Vài năm trở lại đây, thị trường sách thiếu nhi trong nước đã có những chuyển biến với nhiều tín hiệu khởi sắc, nhưng vẫn cần nhiều cú hích để thực sự ổn định.
Độc giả nhí luôn là đối tượng tiềm năng của thị trường sách thiếu nhi
Ngoại vẫn lấn nội
Dòng văn học cho thiếu nhi nổi bật những tác giả trẻ như: Văn Thành Lê, Dương Hằng, Nguyễn Thị Kim Hòa, Nguyễn Thị Thanh Bình, Trương Huỳnh Như Trân, Võ Thu Hương… Đặc biệt, sự xuất hiện của nhiều tập thơ được đầu tư về nội dung lẫn hình thức như: Con nít con nôi, Xin chào buổi sáng, Ra vườn nhặt nắng, Biển là trẻ con, Ngày xưa của con, Ấm êm ngộ nghĩnh… đã nhận được sự quan tâm và yêu thích của phụ huynh lẫn các em.
Bên cạnh đó, thời gian gần đây cũng ghi nhận sự nở rộ của dòng sách kỹ năng dành cho thiếu nhi được các NXB và đơn vị liên kết chăm chút thực hiện, bám sát với thực tiễn đời sống. Khi vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em diễn ra ở mức báo động, nhiều đơn vị đã kịp thời lên ý tưởng và thực hiện những cuốn cẩm nang về đề tài này, cùng với đó là những kỹ năng quan trọng và thiết thực khác trong cuộc sống.
Dù đã có nhiều nỗ lực và bước đầu tạo được mối quan tâm, nhưng thực tế sách thiếu nhi vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Theo số liệu cập nhật đến tháng 1-2017, lứa tuổi dưới 15 chiếm 25,2% dân số cả nước. Đây được xem là nguồn nhân lực “vàng” cho xã hội nói chung, đặc biệt là cho ngành xuất bản nói riêng. Tuy nhiên, hiện tại thị trường sách dành cho thiếu nhi chỉ chiếm tỷ trọng chưa tới 20% số tựa sách và tổng sản lượng toàn ngành. Trong đó, nguồn sách ngoại luôn lấn át sách nội.
Bà Vũ Thị Quỳnh Liên, Phó Giám đốc NXB Kim Đồng, nhìn nhận: “Đúng là hiện nay thị trường xuất bản có sự chênh lệch về số lượng sách nội và sách mua bản quyền nước ngoài. Thị trường xuất bản Việt Nam đang phát triển, số lượng các công ty xuất bản mới tăng lên, bên cạnh việc khai thác các tác phẩm trong nước thì việc tìm và mua bản quyền nước ngoài dường như nhanh và phong phú hơn. Nhiều mảng đề tài, thể loại nếu tổ chức trong nước thường rất lâu, hoặc số lượng người viết cũng không nhiều (như mảng truyện tranh comic hay sách khoa học, kỹ thuật, phi hư cấu) thì việc khai thác từ nước ngoài là sự bổ sung cần thiết”.
Đầu tư cho tương lai
Việc sách nội liên tục “thua” trên sân nhà, cho thấy sự không mặn mà trong việc khai thác đề tài thiếu nhi của những đơn vị làm sách và các tác giả. Nguyên nhân đôi khi không phải từ tác giả mà lại từ độc giả hay truyền thông. Ngày nay, độc giả có nhiều lựa chọn hơn, giữa sách và các loại hình nghe nhìn khác, giữa các tác giả nước ngoài vốn nổi tiếng toàn cầu với các tác giả, đặc biệt là tác giả trẻ - mới, trong nước. Ở khía cạnh truyền thông, chuyên mục văn hóa trên các báo giờ cũng dành nhiều dung lượng hơn cho các vấn đề showbiz..., thay vì các tác phẩm mới, các bài điểm sách. “Tất cả những yếu tố này có lẽ cũng có tác động không nhỏ đến tâm lý người viết. Song cũng phải đặt câu hỏi ngược lại, các tác giả phải làm gì để làm mới mình và cạnh tranh được với các loại hình nghe nhìn khác?”, bà Quỳnh Liên đặt vấn đề.
Theo TS Quách Thu Nguyệt - người đề xuất và trực tiếp chấp bút soạn dự thảo đề án “Giải thưởng sách thiếu nhi” - giải thưởng sẽ được áp dụng cho sách được xuất bản hợp pháp tại Việt Nam, viết bằng ngôn ngữ Việt và được các nhà xuất bản, công ty sách công bố lần đầu trong khung thời gian 2 năm, tính từ kỳ tổ chức xét và trao giải thưởng. Sách do nhà xuất bản, công ty sách lập danh mục đăng ký tham dự giải; hoặc bạn đọc cũng có thể đề cử cuốn sách mình yêu thích qua các kênh online và offline. Ngoài ra, đơn vị cũng sẽ có giải “Cống hiến” cho người làm sách hoặc cho tác giả, để họ được truyền động lực, thấy được sự trân trọng khi viết sách cho thiếu nhi bởi đó chính là đầu tư cho tương lai. |
Trước thực tế trên, sự xuất hiện của Giải thưởng Sách thiếu nhi, được xem là một cú hích cho giới xuất bản, nhất là các tác giả. Bởi hiện tại, ngoài Giải thưởng Sách quốc gia của Hội Xuất bản Việt Nam, cùng một số giải ở cấp tỉnh, thành do các tổ chức hội nghề nghiệp, các tổ chức dân sự tổ chức thì cho đến nay vẫn chưa có một giải thưởng độc lập dành riêng cho sách thiếu nhi.
Ngoài việc tổ chức các giải thưởng thì điều quan trọng nhất vẫn là sự nỗ lực của các đơn vị và tác giả. Theo chia sẻ của bà Vũ Thị Quỳnh Liên, hiện tại Kim Đồng đang tìm kiếm những hướng khai thác bản thảo khác so với trước đây. Đó có thể là những chương trình trại sáng tác ở quy mô nhỏ, trong khoảng thời gian ngắn, để các tác giả đưa ra những ý tưởng mới. “Bên cạnh đó, chúng tôi cũng luôn cố gắng đẩy mạnh hoạt động truyền thông và phát hành, vì sự đón nhận của độc giả là động lực lớn nhất dành cho các tác giả”, bà Quỳnh Liên nói thêm.
Theo Hồ Sơn - SGGP
Đô thị Việt Nam vốn yếu kém về quy hoạch, kiến trúc, chắp vá, lộn xộn, những tưởng những tượng đài sẽ góp phần cải thiện môi trường văn hoá, môi trường đô thị thì ngược lại những tượng đài to, xấu và lệch chuẩn càng góp phần làm cho bộ mặt đô thị trở nên tồi tệ hơn và chắc chắn nó để lại lâu dài nhiều hậu quả xấu về thẩm mỹ, xã hội cho con em, thế hệ trẻ.
Vừa qua, ngày 7/1/2013, tại TP. Huế đã diễn ra Hội thảo Quốc gia về “Dạy học Ngữ văn ở Trường phổ thông Việt Nam”. Sau đấy 3 ngày, 10/1/2013, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Hội Nhà văn Việt Nam đã ký kết văn bản hợp tác giữa hai cơ quan này về “Phát triển văn học trong nhà trường và nhà trường với văn học giai đoạn 2013-2020”.
Sự ra đời của Gangnam style đánh dấu thời điểm mà thị giác nghe nhìn của công chúng nói chung đã có những sự sa sút, mệt mỏi về mặt thẩm mỹ nghệ thuật.
Trong 10 năm gần đây, giáo dục Việt Nam có gì đổi mới? Đây là câu hỏi nhức nhối dành cho những nhà làm giáo dục, bao gồm cả những nhà giáo dục uyên thâm, đã từng đăng đàn đề nghị chấn hưng giáo dục.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cùng với những thắng lợi trên chiến trường miền Nam, miền Bắc không chỉ làm tốt nhịêm vụ hậu phương lớn của cả nước, mà còn đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của quân đội Mỹ.
PHẠM HỮU THU
Ngày 22/12/2010, nhân kỷ niệm 66 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông Lê Trường Lưu, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế đã trân trọng trao tấm bằng công nhận Di tích lịch sử cách mạng cho địa điểm Trường Thanh niên Tiền tuyến Huế - 1945 tại 118 đường Lê Duẩn, Huế. Người nhận là ông Đặng Văn Việt, cựu sinh viên của ngôi trường độc đáo này.
Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế sắp tiến hành Đại hội Hội Nhà báo lần thứ V, nhiệm kỳ 2012 - 2017. Đây là lúc toàn thể các hội viên nhà báo đang tác nghiệp ở Thừa Thiên Huế nhìn lại một chặng đường đã qua, để cùng xác định những việc cần làm trong thời gian đến.
Báo chí Thừa Thiên Huế: Nâng cao bản lĩnh chính trị, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới
Th.S. PHAN CÔNG TUYÊN
UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế
MINH KHUÊ - BẢO HÂN
Sáng ngày 5/9, đại diện các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn đã có dịp chia vui với Bệnh viện Trung ương Huế (BVTƯ Huế) và gia đình bệnh nhân Hứa Cẩm Tú, người mà sau 10 lần mổ đến nỗi “người chị Tú không còn máu của chị Tú nữa” xuất viện. Thêm một thành tựu y học đã được xác lập và trở thành một y văn của Việt Nam và thế giới về ghép thận.
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
"Nói đùa thì nói, nhưng có lẽ sẽ phải mở những loại trường đặc biệt, không hạn chế tuổi cho những người đến nay chưa học được gì ngoài việc "lãnh đạo", để cho bây giờ dù đã tứ tuần, họ vẫn có thể học được một nghề có ích. Phải tổ chức việc đó trên qui mô lớn trong phạm vi cả nước".
MINH KHUÊ
Thời gian gần đây đã xuất hiện tin đồn: Carlsberg đã bán Công ty Bia Huế cho đối tác Trung Quốc, hình tượng 5 ngôi sao trên vỏ lon bia Huda mới giống biểu tượng cờ Trung Quốc và do Trung Quốc sở hữu Bia Huế nên họ đã dùng chất chống say; có chất tiêu diệt tinh trùng, gây hại cho sức khỏe... Thông tin sai lệch này đã gây tâm lý bất an trong xã hội, ảnh hưởng đến sản xuất đến sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Bia Huế.
Tham luận phát biểu của một số tác giả quen biết trong tỉnh tiến tới "Hội nghị thơ miền Trung" do Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên tổ chức năm 1986.
NHÂN TÀI, TẢN MẠN NHÌN TỪ HUẾ
HỒ TRƯỜNG AN
ĐỖ KIM CUÔNG
1.
44 năm trước khi mới chỉ là chàng trai 17 tuổi, sốt rét quặt quẹo, nằm trong căn hầm dã chiến thuộc trạm xá tiền phương sư đoàn 324, đặt dưới chân điểm cao 360, bên sông Bồ chịu trận với hàng trăm quả pháo và từng đợt máy bay B57 của không quân Mỹ phá nát rừng Hương Trà, chưa bao giờ trong tôi nẩy ra ý nghĩ một ngày kia mình sẽ viết văn.
HỮU THỈNH
Đã có lần tôi nói, mỗi lần về Huế, luôn có cảm giác đi dưới bóng mát của các tên tuổi. Đó không phải là câu nói lấy lòng, mà thực sự là một cảm nhận văn hóa.
PHAN CÔNG TUYÊN
Văn học, nghệ thuật là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa Việt Nam, có vai trò quan trọng trong việc “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
LTS: Như tin đã đưa, đầu tháng 4/2012 vừa qua, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội thảo “Văn học nghệ thuật Huế trong dòng chảy văn hóa Huế” ngay tại xứ sở thi ca. Để bạn đọc tiếp cận được tinh thần hội thảo, Sông Hương giới thiệu bài tổng thuật của PV và tham luận trình bày tại hội thảo của nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịnh UBTQ LHCH VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam và của đồng chí Phan Công Tuyên, UVTV - Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy TT Huế.
LÊ CUNG
Kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế (1957 - 2012)
Thừa Thiên Huế đang đứng trước cơ hội rất lớn để xây dựng Huế trở thành một đô thị lớn với đầy đủ tầm vóc, tính chất sánh ngang tầm với thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Thời buổi internet thật tuyệt vời, nói vui theo “teen” kiểu “sát thủ đầu mưng mủ” thì quả là “tiện ích như cú hích”. Với nhà văn, tác phẩm viết ra xong không nhất thiết phải in thành sách, cứ post lên blog cũng có hàng nghìn hàng vạn bạn đọc truy cập, rồi cư dân mạng khắp nơi trên thế giới cập nhật thông tin, coppi, comment bày tỏ quan điểm, phô bày xúc cảm ngay, vui ra phết, chí tình ra phết.