Sách vén màn văn minh Ả Rập qua câu chuyện nàng Sheherazade

15:06 12/08/2015

Nhà báo Phan Quang nghiên cứu, phân tích truyện dân gian để mang tới bức tranh văn hóa xứ Trung Đông trong cuốn "Nghìn lẻ một đêm và văn minh A Rập".

Hơn một nghìn năm qua, tác phẩm văn học dân gian Nghìn lẻ một đêm có sức lan tỏa mạnh mẽ, phát triển và ảnh hưởng sâu rộng tới nghệ thuật của nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, tác phẩm đã xuất hiện trên mặt báo cách nay hơn 100 năm. Bản dịch Nghìn lẻ một đêm của nhà báo Phan Quang chuyển ngữ từ tiếng Pháp được xuất bản năm 1981, tới nay đã tái bản trên 30 lần. Những câu chuyện do nàng Sheherazade kể hầu bạo chúa Shariar trong tác phẩm đã trở thành di sản tuyệt vời của nhân loại.

Là người nghiên cứu kỹ tác phẩm văn học dân gian của xứ Trung Đông, nhà báo Phan Quang mới đây cho ra đời cuốn sách Nghìn lẻ một đêm và văn minh A Rập. Mỗi một mục trong cuốn sách là sự khám phá một khía cạnh khác nhau về A Rập như: "A Rập và người A Rập, họ là ai?", "Phác họa chân dung nhà sáng lập đạo Hồi", "Một hiện thực khác của đạo Hồi", "Khoa học thời Nghìn lẻ một đêm", "Sự khác biệt giữa người Pháp và người Thổ Nhĩ Kỳ"...

Trong sách, tác giả đưa ra giải đáp cho nhiều thắc mắc về Nghìn lẻ một đêm như: Nguồn gốc thật sự của tác phẩm? Có bao nhiều chuyện kể trong toàn bộ truyện? Tác phẩm có phải là sáng tạo của một phụ nữ?... Phan Quang cũng lý giải sức hút của Nghìn lẻ một đêm, những giá trị vượt thời gian, địa lý để trở thành tác phẩm mang tính toàn cầu.

Theo nhà nghiên cứu, Nghìn lẻ một đêm phản ánh một hiện thực Hồi giáo khác biệt so với hình ảnh về đạo Hồi phổ biến trong suy nghĩ của nhiều người. Có xuất xứ dân gian từ nhiều nguồn: Ấn Độ, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, A Rập... bộ truyện cổ mang tinh thần nhân văn sâu sắc. Đó là tiếng hát tôn vinh lao động, tinh thần kiên cường, quật khởi của con người, là lời ca ngợi quyền tự do yêu đương, mưu cầu hạnh phúc của con người. Hơn cả, bộ truyện dân gian còn là thiên sử thi về lòng dũng cảm, trí thông minh và sự phản kháng của người dân với bất công xã hội.

Mở rộng biên độ nghiên cứu, tác giả Phan Quang đặt bộ truyện cổ trong đối chiếu với Nghìn lẻ một ngày của Ba Tư - tác phẩm được đánh giá là công trình hoàn hảo nhất của nghệ thuật kể chuyện phong cách thế kỷ 18. 

Tác giả Phan Quang nói lý do thực hiện cuốn sách xuất phát từ niềm say mê Nghìn lẻ một đêm của ông: "Khi bắt tay dịch tác phẩm từ tiếng Pháp sang tiếng Việt vào những năm 1970 của thế kỷ trước, tôi đọc tất cả những gì gặp được có liên quan tới bộ truyện cổ. Tôi kiên trì ghi chép một số điểm tâm đắc kèm theo cảm nhận của mình". Các ghi chép được ông dày công tìm hiểu, phát triển sâu hơn và sắp xếp, bố cục thành Nghìn lẻ một đêm và văn minh A Rập.

Theo Lam Thu - Vnexpress

 


 


 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU - PHẠM PHÚ PHONG

    Ở miền Nam trước năm 1975, những ai học đến bậc tú tài đều đã từng đọc, và cả học hoặc thậm chí là nghiền ngẫm Việt Nam văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ - một trong những bộ sách giáo khoa tương đối hoàn chỉnh xuất bản ở các đô thị miền Nam, cho đến nay vẫn còn giá trị học thuật, nhất là trong thời điểm mà ngành giáo dục nước ta đang cố gắng đổi mới, trong đó có việc thay đổi sách giáo khoa.

  • KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY MẤT NHÀ THƠ NGUYỄN BÍNH (1966 - 2016)

    MAI VĂN HOAN

  • LÊ HỒ QUANG

    Nếu phải khái quát ngắn gọn về thơ của Nguyễn Đức Tùng, tôi sẽ mượn chính thơ ông để diễn tả - đấy là “nơi câu chuyện bắt đầu bằng ngôn ngữ khác”.

  • NGÔ MINH

    Ở nước ta sách phê bình nữ quyền đang là loại sách hiếm. Câu chuyện phê bình nữ quyền bắt đầu từ tư tưởng và hoạt động các nhà phê bình nữ quyền Pháp thế kỷ XX.

  • PHẠM XUÂN DŨNG

    (Nhân đọc cuốn sách Trước nhà có cây hoàng mai - Tập tùy bút và phóng sự về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa của Minh Tự, Nxb. Trẻ, TP HCM 2016)

  • TÔ NHUẬN VỸ

    Tại Hội thảo văn học hè hàng năm của Trung tâm William Joner - WJC, nay là Viện William Joiner Institute - WJI, thuộc Đại học Massachusetts - Hoa Kỳ, nhà thơ Võ Quê đã được chính thức mời giới thiệu nghệ thuật ca Huế.

  • Năm 1992, trong một cuộc gặp gỡ trí thức văn nghệ sĩ ở Vinh, nhà văn Ngô Thảo nói với tôi “cụ Phan Ngọc là nhà văn hoá lớn hiện nay”, lúc này ông không còn trẻ những cũng chưa già.

  • LÊ THÀNH NGHỊ

    Đầu năm 2002, nghĩa là sau Đổi mới khoảng mươi lăm năm, trên Tạp chí Sông Hương, có một nhà thơ nổi tiếng thế hệ các nhà thơ chống Mỹ đặt câu hỏi: Liệu Nguyễn Khoa Điềm có giai đoạn bùng nổ thứ ba của thơ mình hay không? Chắc chắn sẽ rất khó. Nhưng người đọc vẫn hy vọng*.

  • NGỌC BÁI

    (Đọc tiểu thuyết “À BIENTÔT…” của Hiệu Constant)

  • HOÀNG DIỆP LẠC

    Người ta biết đến Nguyễn Duy Tờ qua tập sách “Xứ Huế với văn nhân” xuất bản năm 2003, với bút danh Nguyễn Duy Từ, anh lặng lẽ viết với tư cách của một người làm ngành xuất bản.

  • PHẠM XUÂN NGUYÊN

    Cô Kiều của Nguyễn Du từ khi xuất hiện trong văn chương Việt Nam đã nhận bao tiếng khen lời chê, khen hết lời và chê hết mực, nhưng cô vẫn sống trong niềm yêu mến của bao lớp người Việt, từ bậc thức giả đến kẻ bình dân, xưa đã vậy mà nay cũng vậy.

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH

    Bước chân vào con đường nghiên cứu văn học và hòa mình vào trào lưu lý thuyết đang trở nên thời thượng, chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism), nhưng Phan Tuấn Anh không biến nó thành cái “mác” để thời thượng hóa bản thân.

  • PHAN ĐĂNG NHẬT

    1. Sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp Phan Đăng Lưu
    Phan Đăng Lưu sinh ngày 5/5/1902, tại xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An; con cụ Phan Đăng Dư và cụ bà Trần Thị Liễu.

  • KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY MẤT CỦA NHÀ THƠ BÍCH KHÊ (1946 - 2016)    

    PHẠM PHÚ PHONG

  • HỒ THẾ HÀ

    Nguyên Quân song hành làm thơ và viết truyện ngắn. Ở thể loại nào, Nguyên Quân cũng tỏ ra sở trường và tâm huyết, nhưng thơ được mọi người yêu quý và ngưỡng mộ hơn.

  • LA MAI THI GIA

    Những ngày cuối năm, Sài Gòn bỗng dưng cũng khác, sáng sớm khi băng qua cầu Thủ Thiêm vốn đã quá quen, tôi khẽ rùng mình khi làn gió lành lạnh từ dưới sông Sài Gòn thổi lên, hơi sương nhè nhẹ tỏa ra bao bọc cả mặt sông mờ ảo, bất chợt thấy lòng ngẩn ngơ rồi lẩm bẩm một mình “Sài Gòn hôm nay khác quá!”

  • PHAN HỨA THỤY

    Thời gian gần đây ở Huế, việc tìm kiếm lăng mộ vua Quang Trung đã trở thành một vấn đề sôi động.

  • LÃ NGUYÊN

    Số phận văn chương của Nguyễn Minh Châu gắn liền với những bước đi cơ bản của nền văn học Việt Nam ở nhiều thời điểm lịch sử cụ thể.

  • Chúng ta đã được biết đến, và đây là phương diện chủ yếu, về một Nguyễn Bính thi sĩ, và không nhiều về một Nguyễn Bính nhà báo gắn với tờ tuần báo tư nhân Trăm hoa (1955-1957)1.

  • ĐẶNG TIẾN    

    Đầu đề này mượn nguyên một câu thơ Nguyễn Đình Thi, thích nghi cho một bài báo Xuân lấy hạnh phúc làm đối tượng.