan niệm về sự chia rẽ rất sâu sắc giữa Lukács thời kỳ đầu phi Mác-xít và Lukács thời kỳ sau theo Mác-xít.

  • ĐOÀN ÁNH DƯƠNG

    1. Không đơn thuần là “mô phỏng”/ “phản ánh”, một kiểu “chủ nghĩa đề tài” quen thuộc trong văn học về chiến tranh và cách mạng, văn học Việt Nam đương đại đã trực tiếp tham dự vào quá trình kiến tạo diễn ngôn dân tộc chủ nghĩa.

  • TRẦN ĐÌNH SỬ

    Từ khi có bài báo ngắn Dân là gốc hay lấy dân làm gốc của Văn Như Cương (Văn nghệ số 48-1988), một số bạn đã viết bài bàn lại, nói chung cho rằng nói "Lấy dân làm gốc" vẫn không mất ý nghĩa tốt đẹp của nó. Tôi cũng tán thành với các ý kiến đó, mặc dầu tôi vẫn cho rằng dịch "dân là gốc" như anh Cương bàn cũng đúng.

  • NGUYỄN VĂN HÙNG    

    Chuột là loài vật luôn hiện hữu trong cuộc sống con người, bao gồm cả đời sống vật chất lẫn đời sống văn hóa tinh thần.

  • YẾN THANH  

    Đối với mỗi người Việt Nam, chuột là một “người hàng xóm” tự nhiên quen thuộc. Thật ra, trong lịch sử của loài người, có lẽ không loài động vật nào gắn bó tự nhiên với chúng ta hơn loài chuột.

  • NGỌC TRAI

    Văn học ta trong những năm gần đây đang có dấu hiệu chuyển hướng và đổi mới một cách đa dạng, phong phú.

  • DƯƠNG BÍCH HÀ  

    Văn hóa dân gian, trong đó có âm nhạc, là một bộ phận nghệ thuật quan trọng trong nền văn hóa đa dân tộc của Việt Nam. Nó phản ánh sâu sắc những tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của con người. Nó gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của nhân dân và phục vụ nhân dân. Song song với cuộc sống của con người, nó đã tồn tại qua mấy nghìn năm lịch sử đến nay.