SHO - Hòa vào không khí tết Nhâm Thìn rộn ràng, thịnh vượng đang bừng tới, ấn bản Tạp chí Sông Hương số tết Nhâm Thìn đã đăng tải những bài viết xoay quanh những chủ đề nóng hổi và hấp dẫn của năm mới mang biểu tượng con Rồng. Với trang bìa độc đáo, sáng tạo của hình tượng Rồng trong tranh vẽ rồng ở chùa Diệu Đế nổi tiếng, được đánh giá là một trong những ấn phẩm đẹp, mới lạ tại Hội báo Xuân 2012 vừa rồi. Sông Hương trân trọng gửi đến quý độc giả những bài viết, tác phẩm tràn đầy âm hưởng xuân.
Chuyên mục mới NĂM THÌN - CHUYỆN RỒNG tập hợp những bài viết, tác phẩm thú vị về chủ đề này. Bài viết “Chuyện rồng năm Nhâm Thìn” của Đặng Tiến, “Lành thay một chữ Thìn” của Lê Quang Thái và “Rong ruỗi chuyện rồng” của Vũ Trường An hướng về một cái nhìn toàn cảnh về những chủ đề văn hóa mang dấu ấn của Rồng. Đây là những cộng tác viên thân thuộc của Sông Hương, với lối viết hấp dẫn và trí tuệ, nêu bật những vấn đề hay, góc cạnh của một con giáp chứa đựng nhiều tài lộc, hưng vượng này. Tác phẩm truyện ngắn nước ngoài “Rồng đá” của nữ tác giả Ellena Ashley (Úc) do Lê Vũ Trường Giang dịch cũng là một góp mặt về chủ đề Rồng dưới góc nhìn văn hóa Phương Tây.
Phần VĂN lại là tập hợp những tác phẩm văn xuôi nói về mùa xuân đất nước qua sự sáng tạo đầy chất nhân văn, ý vị trong những truyện ngắn, kịch bản, bút kí với nhiều chi tiết lôi cuốn. Bài viết “Ngẫm nghĩ mùa xuân” của Trịnh Bửu Hoài mở đầu cho màu áo mới của đất trời vào xuân. Ấn tượng nhất là kịch bản phim “Cội nguồn thiêng” của nữ nhà văn thành danh Đoàn Lê sâu sắc và cảm động, thực sự cuốn hút người đọc vào cõi mênh mang tình người. Truyện ngắn “Người làng rắn” của Đỗ Hàn cũng là sự nối tiếp góp mặt vào dòng chảy của một tứ truyện li kì. Đặc biệt Sông Hương số tết còn tập trung vào những tùy bút, kí vừa mang sắc thái xuân, vừa mang hơi hướng lịch sử và sự phát triển. Tùy bút “Khởi thủy là mùa xuân” của Nhụy Nguyên, “Mùa xuân tuổi ngọc” của Đông Hương và “Thương nhớ hoàng mai” của Trần Hữu Lục là những tùy bút chọn lọc của Sông Hương về chủ đề mùa xuân sống động và dạt dào những giai điệu cảm xúc. Bên cạnh đó, hai bút kí “Đồi núi đã xanh tươi” của hai tác giả quen thuộc Hữu Thu & Bảo Hân, bút kí lịch sử “Về đất khởi nghiệp nhà Trần” của Dương Phước Thu cũng là những bài viết công phu và giàu nguồn tư liệu. Tác giả Lê Văn Lân vốn là một cây bút nhận định, đề xuất phát triển quen thuộc trên Sông Hương lại đến với bài viết “Huế hướng tới đô thị sinh thái” trong mục Thừa Thiên Huế trên tiến trình xây dựng thành phố trực thuộc Trung Ương.
Phần THƠ có sự góp mặt của hơn 30 tác giả đến từ khắp mọi miền đất nước. Mang đến không khí xuân vui tươi, rộn ràng cộng hưởng với những suy tư, cảm xúc đầy thi vị của các tác giả: Nguyễn Tất Hanh – Phạm Nguyên Tường - Hồng Nhu - Vĩnh Nguyên - NguyỄn Ngọc Phú - Châu Thu Hà - Hoàng Ngọc Quý – Nguyễn Đạt - Lê Tấn Quỳnh - Đoàn Mạnh Phương - Bạch Diệp - Mai Nam Thắng - Kiều Trung Phương – Từ Nguyễn - Hoàng Lộc Trần Thị Huyền Trang - Lê Huy Quang - Lê Anh Dũng - Phạm Tấn Hầu - Vương Kiều - Ngô Minh - Bùi Phan Thảo - Lê Vĩnh Thái Bảo Cường – Nhất Lâm – Nguyễn Quỳnh Thi - Hồ Đắc Thiếu Anh - Nguyễn Tuất - Phan Trung Thành - Mai Văn Phấn - Hoàng Xuân Thảo - Đông Triều - Hoàng Xuân Thảo - Đông Triều - Ngô Cang - Phan Lệ Dung – Nguyễn Thiền Nghi – Đỗ Văn Khoái - Ngô Công Tấn – Triệu Nguyên Phong - Fan Tuấn Anh
Chuyên mục NHẠC có sự góp mặt của các nhạc sĩ như Nguyễn Văn Vũ với ca khúc “Cho em trọn ngày thơ”; ca khúc “Hoa trái mùa xuân” - Nhạc: Mai Xuân Hòa, Thơ: Nguyễn Tất Thịnh. Đặc biệt, những giai điệu nhẹ nhàng, hoài vọng trong tác phẩm “Xuân về nhớ mãi quê hương” của nhạc sĩ Lê Mộng Nguyên ở phương trời xa tít quê hương đã làm rung động những tâm hồn nhớ quê trong ngày tết.
Chuyên mục TRANG THIẾU NHI lại đến với bạn đọc với một tản văn đặc biệt của nữ tác giả nhỏ tuổi Nguyễn Trương Khánh Thi qua tác phẩm “Hãy, đừng, nhớ…” hồn nhiên mà sâu sắc, triết lí đến ngỡ ngàng. Đây là một hậu duệ đầy tiềm năng của cố nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng mà chúng ta hy vọng ở một tương lai gần.
Phần TÁC GIẢ - TÁC PHẨM & DƯ LUẬN, Sông Hương tiếp tục giới thiệu tới quý bạn đọc bài viết “Tập văn ngày mai - nhóm ngày mai trong phong trào hoà bình tại Huế (1954)” của tác giả Chu Sơn. Đây cũng là phần kết thúc của bài viết đã đăng tải ở số Xuân.
Các chuyên mục HUẾ - DÒNG CHẢY VĂN HOÁ với bài nghiên cứu “Ca Huế xưa và nay” của Dương Bích Hà với nhiều thông tin khoa học khá thú vị về ca Huế.
Phần Phụ Bản là bài viết “Mỹ Thuật Huế năm 2011” của họa sĩ Đặng Mậu Tựu.
Phần minh họa có sự góp mặt của Đặng Mậu Tựu, Nhím và Thái Ngọc Thảo Nguyên.
Cuối cùng, Sông Hương số tết Nhâm Thìn cũng công bố “Giải thưởng cuộc thi thơ lục bát (2010-2011)” do Tạp chí Sông Hương phối hợp với Tạp chí Văn Nghệ Quân đội tổ chức đã trao giải vào ngày 11/1 vừa rồi.
Nhân dịp xuân về, Tạp Chí Sông Hương xin trân trọng gửi đến quý độc giả ấn phẩm đặc biệt của tạp chí. Xin cám ơn sự cộng tác và quan tâm của quý cộng tác viên và bạn đọc dành cho Sông Hương trong năm qua.
Kính chúc quý cộng tác viên, bạn đọc Sông Hương một năm mới an khang thịnh vượng, dồi dào sức khỏe, thành công may mắn trong năm con Rồng cất cánh.
SÔNG HƯƠNG
Chiều ngày 06/12, Bảo tàng Lịch sử tỉnh đã tổ chức buổi lễ trao tặng và tiếp nhận tư liệu, hiện vật, khen thưởng một số cá nhân có thành tích trong việc trao tặng hiện vật.
Sáng ngày 08/12, tại Thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh đã tổ chức Hội thảo khoa học “ Đề cương không gian trưng bày tác phẩm mỹ thuật thuộc Bảo tàng Mỹ thuật Huế”.
Chiều ngày 5/12, tại không gian Trung tâm trưng bày giới thiệu sản phẩm mỹ thuật, làng nghề truyền thống, ẩm thực Huế (số 15 Lê Lợi, TP.Huế), Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế và Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm “Tác phẩm mỹ thuật - Sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Huế”. Triển lãm nhân dịp kỷ niệm 5 năm thành lập bảo tàng Mỹ thuật Huế (2018- 2023).
Chiều ngày 01/12/2023, Ban Sơ khảo Cuộc thi “Thơ Huế 2023” vừa có buổi họp đánh giá và tuyển chọn các tác phẩm thơ dự thi.
Tối ngày 29/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (HKHKT), Đại học Huế, Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Khoa học & Công nghệ, Tỉnh đoàn và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức lễ tổng kết và trao giải hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIII, năm 2023.
Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Festival Huế 2024 gắn với định hướng Festival Bốn mùa với chủ đề: “Di sản Văn hóa với hội nhập và phát triển”.
Ngày 27/11, Đại học Huế phối hợp cùng với Liên đoàn kinh tế Nhật Bản và Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tổ chức lễ trao học bổng cho sinh viên.
Chiều ngày 27/11, Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh đã tổ chức họp báo kỳ họp thường lệ lần thứ 7, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế Khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Chiều 24/11, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh đã tổ chức bế mạc Trại sáng tác về đề tài phòng chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh năm 2023.
Chiều này 22/11, tại Vườn Thiệu Phương - Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Viện Nguồn lực văn hóa Hàn Quốc và Hội Mỹ thuật Hàn Quốc tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật giao lưu tranh Việt Nam - Hàn Quốc với chủ đề "Song hành".
Chiều ngày 22/11, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường - Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Trung tâm Gugak Quốc gia Hàn Quốc đã tổ chức ký kết ghi nhớ hợp tác và Giao lưu biễu diễn âm nhạc cung đình giữa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.
Chiều ngày 21/11, tại Trường Lang Tử Cấm Thành - Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hơp với tổ chức Nhịp cầu Nhiếp ảnh châu Á tổ chức khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề “Huế trong tim tôi”.
Chiều 21-11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Tuần lễ Âm nhạc Quốc tế Huế 2023 và chương trình Huế by Light - The Live Show.
Sáng ngày 21/11, Bảo tàng đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề “Ngọc xuất danh sơn”. Triển lãm chào mừng Ngày di sản văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm thành lập Bảo tàng đồ sứ ký kiểu thờ Nguyễn (2013-2023).
Sáng ngày 20/11, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức (GEKE e.V) tổ chức triển lãm “Khám phá Quần thể Điện Phụng Tiên”.
Chiều tối ngày 16/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chủ trì cuộc họp trực tuyến với tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ. Tham dự buổi họp có lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương. Về phía tỉnh có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tư lệnh Quân khu 4.
Sáng 16/11, đồng chí Lê Trường Lưu - UV Trung Ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại tá Nguyễn Thanh Tuấn – UVBTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng nhiều đồng chí Lãnh đạo tỉnh, sở, ban, ngành đã đi kiểm tra công tác phòng chống mưa lụt ở các địa bàn thấp trũng.
Từ ngày 13 - 15/11, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế xảy ra mưa to và rất to đã khiến các tuyến đường bị sạt lở, ngập nặng ảnh hường đến tính mạng và cuộc sống của người dân.