Rơi tình từ thuở u mê

15:15 05/12/2008
BÙI ĐỨC VINH(Nhân đọc tập thơ “RỖNG NGỰC” của Phan Huyền Thư, NXB Văn học 2005)


Sau “Nằm nghiêng” của Phan Huyền Thư tập thơ đã gây xôn xao trên thi đàn trẻ, một sự xáo trộn không êm ả của cá tính mạnh trong con người chị. Tiếp đến “Rỗng ngực” thì tôi bắt đầu hình dung ra phong cách thơ chị – Người đàn bà đẹp lạnh lùng và đanh đá, tinh tế cùng xốc nổi. Thơ Phan Huyền Thư đột phá cách tân rất ngoạn mục làm người đọc đôi lúc cũng khó chịu. Nhưng vượt trên tất cả chị đã để lại ấn tượng cho người đọc bởi những câu thơ khá hay đầy chững chạc trong lối thể hiện tài hoa:
                        Bởi lỡ chạm tay vào gió
                        Nên bây giờ chạy trốn khắp nẻo yêu”
                                                                          
(Chạy trốn)
Và:
                        Anh rơi trong em
                        Rơi không chiều rơi huyễn hoặc
                        Nắng rơi chiều chợt nắng quái xưa”
                                                                           (Rơi tình)
Khi cả gan bước đến thánh địa của tình yêu:
                        Em chỉ giám giữ anh bằng ánh mắt van nài
                        Bàn tay do dự”
                                                                          (Liều)
Tôi thấy chị bay lơ lửng cùng đám mây chiều phiêu lãng tận cõi mê để tìm về một tình yêu đích thực giữa cơn mê lạc lầm của thể xác lẫn tâm hồn đang chế người đàn bà đa đoan. Có lúc Phan Huyền Thư dịu dàng tha thướt đến Huế, để cùng Huế chiêm ngưỡng sự lắng đọng êm ả của sông Hương. Hình như mưa là giai điệu hoá bè trầm trong lối tư duy bạo liệt đầy mụ mị của lớp lớp ngữ ngôn. Nỗi buồn rạo rực đang cùng chị thăng hoa:
                        Muốn thì thầm muốn vuốt ve Huế thật khẽ
                        Lại sợ chạm vào nơi nhạy cảm trên cơ thể Việt ”
                                                                                                  (Huế)
Chen chúc giữa nỗi bời ngợp đầy ắp thi hứng của Phan Huyền Thư là nỗi cô đơn tìm kiếm hơi thở nghệ thuật, chị đi ngang càn khôn ngẫm suy về được mất về cõi tục này. Lửa trong con người chị bùng lên thắp lên  bằng con chữ ngang tàng đôi chỗ kiêu căng bất cẩn như một kẻ điên cuồng thôi thúc trên chuyển hành trình mộng du. Chợt những âm thanh va đập cùng cơn cảm khái thi ca đang sôi sục tháng ngày đang vây bủa chị. Nếu sống khó như thế nào thì làm thơ cũng khó như vậy. Tôi đồng ý quan điểm với chị:
                        “Ngõ hẻm
                        Trăng rông
                        Mấy nàng xì ke chưa chồng vật thuốc
                        Khóc rưng rức
                        Tóc em sợi vàng, sợi nâu sợi bạc sợi tím sợi xanh
                        Ánh trăng nằm nhễ nhại sầu đong
                                                                            (Rỗng Ngực)
Cứ miên man đong đếm, cứ phờ phạc nhớ mong đợi chờ. Cái bóng hình xa xôi nào đó. Đôi lúc nghĩ lại Phan Huyền Thư thấy mình đôi khi là kẻ ngây thơ dại dột nhất thế gian này. Đọc thơ chị, bao kẻ đơm đặt nói chị rành rọt tinh đời và tỉnh táo. Âu cũng là lẽ thường tình nhưng đôi khi cũng có lúc ngẩn ngơ trong cái bản ngã bồng bột u mê sau nỗi tuyệt vọng chán chường bởi cái thứ hạnh phúc tội nợ ràng buộc hẹn thề đang mọc rêu trong Phan Huyền Thư để rồi thú nhận trước mình, trước tình yêu:
                        “Em xanh xao từ thuở
                        Không dạy bảo được tim”
                                                                 (Nghĩ Lại)
Tôi thích sự phá phách nổi loạn của Phan Huyền Thư đôi chỗ lại dịu dàng đến mức thái quá, nửa đớn đau lầm lỗi, nửa tha thứ bao dung đó là sợi dây trói buộc. Tạo nên chân dung Phan Huyền Thư thật rõ nét. Mới mẻ nhưng đầy sáng tạo, mặc những ý kiến khen chê trái chiều. Ta hãy thử đọc để hình dung sự phức điệu trong thơ chị.
                        “Ngượng ngập dìm chết em
                        Xác đức hạnh trôi sông
                        Đam mê
                        Tam đoạn luận”
                                                  (Do Dự)
Có lúc thức ngộ phát giác với những dự cảm mong manh:
                        “Từng nhát búa gò lại
                        Ý nghĩ tử tế về nhau
                                                   (Độ Lượng)

Phan Huyền Thư có lối đi riêng độc đáo cho mình, lao động thi ca trong thơ chị quả là nhọc mỏi vô cùng. Tôi vẫn đợi chờ tin tưởng hy vọng chị còn bứt phá đi xa trong cái đám đồng ca đầy cái Tôi hỗn độn hay tuyên ngôn huyễn hoặc mình. Để được thấy chị độc diễn cô đơn cùng “Hoa Gạo” mà nhạc sĩ Ngọc Đại phổ rất hay. Tôi đã rơi mê mệt trên giai điệu ấy. Bởi chị còn cất giấu những bí mật tâm hồn đang chờ hé lộ trước ban mai xanh xao:
                        “À ơi
                        Chỉ thế thôi
                        Mà gió
                        Tan tành cả ngụ ngôn”
                                                       (Khoảng trống)
B.Đ.V

(nguồn: TCSH số 208 - 06 - 2006)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHẠM PHÚ PHONG

    Trong mấy thập niên gần đây, cái tên Nguyễn Thị Thanh Xuân không còn xa lạ với độc giả trong cả nước.

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH  

    Trong một tiểu luận bàn về Ngoại biên hóa trong tiến trình văn học Việt Nam đương đại, học giả Trần Đình Sử xem “ngoại biên hóa chủ yếu là phương thức tồn tại thông thường của văn học”.

  • HỒ THẾ HÀ

    Mấy mươi năm cầm bút đi kháng chiến, Hải Bằng chỉ vỏn vẹn có 1 tập thơ in chung Hát về ngọn lửa (1980) ra mắt bạn đọc.

  • LÝ HOÀI THU    

    Trong bộ tứ bình bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, xuân là bức màn thứ nhất, là khúc dạo đầu của nhịp điệu thiên nhiên. Đó vừa là không gian, vừa là thời gian để vòng tuần hoàn của sự sống tồn tại và sinh sôi.

  • LÝ HOÀI THU    

    Trong bộ tứ bình bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, xuân là bức màn thứ nhất, là khúc dạo đầu của nhịp điệu thiên nhiên. Đó vừa là không gian, vừa là thời gian để vòng tuần hoàn của sự sống tồn tại và sinh sôi. 

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH  

    Trong thế hệ những nhà văn tuổi Canh Tý đương thời (sinh năm 1960), Hồ Anh Thái chiếm lĩnh một vị trí nổi bật. Càng đặc biệt hơn khi hình ảnh con chuột từng trở thành biểu tượng trung tâm trong văn chương ông. Nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý (2020), hãy cùng nhìn lại cuốn tiểu thuyết được ông viết cách đây gần một thập kỷ.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO

    • Để chọn được những áng thơ hay, những người thơ có tài, người ta thường mở các cuộc thi, và cuối cùng là giải thưởng được trao.

  • PHẠM XUÂN DŨNG

    Nhà thơ Tố Hữu là người xứ Huế nhưng lại có nhiều duyên nợ với Quảng Trị, nhất là đoạn đời trai trẻ, đặc biệt là với địa danh Lao Bảo.

  • TRẦN THÙY MAI  

    Đọc tập sách của Nguyễn Khoa Diệu Hà, với hơn 30 tản văn, tôi có cái cảm giác như đang ngồi trên tấm thảm thần Aladin bay về một miền mà không có xe tàu nào đưa ta đến được một miền thương nhớ đặc biệt “Ở xứ mưa không buồn”!

  • NGUYỄN QUANG THIỀU  

    Có không ít các nhà thơ lâu nay coi sứ mệnh của thơ ca không phải là viết trực diện về những gì đang xẩy ra trong đời sống con người.

  • VŨ VĂN     

    Một mùa xuân nữa lại về, mùa xuân của hòa bình, của ấm no và những đổi thay của đất nước. Nhưng đã có thời kỳ, những mùa xuân của dân tộc đến vào những lúc chiến tranh vô cùng gian khổ, trong lòng nhiều người từng sống qua những năm tháng ấy lại dâng lên niềm thương nhớ Bác, nhớ giọng nói của Người, nhớ những lời chúc Tết của Người vang lên trên loa phát thanh mỗi đêm Giao thừa.

  • ĐỖ QUYÊN  

    1.
    Du Tử Lê
    thường được xem là một trong bảy nhà thơ hàng đầu của nền văn học miền Nam Việt Nam trước năm 1975, cùng với Bùi Giáng, Vũ Hoàng Chương, Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Đinh Hùng, và Nguyên Sa. Cây thơ cuối cùng ấy đã hết còn lá xanh giữa mùa thu này.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ    

    (Nhân đọc các tập truyện của Trần Bảo Định vừa được xuất bản)

  • LƯU KHÁNH THƠ   

    Giai đoạn giao thời ba mươi năm đầu thế kỷ XX đã chứng kiến sự thay đổi vị trí xã hội của người phụ nữ. Từ “chốn phòng the”, một số người phụ nữ có tri thức và tư tưởng tiến bộ đã mạnh dạn vươn ra ngoài xã hội, bộc lộ suy nghĩ, chủ kiến riêng và thể hiện con người cá nhân của mình.

  • PHẠM PHÚ PHONG    

    Trong vô tận (Nxb. Trẻ, 2019) là cuốn sách thứ mười ba và là tiểu thuyết thứ tư của nhà văn Vĩnh Quyền.

  • HOÀNG THỤY ANH

    “Đá”(1) là tập thơ thứ 5 của tác giả Đỗ Thành Đồng. Điểm xuyết, vấn vương một chút dáng dấp của “Rác”, “Rỗng”, “Xác”(2), nhưng thần thái của “Đá” đã khác.

  • ĐÔNG HÀ

    Mỗi dân tộc có một số phận lịch sử. Và lịch sử chưa bao giờ công bằng với dân tộc Việt chúng ta, khi trải qua hơn bốn ngàn năm, luôn phải đặt số phận con dân dưới cuộc chiến. Vì vậy, để viết nên trang sử nước nhà, không chỉ những chính sử gia, mà các nhà văn, nhà thơ, người cầm bút, không tránh chạm ngòi bút của mình vào nỗi đau của dân tộc.

  • NGUYỄN QUANG THIỀU

    Khi đọc xong bản thảo trường ca Nàng, quả thực trước đó tôi không hình dung có một trường ca như vậy được viết trong thời đại hiện nay.

  • TRẦN HỒ  

    Lần đầu tiên Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức trại sáng tác văn học nghệ thuật, với chủ đề “Công an Thừa Thiên Huế - Vì bình yên cuộc sống” chào mừng kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Ngày truyền thống lực lương CAND Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2019).