Chiều ngày 12/3/2023, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế kết hợp với Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi ra mắt tập thơ “Đời thơ tôi” của tác giả Nguyễn Đắc Xuân.
Nhà thơ Nguyễn Đắc Xuân tại buổi ra mắt tập thơ của mình
Tập thơ “Đời thơ tôi” do Nxb Hội Nhà văn ấn hành, dày hơn 200 trang gồm 3 tập: Tập 1 “Đường phố này là trận địa” gồm 30 bài thơ, tập 2 “Đi chân đất” gồm 20 bài thơ, tập 3 “Màu xanh con đường” gồm 22 bài thơ và phần “Nhật ký thơ”. Cuối cùng là phần Phụ lục “Thơ trong đời tôi” kể lại những kỷ niệm, tâm trạng và hoàn cảnh xuất xứ các bài thơ.
|
Nhà thơ Lê Vĩnh Thái - Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế - Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương tặng hoa chúc mừng tác giả |
Tập 1 trong tập thơ này, tác giả đã nói lên chặng đường mở đầu của một thanh niên yêu cuộc sống, yêu đất nước bằng thơ ca, bằng đấu tranh chính nghĩa. Tập 2 là bắt đầu một chặng đường mới của ông và cũng là chặng đường mới của thơ ông. Đó là lúc ông trở thành một chiến sĩ trực tiếp cầm súng trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Và từ giai đoạn này, ngôn ngữ, cảm xúc, hình ảnh trong thơ ông đã có nhiều thay đổi, nhưng tinh thần trong thơ ông vẫn đi trên một con đường. Đấy là con đường dẫn tới “Tình yêu và Tự do”. Tập 3 bắt đầu một thời đại mới. Cái tên “Màu xanh con đường” chứa đựng niềm vui đất nước được hòa bình, chứa đựng hy vọng.
|
Nhà văn Mai Văn Hoan - Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế phát biểu cảm nhận về tập thơ |
Nhà thơ lấy tên tập thơ của mình là "Đời thơ tôi". Đấy cũng chính là cuộc đời Nguyễn Đắc Xuân được viết bằng thơ. Mở đầu trong tập thơ này là bài thơ ông viết khi 24 tuổi. Theo nhà văn Nguyễn Quang Thiều – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam: “Tập thơ thể hiện tình yêu của tác giả, đau đớn và khát vọng, sự dấn thân của tác giả trong cuộc tranh đấu đòi hòa bình. Những suy tưởng của ông về dân tộc và cả những riêng tư của ông hiện lên trung thực và ấn tượng trên từng cột mốc ấy”.
|
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê phát biểu tại buổi ra mắt tác phẩm |
Nhà lý luận phê bình Hồ Thế Hà đánh giá: “Thơ Nguyễn Đắc Xuân đa chủ đề, đa cung bậc nhưng tựu trung chủ yếu là chủ đề chiến đấu, chủ đề quê hương đất nuớc và chủ đề tình bạn tình yêu. Nhà thơ đã trực tiếp nói lên tình cảm, tình yêu và khát vọng của mình bằng diễn ngôn nghiêng về tự thoại, tự vấn, có lúc đối thoại và điều trần của một tâm hồn không bao giờ tĩnh mà luôn hướng ngoại, nghi vấn và phản biện để tìm ra lẽ phải và chân lý cuộc đời. Chủ đề đời tư và nhân sinh - thế sự hòa quyện trong nhau để thông điệp đến mọi người những vui buồn, ân nghĩa quanh đời bằng tiếng nói tin yêu và hy vọng”.
|
PGS. TS Hồ Thế Hà phát biểu tại buổi ra mắt sách |
Trong buổi ra mắt, tác giả Nguyễn Đắc Xuân chia sẻ tập thơ nói về tình yêu, đau đớn và khát vọng của ông, sự dấn thân của ông trong cuộc đấu tranh đòi hòa bình của đất nước, những suy tưởng của ông về dân tộc và cả những riêng tư của ông. Nhà thơ cũng bày tỏ sự trân quý của mình về những “nàng thơ” đã cho ông nguồn cảm hứng trên con đường làm thơ.
Tác giả Nguyễn Đắc Xuân được mọi người biết đến với tư cách là nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn với nhiều thành tựu xuất sắc. Ông nổi tiếng với các công trình về lịch sử và văn hóa, đặc biệt là những công trình có liên quan đến các sự kiện, các vua chúa, danh nhân văn hóa Huế và triều Nguyễn. Ít ai biết rằng bên cạnh đó, ông còn là một nhà thơ.
Nhà thơ Nguyễn Đắc Xuân yêu thơ và làm thơ từ lúc còn là học sinh, sinh viên, cho đến những năm xuống đường đấu tranh trong phong trào trí thức yêu nước, chống xâm lược ở các đô thị miền Nam. Một số sáng tác thơ của ông được in trên các báo, tập san và tạp chí công khai và bán công khai của Phong trào yêu nước lúc bấy giờ như Đất mới, Sinh viên, Đối diện, Tổng hội sinh viên Huế.
THANH NHÀN, DIỄM QUỲNH
Sáng ngày 12/09/2024, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế, số 43A Hùng Vương, Tp. Huế đã diễn ra Triển lãm giới thiệu thiết bị công nghệ, sản phẩm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo, sản phẩm chủ lực của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Hơn 300 sản phẩm khoa học công nghệ đã có mặt.
Ngày 04/9, Bộ Xây dựng đã có Quyết định số 844/QĐ-BXD về việc Công nhận khu vực dự kiến thành lập quận, phường thuộc khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương đạt các tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị.
Thừa ủy nhiệm của Ban Tổ chức Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VII (2018-2023), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế - Cơ quan Thường trực Giải thưởng công bố kết quả Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VII (2018-2023) như sau:
Ngày 30/8/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 924/QĐ-TTg công nhận khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương đạt tiêu chí đô thị loại I.
Ngày 30/8, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên - Huế tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề "Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên báo chí cách mạng Việt Nam" nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh 2/9, 55 năm thực hiện Di chúc của Người (1969 - 2024).
Trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, du khách Việt Nam và người dân địa phương sẽ được miễn vé khi tham quan các điểm di tích Cố đô Huế.
Tối 26/8, tại Nhà văn hóa Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Hội Nghệ sĩ Múa Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình thơ múa "Gánh hàng rong xứ Huế".
Chiều 20/08/2024 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao, Thành phố Huế đã diễn ra khai mạc Triển lãm Mỹ thuật của Câu lạc bộ (CLB) Sắc màu miền Tây Art dưới sự phối hợp tổ chức của Hội Mỹ thuật Việt Nam và Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao – Huế.
Để hưởng ứng Festival mùa thu Huế 2024, Bảo tàng đồ sứ kí kiểu thời nhà Nguyễn đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Dấu ấn Phật giáo trên cổ ngoạn” tại địa điểm 114 Mai Thúc Loan, Tp. Huế vào lúc 8h00 ngày 15/08/2024.
Chiều ngày 06/8, Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức buổi gặp mặt Kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo tỉnh (8/8/1989 - 8/8/2024). Dự buổi gặp mặt có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; lãnh đạo Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế qua các thời kỳ; cùng đông đảo hội viên Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đó là chủ đề chính của hội thảo “Tạp chí Văn nghệ với vấn đề quảng bá du lịch địa phương” diễn ra vào chiều 31/7 vừa qua tại thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình do tạp chí Nhật Lệ đăng cai và phối hợp tổ chức.
Sáng ngày 31/7, tại thành phố Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình, đã diễn ra lễ kỷ niệm 30 năm ngày ra số đầu tiên (1994 - 2024) của Tạp chí Nhật Lệ và gặp mặt cộng tác viên.
Ngày 1/8, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Đà Nẵng tổ chức mở cửa di tích Hải Vân Quan đón du khách tham quan sau hơn 2 năm được tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng trùng tu.
Sau triển lãm tranh sơn mài “Hình hài của thanh âm” của cố họa sĩ Võ Xuân Huy kết hợp trình diễn âm nhạc đương đại của con gái Võ Hà Hạnh Nhân, Tạp chí Sông Hương tiếp tục phối hợp với Công ty TNHH Nghệ thuật Trúc Chỉ Việt Nam tổ chức triển lãm với chủ đề “Giao của mùa – Cảm ơn mùa hè” vào chiều ngày 17/07/2024.
Chiều ngày 06/07/2024, tại Tạp chí Sông Hương đã diễn ra cuộc triển lãm - trình diễn âm nhạc đương đại của Võ Hà Hạnh Nhân và các bạn trên nền 24 bức tranh sơn mài trừu tượng của cố họa sĩ Võ Xuân Huy.
Căn cứ Kế hoạch số 316-KH/BTGTW ngày 29/6/2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương về kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025); Thực hiện Kế hoạch số 238/KH-TU ngày 17/5/2024 của Thành ủy Hà Nội về Kế hoạch Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Tạp chí Người Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội) đã xây dựng Kế hoạch tổ chức và công bố Thể lệ Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước.
Chiều 28/06, tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh, thường trực HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi họp báo thông tin về nội dung và thời gian tổ chức Kỳ họp thường lệ lần thứ 8, HĐND tỉnh khóa VIII nhiệm kỳ 2021 - 2026.