Rời

16:57 02/10/2008
NGUYỄN NGỌC TƯSinh năm 1976. Quê quán: huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.Hiện là biên tập viên Tạp chí Bán đảo Cà MauNguyễn Ngọc Tư từng đạt nhiều giải thưởng trung ương và địa phương. Trong đó, truyện vừa Cánh đồng bất tận (giải thưởng Hội Nhà văn Việt ) đã được chuyển ngữ qua tiếng Hàn Quốc. http://ngngtu.blogspot.com

Một buổi sáng hanh hao, tư duy kiểu hoa hậu, bạn nói, ước sao trên đời này chỉ còn người tốt. Năm phút trước đó, khi chúng ta đang nói về người nhạc sỹ quen đang chống chọi với căn bệnh ung thư, tôi đã than vãn, trời ơi, ước gì đừng có thứ bệnh quái quỉ này. Bạn của năm phút đó đã cười, kêu lên, sao vậy được? Phải sống theo tự nhiên, sinh lão bệnh tử chứ, phải có ung thư, những cơn đau tim, những cơn hen suyển bóp nghẹt khiến người ta nằm nghỉ mãi bên đường. Chứ mở con mắt ra gặp toàn người già một trăm, trăm năm mươi tuổi ai mà chịu nổi. Nhưng ngay lập tức, giọng bạn chùng xuống, ừ, sao nhiều người tử tế chết trẻ quá, phải cho tụi xấu xa ung thư hết đi.

Trước hết, ta phải phân loại họ, đó là công việc rất nhọc nhằn. Có người đi trộm cá ao nhà người chỉ để cho mẹ một bữa cơm tươm tất, ta có nên thảy qua bên kia rào ác? Có kẻ giết người để cứu người khác nữa, ta có đóng cái bảng bệnh ung thư vào người? Có người làm ác đến cuối đời, bỗng một lần bật khóc trước một nụ mầm gãy, ta phân vân không biết phân loại người này, làm sao tránh được áy náy, hoang mang.
Sẽ hoang mang hơn nếu như ước muốn của các nàng hoa hậu, và của bạn, của tôi, của những rã rời khi thấy cái ác nhơn nhơn diễu qua trước mặt, ước muốn ấy thành sự thực. Trái đất chỉ còn lại toàn người tốt. Mà làm sao nhận biết được họ tốt khi không còn người xấu nữa? Không biết. Ta biết người đó tốt vì họ dám đối diện, tranh đấu hay ngạo nghễ coi thường cái xấu. Trên cái nền xám xịt, những người tốt hiện ra, lấp lánh, bây giờ tối tăm biến mất rồi, người tốt nhòe lẫn vào nhau thành một khối, một màu. Quen mắt, nhàm chán. Suốt ngày, một bầy người tốt ấy ngó nhau, chẳng biết phải làm gì, vì đối tượng để tranh đấu đã mất. Ngó nhau, thấy lười nhác, thụ động, thấy chí khí, lòng dũng cảm, sự trung thực thoái hóa dần.

Họ bắt đầu trở thành người xấu, xấu ít tranh đấu với xấu nhiều, trong quá trình đó, xuất hiện người tốt. Các tôn giáo cũng mừng húm, cuối cùng, cũng phải có ai đó để Đức Chúa, Đức Phật... cải huấn, hướng thiện.
Giai thoại rằng, có lần nhà văn Ngô Khắc Tài càu nhàu với nhà văn Trang Thế Hy về một nhà văn xí xớn cà chớn nào đó, ông Hy cười, hỏi “Ra đường mà gặp toàn Ngô Khắc Tài thì mầy có chán hôn?” Tôi không biết đoạn sau, nhưng đoán là ông Tài chỉ có thể gãi đầu, cười. Tôi thích ông Tài, nhưng nếu ra đường mà gặp toàn ông Tài thì ngán ngược, bởi tôi thích chỉ vì ông bật lên khỏi người đời bởi cái sự… ngông ngênh không giống ai. Nhưng nếu không có hàng dãy người đó làm tôi chán quá đi, làm sao tôi thấy ông Tài ngộ?

Và lẫn lộn trong những đoạn nhớ rời, không mắc mớ gì tới tư duy hoa hậu (thường là muốn trái đất không còn chiến tranh), tôi nhớ người bạn… Mà không, năm năm trước, anh không phải bạn tôi, bởi vì anh là phó chủ tịch tỉnh. Liên quan đến một vụ phá rừng (hay trồng rừng – tùy quan điểm của mỗi người nghĩ), báo chí, dư luận phản ứng khá gay gắt, anh dõng dạc, tôi làm, tôi chịu, tôi làm bởi vì tôi tin tôi đúng. Anh rời bỏ chức vụ đó. Và sự dũng cảm của anh phát sáng, khoan hãy nói anh tốt xấu, tử tế hay không, hãy nhìn anh đương đầu như thế nào trên cái nền chính trường chỉ rặt những gương mặt xanh xao, hèn hèn, sợ trách nhiệm, đến phát biểu thì chỉ dám nói “tôi thấy báo cáo này còn chung chung quá, chưa cụ thể”. Nhưng hỏi cụ thể thế nào, chung chung ở chỗ nào thì ngắc ngứ, tức là chỉ nói cho có, trong độ an toàn nhất định.

Khu rừng chỉ toàn cây cỏ lành, có thể ăn được, chữa bệnh được, làm đồ dùng được thì chắc là người ta đã dọn dẹp sạch sẽ. Và nếu thế giới này chỉ có người hiền, thì sáng nay chúng tôi đã không ngậm ngùi đến vậy, ngậm ngùi cho một người hiền trong thế giới ngày càng hiếm người hiền.
Và nếu sáng nay có một người cà chớn vừa qua đời, chúng tôi cũng ngậm ngùi. Khi Ngô Phù Sai chết rồi, Câu Tiễn buồn mấy mươi năm nữa, hổng biết làm gì luôn, thiệt tình, khi gần như trút hết tinh lực vào công cuộc trả thù. Thù trả xong rồi, rồi sao nữa? Tôi cũng đoán rằng khi Hạng Võ gục xuống, Lưu Bang cũng khóc ròng, cũng chênh chao, cũng buồn tẻ suốt quãng đời sau đó.

Trong bọn họ, tôi thật không phân biệt được ai hiền, ai dữ, không biết nên cho ai bị ung thư mới phải.
Vì họ là con người.
N.N.T
(nguồn: TCSH số 224 - 10 - 2007)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • LTS: Phát hành tới hàng trăm ngàn bản, Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm là cuốn sách duy nhất (có thể nói như vậy) gây được xúc động cho các thế hệ độc giả trong và sau chiến tranh, cho cả hai phía xâm lược và chống xâm lược nhờ tính chân thực của nó.Sông Hương trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số trang trong cuốn Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm và hai bài viết liên quan đến cuốn sách

  • NGUYỄN QUANG HÀ                        Truyện kýHoà thượng Thích Đôn Hậu gọi đại đức Thích Trí Diệm lên phòng riêng:- Ta đang mắc công chuyện không thể xa Huế được trong thời gian này, nên ta cử thầy vào chùa Hải Đức, Nha Trang tham gia cuộc thuyết pháp quan trọng tại đó. Thầy đi được chớ?Đại đức Thích Trí Diệm cúi đầu thưa:- Dạ, được ạ.

  • VĨNH NGUYÊN                Truyện kýSau “vụ” gặp em, tôi băn khoăn lắm lắm. Là bởi trước đó - trước quả rốc-két mà chiếc F4H phóng xuống và em bị thương dưới đùi, em đang chờ tháo dây thuyền ở hốc đá, còn tôi thì giữ lấy ống ti-dô cho nước vào hai cái thùng phuy trên thuyền cho em. Hai chiếc thùng phuy 400 lít nước sắp tràn đầy. Như vậy là quá đủ thời gian cho chúng ta có thể hiểu biết về nhau, tên tuổi, quê hương bản quán.

  • ĐẶNG VĂN SỞ          Ghi chépKhông hiểu sao tôi lại đi tìm anh - anh Nguyễn Đức Thuận - người anh chú bác ruột cùng chung sống dưới một mái nhà với tôi. Tôi chỉ nhớ là hồi đó chồng của cô tôi nằm mơ thấy anh, và bác vào tận Nha Trang để đi tìm anh Mậu, người đồng đội và là người chứng kiến lúc chôn cất anh.

  • NGUYỄN QUANG HÀMột buổi sáng vợ chồng anh Thảo, chị Ái đang đèo nhau, phóng xe Honda trên đường Nguyễn Trãi, một con đường lớn của thành phố Huế, bỗng có một người lao thẳng vào xe anh Thảo. Nhờ tay lái thiện nghệ, nên anh Thảo đã phanh xe kịp. Hai vợ chồng dựng xe, ra đỡ nạn nhân dậy.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNGBút kýAnh đã xứng đáng với danh hiệu "Nghệ sĩ Nhân dân" của nhà nước ta phong tặng. Riêng Hội Nghệ sĩ điện ảnh Nhật Bản đã tặng cho anh giải thưởng vẻ vang dành cho người nghệ sĩ thuật lại sự tích dân tộc mình bằng điện ảnh...

  • ĐÀO XUÂN QUÝĐã lâu lắm, có đến hơn hai năm, kể từ khi bị tai nạn ở chân tôi chưa đi vào các hiệu sách, kể cả các hiệu sách ở Nha Trang. Đi tới các hiệu sách thì xa quá, đi bộ thì không đi nổi, mệt và nóng lắm, mà đi xe thuê thì cũng khó, vì họ không phải chỉ đưa mình tới nơi mà còn phải đợi hàng giờ khi mình phải tìm chọn sách nơi này nơi nọ, quầy này quầy khác v.v...

  • NGUYỄN THANH CHÍHai mươi tám tuổi, nó không biết chữ và không quen đi dép, mặc áo quần dài; lầm lũi, ít nói nhưng rất khoẻ mạnh... Với nó rừng là nhà, các lối mòn trong rừng thì thuộc như lòng bàn tay... Đó là Trương Ngọc Hoàng, sinh năm 1977.

  • NGUYỄN TRỌNG BÍNHMọi chuyện xẩy ra suốt 55 ngày đêm ở đơn vị trong cuộc tổng tiến công nổi dậy xuân 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, tôi đều nhớ như in. Thế mà, lạ lùng thay, suốt thời gian đó, hàng ngày mình ăn thế nào, lại không nhớ nổi. Chỉ nhớ mang máng có lúc ăn cơm nắm, ăn lương khô. Về giấc ngủ, có thể là tranh thủ nửa ngủ nửa thức giữa 2 trận đánh hoặc lúc ngồi trên xe trong đội hình hành tiến. Cố hình dung, tôi nhớ được bữa cơm chiều ở dinh Độc Lập, hôm 30-4-1975.

  • NGÔ MINHỞ CỬA NGÕ XUÂN LỘCSư Đoàn 7 thuộc Quân Đoàn 4 của chúng tôi hành quân từ Bảo Lộc về ém quân trong một rừng chuối mênh mông, chuẩn bị tấn công cứ điểm Xuân Lộc, cửa ngõ Đông Bắc Sài Gòn, đúng đêm 1-4-1975.

  • HUỲNH KIM PHONG(Chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng miền , thống nhất đất nước 30.4.1975 - 30.4.2005)

  • LÊ HOÀNG HẢICon người từ khi cảm nhận thế giới xung quanh là lúc cảm được sự xa vắng, ly biệt... Nhớ hồi thơ dại, đứng trên bến sông trước nhà nhìn sang Cồn Hến thấy sông rộng lắm cứ nghĩ khó mà bơi sang sông được. Mỗi lần đi bộ từ nhà lên cầu Gia Hội dù chỉ vài trăm mét nhưng lại cảm thấy rất xa. Càng lớn khôn cảm nhận về khoảng cách được rút ngắn. Nhưng lạ thay khoa học ngày càng khám phá không gian, vũ trụ thì chạm đến cõi vô cùng.

  • HỒ NGỌC PHÚTôi về lại Huế sau trận lụt tuy muộn nhưng khá lớn vào gần cuối tháng 12 năm 2004. Ngồi ở quán cà phê Sơn bên bờ chân cầu Trường Tiền, nhìn sông Hương vào lúc sáng sớm sao thấy khang khác, trong có vẻ như sáng hơn ngày thường.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNGĐã lâu tôi không hề nhắc đến hoa, và tôi cảm thấy tôi đã có lỗi đối với những người bạn tâm tình ấy dọc suốt một quãng đời chìm đắm trong khói lửa. Thật ra, những cánh hoa nhỏ bé và mong manh ấy đã viền con đường tuổi trẻ đầy kham khổ của tôi. Chiến chinh qua rồi có nhiều cái tôi đã quên, nhưng những cánh hoa dại dọc đường không hiểu sao tôi vẫn nhớ như in, như thể chúng đã được ấn vào trí nhớ của tôi thành những vết sẹo.

  • NGUYỄN THẾ QUANG(Chuyện tình chưa kể của nhà thơ Hoàng Cầm)

  • VÕ NGỌC LANTôi sinh ra và lớn lên tại vùng Kim Long, một làng nhỏ thuộc vùng cận sơn, không xa Huế là bao. Bởi thuở nhỏ chỉ loanh quanh trong nhà, trong làng ít khi được “đi phố” nên đối với tôi, Huế là một cái gì thật xa cách, thật lạ lùng. Đến nỗi tôi có ý nghĩ buồn cười: “Huế là của người ta, của ai đó, chứ không phải là Huế của tôi”, ngôi chợ mái trường, một khoảng sông xanh ngắt và tiếng chuông chùa Linh Mụ... mấy thứ ấy mới là của tôi.

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNGNhân một lần ghé ngang Paris , võ sư người Huế Nguyễn Văn Dũng đã đi thăm sông Seine. Đứng lặng lẽ bên dòng sông thơ mộng bậc nhất nước Pháp, bỗng lòng ông nhớ sông Hương quá trời. Về lại Việt , ngồi bên bờ sông Hương, ông vẫn hãy còn thấy nhớ cồn cào cái dòng chảy thầm thì trong sương mù như một nhát cắt ngọt ngào giữa trái tim đa cảm.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNGTôi rẽ vào nhà Thiệp để đưa bé Miên Thảo đi học. Cô bé hét vang nhà để bắt tìm cho ra chiếc dép đi trời mưa lạc nơi đâu không biết. Miên Thảo mặc chiếc quần Jean xanh và khoác áo len đỏ, choàng một chiếc phu la cổ màu đen trông thật đỏm dáng.

  • NGUYỄN QUANG HÀSông Bồ là con sông không dài, nhưng đẹp ở về phía Bắc Huế. Phía tả ngạn, hữu ngạn vùng thượng lưu sông là hai huyện Phong Điền và Hương Trà, vùng hạ lưu sông chảy qua Quảng Điền rồi đổ vào phá Tam Giang. Làng xóm hai bên bờ sông khá trù mật.

  • MINH CHUYÊN (Tiếp Sông Hương số 12-2008)