Rơi tình từ thuở u mê

15:15 05/12/2008
BÙI ĐỨC VINH(Nhân đọc tập thơ “RỖNG NGỰC” của Phan Huyền Thư, NXB Văn học 2005)


Sau “Nằm nghiêng” của Phan Huyền Thư tập thơ đã gây xôn xao trên thi đàn trẻ, một sự xáo trộn không êm ả của cá tính mạnh trong con người chị. Tiếp đến “Rỗng ngực” thì tôi bắt đầu hình dung ra phong cách thơ chị – Người đàn bà đẹp lạnh lùng và đanh đá, tinh tế cùng xốc nổi. Thơ Phan Huyền Thư đột phá cách tân rất ngoạn mục làm người đọc đôi lúc cũng khó chịu. Nhưng vượt trên tất cả chị đã để lại ấn tượng cho người đọc bởi những câu thơ khá hay đầy chững chạc trong lối thể hiện tài hoa:
                        Bởi lỡ chạm tay vào gió
                        Nên bây giờ chạy trốn khắp nẻo yêu”
                                                                          
(Chạy trốn)
Và:
                        Anh rơi trong em
                        Rơi không chiều rơi huyễn hoặc
                        Nắng rơi chiều chợt nắng quái xưa”
                                                                           (Rơi tình)
Khi cả gan bước đến thánh địa của tình yêu:
                        Em chỉ giám giữ anh bằng ánh mắt van nài
                        Bàn tay do dự”
                                                                          (Liều)
Tôi thấy chị bay lơ lửng cùng đám mây chiều phiêu lãng tận cõi mê để tìm về một tình yêu đích thực giữa cơn mê lạc lầm của thể xác lẫn tâm hồn đang chế người đàn bà đa đoan. Có lúc Phan Huyền Thư dịu dàng tha thướt đến Huế, để cùng Huế chiêm ngưỡng sự lắng đọng êm ả của sông Hương. Hình như mưa là giai điệu hoá bè trầm trong lối tư duy bạo liệt đầy mụ mị của lớp lớp ngữ ngôn. Nỗi buồn rạo rực đang cùng chị thăng hoa:
                        Muốn thì thầm muốn vuốt ve Huế thật khẽ
                        Lại sợ chạm vào nơi nhạy cảm trên cơ thể Việt ”
                                                                                                  (Huế)
Chen chúc giữa nỗi bời ngợp đầy ắp thi hứng của Phan Huyền Thư là nỗi cô đơn tìm kiếm hơi thở nghệ thuật, chị đi ngang càn khôn ngẫm suy về được mất về cõi tục này. Lửa trong con người chị bùng lên thắp lên  bằng con chữ ngang tàng đôi chỗ kiêu căng bất cẩn như một kẻ điên cuồng thôi thúc trên chuyển hành trình mộng du. Chợt những âm thanh va đập cùng cơn cảm khái thi ca đang sôi sục tháng ngày đang vây bủa chị. Nếu sống khó như thế nào thì làm thơ cũng khó như vậy. Tôi đồng ý quan điểm với chị:
                        “Ngõ hẻm
                        Trăng rông
                        Mấy nàng xì ke chưa chồng vật thuốc
                        Khóc rưng rức
                        Tóc em sợi vàng, sợi nâu sợi bạc sợi tím sợi xanh
                        Ánh trăng nằm nhễ nhại sầu đong
                                                                            (Rỗng Ngực)
Cứ miên man đong đếm, cứ phờ phạc nhớ mong đợi chờ. Cái bóng hình xa xôi nào đó. Đôi lúc nghĩ lại Phan Huyền Thư thấy mình đôi khi là kẻ ngây thơ dại dột nhất thế gian này. Đọc thơ chị, bao kẻ đơm đặt nói chị rành rọt tinh đời và tỉnh táo. Âu cũng là lẽ thường tình nhưng đôi khi cũng có lúc ngẩn ngơ trong cái bản ngã bồng bột u mê sau nỗi tuyệt vọng chán chường bởi cái thứ hạnh phúc tội nợ ràng buộc hẹn thề đang mọc rêu trong Phan Huyền Thư để rồi thú nhận trước mình, trước tình yêu:
                        “Em xanh xao từ thuở
                        Không dạy bảo được tim”
                                                                 (Nghĩ Lại)
Tôi thích sự phá phách nổi loạn của Phan Huyền Thư đôi chỗ lại dịu dàng đến mức thái quá, nửa đớn đau lầm lỗi, nửa tha thứ bao dung đó là sợi dây trói buộc. Tạo nên chân dung Phan Huyền Thư thật rõ nét. Mới mẻ nhưng đầy sáng tạo, mặc những ý kiến khen chê trái chiều. Ta hãy thử đọc để hình dung sự phức điệu trong thơ chị.
                        “Ngượng ngập dìm chết em
                        Xác đức hạnh trôi sông
                        Đam mê
                        Tam đoạn luận”
                                                  (Do Dự)
Có lúc thức ngộ phát giác với những dự cảm mong manh:
                        “Từng nhát búa gò lại
                        Ý nghĩ tử tế về nhau
                                                   (Độ Lượng)

Phan Huyền Thư có lối đi riêng độc đáo cho mình, lao động thi ca trong thơ chị quả là nhọc mỏi vô cùng. Tôi vẫn đợi chờ tin tưởng hy vọng chị còn bứt phá đi xa trong cái đám đồng ca đầy cái Tôi hỗn độn hay tuyên ngôn huyễn hoặc mình. Để được thấy chị độc diễn cô đơn cùng “Hoa Gạo” mà nhạc sĩ Ngọc Đại phổ rất hay. Tôi đã rơi mê mệt trên giai điệu ấy. Bởi chị còn cất giấu những bí mật tâm hồn đang chờ hé lộ trước ban mai xanh xao:
                        “À ơi
                        Chỉ thế thôi
                        Mà gió
                        Tan tành cả ngụ ngôn”
                                                       (Khoảng trống)
B.Đ.V

(nguồn: TCSH số 208 - 06 - 2006)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Họ tên: Dương Thị Khánh
    Năm sinh: 1944
    Quê quán: Thừa Thiên Huế
    Hiện ở: 71 đường 3 tháng 2, thành phố Đà Lạt

  • HỒ LIỄU

    Trần Thị NgH [bút danh khác là Thọ Diên] tên thật là Trần Thị Nguyệt Hồng, sinh 18/4/1949 tại An Xuyên, Cà Mau. Năm mười tuổi bắt đầu đọc thơ. Bắt đầu viết văn từ năm 1968.

  • LTS: Nhân kỷ niệm 15 năm ngày mất của thi sĩ Bùi Giáng (17/12/1926 - 7/10/1998), sáng 14/9 tại Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM đã diễn ra buổi tọa đàm khoa học, thu hút 25 tham luận của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu và khoảng 400 người đến dự.

  • CHINGHIZ AIMATỐP

    Dưới đây cuộc trao đổi ý kiến giữa Irina Risina, phóng viên báo Litêraturnaia Gazeta với nhà văn Ch. Aimatốp ít lâu sau Đại hội lần thứ 8 của các nhà văn Liên Xô.

  • BÙI VIỆT THẮNG 

    (Đọc Thuyền trăng - Tập thơ của Hồ Thế Hà, Nxb. Văn học, 2013)

  • TRẦN THÙY MAI

    Tôi biết chị Võ Ngọc Lan từ khi còn làm việc ở Nxb. Thuận Hóa, lúc đó tôi được giao biên tập cuốn Niệm khúc cho mưa Huế của chị.

  • YẾN THANH

    Năm nào đó, hình như tôi đã trồng ở đây một cây ưu tình, cây đã ra hoa lẫn vào màu xanh ngõ vắng, và đã dẫn tôi đến một miền trắng xóa như một giấc mơ đổ vỡ bên trời.
    (Ngõ Huế - Hạ Nguyên)

  • TRUNG SƠN

    100 NĂM NGÀY SINH BÁC SĨ NGUYỄN KHẮC VIỆN (1913 - 2013)

  • Các tạp chí văn nghệ ở các địa phương trong những năm qua đã đóng góp rất nhiều vào dòng chảy văn học Việt Nam. Đó là nơi góp sức hình thành tên tuổi của nhiều tác giả, tác phẩm từ các địa phương trước khi soi vào gương mặt chung của nền văn học nước nhà, là nơi giữ gìn bản sắc văn hóa văn nghệ của mỗi vùng đất, là nơi khởi thủy của những khuynh hướng sáng tạo mới...

  • NINH GIANG THU CÚC

    Tôi đọc Tim Tím Huế của Bùi Kim Chi bằng tâm trạng, và tâm cảm mình là một kẻ đang được dự phần trong cuộc hành hương về vùng trời hạnh phúc, về thiên đường của tuổi măng tơ, về lứa tuổi mà ai đó đã rất tự hào và trân quý khi họ viết.

  • NINH GIANG THU CÚC

    Tôi đọc Tim Tím Huế của Bùi Kim Chi bằng tâm trạng, và tâm cảm mình là một kẻ đang được dự phần trong cuộc hành hương về vùng trời hạnh phúc, về thiên đường của tuổi măng tơ, về lứa tuổi mà ai đó đã rất tự hào và trân quý khi họ viết.

  • THÁI KIM LAN

    Đầu năm 1999, nhà Văn hóa Thế giới ở Berlin gửi xuống Muenchen cho tôi ngót chục bài thơ, nhờ chuyển ngữ sang tiếng Đức cho tuần lễ văn hóa Việt Nam tại Berlin vào cuối tháng 3 năm ấy. Như thường lệ không đắn đo, tôi sốt sắng nhận lời.

  • LÊ MINH PHONG

    Đừng đặt tên cho họ…
    Có thể họ còn vô vàn những cuộc phiêu lưu khác nữa.

                               (Robbe - Grillet)

  • PHAN TRẦN THANH TÚ

    “Chính anh là người đã nhẫn tâm với bản thân mình khi tôn thờ chỉ có một điều duy nhất” (Đoản khúc số 97)

  • KỶ NIỆM 123 NĂM NGÀY SINH CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

    TRẦN HIẾU ĐỨC

  • HOÀNG HƯƠNG TRANG 

    Chữ Quốc Ngữ (Q.N) viết theo dạng 24 chữ cái ABC xuất xứ từ các Thầy Dòng truyền giáo Tây Phương mang vào nước ta, cho đến nay gọi là được phổ biến trên dưới trăm năm, gói gọn vào thế kỷ 20.

  • THỤY KHỞI

    Lần hồi qua những trang thơ Lê Vĩnh Thái mới thấy chất liệu thơ từ Ký ức xanh (2004), Ngày không nhớ (2010) cho đến nay Trôi cùng đám cỏ rẽ(*) (2012) hẳn là sự hối hả của dòng chảy ký ức miệt mài băng qua những ghềnh thác thời gian, mà ở độ tuổi của anh có thể bị ăn mòn.

  • Hoàng Minh Tường

    Nhà văn, nhà báo Lê Khắc Hoan xuất hiện và gây ấn tượng trên văn đàn khá sớm: Năm 1959, khi đang là giáo viên trường Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa, Lê Khắc Hoan đã có truyện ngắn đầu tay Đôi rắn thần trong hang Pa Kham đoạt giải Khuyến khích báo Thống Nhất (Nguyễn Quang Sáng giải Nhất với truyện ngắn Ông Năm Hạng).

  • LÊ HUỲNH LÂM  

    Khi thơ như một tấm gương phản chiếu tâm hồn của tác giả, phản ánh nhận thức của người sáng tạo với cuộc sống quanh mình, chiếc bóng trong tấm gương ấy là một phần của sự thật. Đôi khi sự thật cũng chưa được diễn đạt trọn vẹn bằng ngôn ngữ của nhà thơ.

  • HOÀNG ANH 

    (Bài viết này, là nén hương lòng tôi thắp dâng lên linh hồn của anh Đơn Phương thân quý!)