Tiểu thuyết "Sống mòn" và tập truyện ngắn "Đôi mắt" được xuất bản trở lại nhân kỷ niệm 100 năm sinh của nhà văn (1915 - 2015).
Nam Cao (1915 - 1951) là một cây bút hiện thực, một nhà báo kháng chiến nổi bật của văn chương Việt thế kỷ 20. Bên cạnh những tác phẩm viết về người nông dân nghèo (Lão Hạc, Chí Phèo...), Nam Cao có những tiểu thuyết xoay quanh đề tài người trí thức. Kỷ niệm 100 năm sinh của tác giả, nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt hai ấn bản tiểu thuyết Sống mòn và tập truyện ngắn Đôi mắt.
Được xem là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn, Sống mòn đề cập đến người trí thức trong thời đại cũ. Tác phẩm đưa ra hình tượng văn nghệ sĩ nhiều khát khao, giàu lý tưởng nhưng cuộc sống mòn dần bởi mối lo cơm áo. Nhân vật "giáo Thứ" là điển hình cho bi kịch của trí thức cách đây hơn nửa thế kỷ. Kiếp sống mòn của ông thể hiện sự day dứt của những con người không chấp nhận một cuộc đời vô nghĩa, "giấc mơ hẹp", mà luôn hướng tới cuộc sống "với đầy đủ giá trị của sự sống".
Sống mòn ban đầu có tên "Chết mòn", được tác giả viết xong năm 1944 nhưng tới năm 1956 mới được in, khi đó tác giả đã qua đời. Ấn bản Sống mòn lần này in theo bản năm 1977 của Nhà xuất bản Văn học.
![]() |
Bìa sách "Đôi mắt'. |
Tập Đôi mắt tuyển chọn những truyện ngắn, bút ký đặc sắc của Nam Cao sau cách mạng tháng Tám như Đôi mắt, Ở rừng, Trên những con đường Việt Bắc, Từ ngược về xuôi... Các tác phẩm này phản ánh đời sống hiện thực và nói lên nhân sinh quan của tác giả về đời sống, nghệ thuật, quan điểm sáng tác. Trong đó, Đôi mắt là truyện ngắn để lại nhiều dấu ấn của Nam Cao. Tác giả xây dựng hai nhân vật chính Hoàng và Độ với hai cách nhìn nhận về người nông dân, cuộc kháng chiến trái ngược nhau. Qua đó, Nam Cao khái quát vấn đề mang tính thời đại của văn nghệ sĩ - cách nhìn cuộc sống và sống hòa mình vào thời cuộc.
Theo Y Nguyên - vnexpress
HOÀNG KIM NGỌC
Hồ Anh Thái thuộc số các nhà văn mà người đọc có thể “ngửi văn” đoán ra ngay tác giả. Bởi anh đã tạo cho mình được một giọng điệu không lẫn vào đâu được (dù nội dung kể ở mỗi cuốn sách là khác nhau).
NGUYỄN KHẮC PHÊ
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Nhân Tuyển tập Nguyễn Khắc Thứ vừa được xuất bản)
PHONG LÊ
Tính chiến đấu và chất thép - đó là nét quán xuyến trong cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, và cố nhiên bao trùm cả hoạt động viết của Người.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Nếu tôi không nhầm thì phần lớn bạn đọc chưa hề biết tên bà Cao Ngọc Anh; nói chi đến việc nên hay không nên dành cho bà một vị trí trong làng thơ Việt Nam.
VÕ QUÊ
Ngày hồng (Nxb. Thuận Hóa, 2023) như tên gọi tập thơ là cả một cuộc hành trình dài “kỷ niệm bốn mươi tám năm ngày thống nhất đất nước”, “kỷ niệm bốn mươi tám năm chuyến đò dọc hẹn ước của Duy Mong - Xuân Thảo”.
MAI VĂN HOAN
Nguyễn Đắc Xuân là nhà văn, nhà báo, nhà thơ, nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa Huế. Đời thơ tôi (Nxb. Hội Nhà văn, 2022) là tập thơ chính thức đầu tiên anh gửi tới bạn đọc.
HỒNG NHU
(Bài nói trong buổi tổng kết, trao giải cuộc thi thơ 1996 do Hội VHNT TT. Huế tổ chức. Nhà thơ Hồng Nhu, trưởng BCK trình bày)
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Thật khéo, nữ sĩ Trần Thùy Mai trở về Huế vui xuân và gặp gỡ các bạn văn quen biết trong tòa soạn Tạp chí Sông Hương thân thuộc đúng vào lúc bộ tiểu thuyết Công chúa Đồng Xuân ra mắt bạn đọc.
PHẠM XUÂN NGUYÊN
1. Trong đời văn của Nguyễn Huy Tưởng có một ngày có thể được coi là trọng đại. Đó là ngày 8 Juin 1942. Ngày ấy ông chép lại vở kịch cũ Vũ Như Tô.
VƯƠNG HỒNG HOAN
Trong văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Bính là một thi sĩ được nhiều người yêu thích và trân trọng. Cuộc đời và thơ ông luôn luôn được nhắc đến trong bạn đọc nước ta hết thế hệ này đến thế hệ khác.
LÊ XUÂN VIỆT
(Nhân đọc hồi ký "Âm vang thời chưa xa" của Xuân Hoàng. Nxb Văn học và Hội Văn nghệ Quảng Bình 1996)
LÊ THANH NGA
Châu Âu - một không gian văn hóa mà nền dân chủ phát triển trước nhất trong lịch sử nhân loại - ngay từ thời trung cổ đã là trung tâm của lễ hội Carnaval (tiếng Việt: lễ hội giả trang).
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc Chuyện cũ Tử Cấm Thành - Kịch bản tuồng lịch sử của Nguyễn Phước Hải Trung - Nxb. Văn học, 2022)
PHONG LÊ
Hơn 60 năm sáng tác và với tuổi đời ngoài 80, Tố Hữu là nhà thơ luôn luôn hiện diện trong sinh hoạt tinh thần của dân tộc Việt Nam thế kỷ XX.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
"Màu thời gian" là bài thơ nổi tiếng của Đoàn Phú Tứ; đến mức các tác giả "Thi nhân Việt Nam" đã từng nhận định: "không có bài nào khác tinh tế và kín đáo như thế".