Sau bão...

14:40 11/12/2020

Đoàn Ngọc Thu nói rằng chị thích thơ của mình ngày xưa hơn. Những xúc cảm ấy vẫn như còn váng vất trong những vần thơ trong tập “Sau bão” (NXB Hội Nhà văn, 2020).

Dư vị của “Sông trăng”, “Cỏ”, “Tái giá”, những bài làm nên tên tuổi của Đoàn Ngọc Thu thập niên 2000 và xa hơn những năm 90 của thế kỷ trước giờ phảng phất trong những “Viết cho ngày sinh”, “Qua nhà thờ”. Như những xác tín để nhận ra một người đàn bà tin người, từng yêu cuồng si, mê dại, một người mẹ yêu con vô cùng.

Vẫn là những câu thơ se lòng: “Chung chao mắt lá/Nấp neo trên cành/Như tình hai đứa/Mải chơi trốn tìm/Phải anh xưa đó/Áo mỏng phong tình/Để ai ngơ ngác/Nguyện ước ba sinh...” (Trong bài “Qua nhà thờ”). Hay: “Thời gian nhật thực em/Nỗi buồn nguyệt thực em/Ngồi với ly rượu nhạt/Một mình cạn ngày, đêm” (Trong bài “Viết cho ngày sinh”).

Nhưng nếu chỉ có vậy thì vẫn là sự lặp lại. May thay trong “Sau bão” còn có những bài thơ viết cho con - Bài “Điều ước mùa nguyện”, bài “Này kẻ cướp”. “Này kẻ cướp” có lẽ là bài thơ hay nhất của cả tập thơ, hay từ nhan đề, giọng điệu đến ý tứ, câu chuyện. Bài thơ Đoàn Ngọc Thu viết cho con dâu, người sắp “nẫng” cậu con trai đầu lòng quý giá của mình vào thế giới hôn nhân. Những câu thơ nhắn nhủ vừa dịu dàng vừa đáo để: “Kẻ cướp có đôi mắt lá răm/Nụ cười hồng nắng/Kẻ cướp với làn da trắng/Mái tóc đen dài/Một ngày ngang qua ngôi nhà của mẹ/Và đem theo đi/Gia tài của nả…”. Rồi “Này, kẻ cướp/Chớ để nhòa ướt/Mắt lá răm/Đừng cho mây buồn che/Nụ cười hồng nắng/Bởi tài sản của mẹ mà con chiếm đoạt/Mẹ sẽ không nhận lại đâu/Nhất định thế/Con đã lỡ cướp trong tay của mẹ/Giờ nó là của con/Cả vui buồn giận thương…”. Đoàn Ngọc Thu nói rằng với những điều trông thấy, một cô con dâu xinh đẹp, sắc sảo và cậu con trai hiền lành, chị có dự cảm rằng các con sẽ khó có được hạnh phúc bền lâu. Trái tim người mẹ mách bảo chị phải viết một điều gì đó. Cô con dâu “Kẻ cướp” nào đọc những lời nhắn nhủ của chị mà nỡ lòng không nâng niu cái “gia tài của nả” của nữ nhà thơ - bà mẹ với ngần ấy yêu thương và đắng đau kia.

Bài “Điều ước mùa nguyện” viết cho sinh nhật con trai đầu lòng, cũng giống như tự sự về một đoạn đời hạnh phúc và cũng đầy nhọc nhằn của Đoàn Ngọc Thu: “Chắt chiu từ tình yêu tinh khôi/Từ những nhọc nhằn của mẹ/Từ những đắng đau…Con đã ở cạnh bên/Cùng mẹ ấm lạnh/Cùng mẹ đói no…”. Những câu thơ giản dị tưởng ai cũng viết ra được: “Con mãi là ánh sáng tuyệt nhất trong bầu trời đầy sao sáng kia/Không chỉ lấp lánh trong tim của mẹ/Mà tỏa sáng hòa trong không gian rộng lớn/Và sự trưởng thành của con/Sưởi ấm cuộc đời mẹ…”, nhưng đủ sức xiêu lòng những ai từng làm mẹ, từng vấp ngã rồi đứng lên bước tiếp với những ấm lạnh cuộc đời.

Thơ viết về nỗi niềm cá nhân, mà vẫn chạm được vào rung động rất đàn bà, rất con người. Nói “Sau bão”, sau những khoảnh khắc có vẻ bình yên của Đoàn Ngọc Thu vẫn là “bão” cũng không hẳn là võ đoán, với trái tim nhiều khắc khoải ấy...

Theo Quy Lăng - Thời Nay/ND

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Giải thưởng văn học Sông Mekong lần thứ 11 sẽ diễn ra tại thủ đô Phnompenh, Campuchia vào cuối năm 2020. Hai tác giả Việt Nam đoạt Giải thưởng năm nay là tác giả Trần Nhuận Minh với tác phẩm sách thơ Qua sóng Trường Giang và tác giả Trần Ngọc Phú với tác phẩm Từ Biên giới Tây Nam đến đất Chùa Tháp.

  • Trong dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (4-10-1920 - 4-10-2020), NXB Hội Nhà văn cho ra mắt bạn đọc tập sách dày dặn, công phu và nghĩa tình Tố Hữu - Một đường thơ, một đường đời.

  • Nhà thơ Vũ Quần Phương cho rằng, người cuối cùng của phong trào Thơ mới vừa từ giã bạn đọc ở tuổi 100 – thi sĩ Nguyễn Xuân Sanh - là người “không để thơ… ngủ quên trên thành công của dòng lãng mạn trước đó”.

  • Ra đời cách đây 25 năm, bộ truyện “Kính Vạn Hoa” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có ý nghĩa đặc biệt, khơi luồng gió mới cho văn học thiếu nhi Việt Nam thời kỳ đổi mới, mang đến món ăn tinh thần lý thú bổ ích. Tuy nhiên, quá trình thực hiện bộ sách cũng thử thách những người chọn lựa bước trên con đường dài sáng tạo không ngừng nghỉ.

  • Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh sinh năm 1920 tại Ðà Lạt, nguyên quán Quảng Bình, lúc nhỏ theo học ở Trường Quốc học Quy Nhơn (cũ), sau đó chuyển ra Hà Nội.

  • Sáng 22/11/2020, Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã thông báo chia sẻ tin buồn cho các nhà thơ và những người yêu thơ đó là nhà thơ tiền bối nổi tiếng Nguyễn Xuân Sanh vừa qua đời.

  • NXB Văn học giới thiệu “Nghề vương bụi phấn”, tác phẩm thứ ba của tác giả Nguyễn Huy Du, gồm những câu chuyện về tình thầy trò với văn phong mộc mạc, giản dị nhưng lôi cuốn, nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.

  • Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh sinh ngày 16 tháng 11 năm 1920, quê gốc thuộc huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ông cũng là một trong những hội viên tiền phong tham gia xây dựng Hội Nhà văn Việt Nam. Năm nay ông tròn 100 tuổi. Hội Nhà văn Việt Nam vừa tổ chức chúc thọ nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh tại trụ sở số 9, Nguyễn Đình Chiểu hôm 9/11/2020 với sự tham gia của lãnh đạo Hội, các nhà văn nhà thơ và đại diện gia đình của ông.

  • “Nẻo vào văn xuôi đương đại Việt Nam” là tập tiểu luận - phê bình của TS Bùi Như Hải, do NXB Văn học ấn hành tháng 9-2020.

  • Sáng 5-11, Viện Văn học Việt Nam đã tổ chức toạ đàm nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh PGS – nhà nghiên cứu văn học Vũ Đức Phúc. Đây là một dịp để các thế hệ Viện Văn học ngồi lại cùng ôn cố và “soi chiếu cho tương lai” – như lời PGS,TS Nguyễn Đăng Điệp, Viện trưởng Viện Văn học nhận định.

  • Bằng sự lao động miệt mài và nghiêm túc, nhà văn Lê Văn Nghĩa thường gửi đến độc giả những đầu sách độc đáo, nhiều cuốn trong số đó có giá trị như một “bảo tàng ký ức” của không chỉ riêng tác giả.

  • Thạch Lam (1910 - 1942) là đại biểu xuất sắc của văn xuôi lãng mạn Việt Nam thời kì 1930 - 1945. Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời (Nguyễn Tuân).

  • Sáng ngày 20/10/2020, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức kỉ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (4/10/1920 – 4/10/2020).

  • Đã có nhiều nhà văn viết về Hà Nội - Thủ đô yêu dấu - như Thạch Lam, Vũ Bằng, Tô Hoài, Nguyễn Khải… Nhưng tập truyện ký “Hà Nội và tôi” (NXB Hội Nhà văn) gần 300 trang với hơn 20 tác phẩm của nhà văn Vũ Ngọc Tiến, một người Hà Nội gốc, đã cho ta biết thêm một phần chân dung về những con người của đất Tràng An thanh lịch.

  • Tháng 10, nhân kỷ niệm 66 năm ngày Giải phóng Thủ đô, Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc một tác phẩm mới của nhà văn Nguyễn Trương Quý, cây viết vốn quen thuộc với những tản văn về các góc nhỏ của Hà Nội: “”Hà Nội bảo thế là thường”.

  • Rất lâu rồi, không có luận văn, luận án nào về thơ Tố Hữu. Cũng lâu lắm rồi, sau Hà Minh Đức, Trần Đình Sử… rất ít người viết về thơ ông. Tôi cũng chưa bao giờ viết về thơ Tố Hữu khi ông còn sống. Nhưng với chúng tôi, thơ Tố Hữu là nguồn suối tươi mát, mạch ngầm sống động trong đời sống tinh thần. "Chúng tôi" ở đây là thế hệ những người ở lứa tuổi 70. Trong quãng thời gian 70 năm của một đời người thì ít nhất có 30 năm (1954 - 1975) chúng tôi đã được sống với thơ Tố Hữu.

  • Bằng kiến thức của một chuyên gia đầu ngành và sự trân trọng quá khứ một đi không trở lại, ông đã chỉ ra giá trị của cuốn sách và ý nghĩa của việc làm sống lại những kí ức Hà Nội rất đặc biệt thông qua cuốn sách này...

  • Có một bộ phim tôi không thực nhớ nội dung, một bộ phim của Woody Allen mang tên "Đóa hồng tím ở Cairo", câu chuyện mang máng mà tôi còn nhớ, đó là một người phụ nữ thất bại trong tất cả mọi khía cạnh cuộc đời, rồi cô vào một rạp chiếu bóng, xem một bộ phim, và trong giây phút ấy, cô quên béng mất cuộc đời mình, cô òa khóc, không phải vì mình, mà vì những nhân vật trong phim.

  • Năm 1941, với việc xuất bản Dế mèn phiêu lưu ký ở tuổi 20 (bản in đầu tiên có nhan đề Con dế mèn), Tô Hoài có được hai vinh dự lớn trong nghề cầm bút: Trở thành người mở đầu thể loại truyện đồng thoại; Tác phẩm mở đầu lại là đỉnh cao của thể loại, đồng thời là một trong những áng văn học thiếu nhi nổi tiếng thế giới nhất của Việt Nam.

  • 1. Quan sát tiểu thuyết Việt Nam đương đại, chúng ta sẽ nhận thấy có một số triều đại, nhân vật được các nhà văn tập trung khai khác với mật độ khá dày như nhà Trần với Trần Khánh Dư, Trần Hưng Đạo (xuất hiện trong Sương mù tháng giêng của Uông Triều, Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh, Chim ưng và chàng đan sọt của Bùi Việt Sĩ, Đức Thánh Trần của Trần Thanh Cảnh…), nhà Lê với Nguyễn Trãi (xuất hiện trong Hội thề của Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Trãi của Bùi Anh Tấn…), nhà Tây Sơn với Nguyễn Huệ (xuất hiện trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh…).