NXB Văn học giới thiệu “Nghề vương bụi phấn”, tác phẩm thứ ba của tác giả Nguyễn Huy Du, gồm những câu chuyện về tình thầy trò với văn phong mộc mạc, giản dị nhưng lôi cuốn, nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Cuốn sách gồm 12 câu chuyện nhỏ, mà qua mỗi câu chuyện, bạn đọc sẽ gặp lại thời cắp sách của mình với những ký ức ấm áp với thầy cô, với bạn bè. Cuốn sách cho bạn đọc thấy mái trường tuổi thơ từ những ngày gian khó, những lớp học vùng sâu, vùng xa nơi biên cương, hải đảo. Hình tượng các thầy cô giáo trong tác phẩm vừa thân quen, gần gụi, vừa biểu trưng cho vẻ đẹp của từng thời đại. Đó là những người thầy đi qua cuộc chiến tranh, những cô giáo sớm hôm vất vả vì bươn chải với nghề, với đời, và cả các thầy cô giáo trẻ trung, năng động trong thời đại công nghệ số.
Đây là tác phẩm thứ ba của CEO Nguyễn Huy Du, sau “Tỏa sáng từ những khát vọng cháy bỏng” (NXB Lao động, năm 2017) và "Nước cờ hòa" (NXB Kim Đồng, năm 2020).
Tác giả Nguyễn Huy Du (sinh năm 1983) là một CEO công nghệ, nhà sáng chế Đèn học thông minh The Smart Light, người sáng lập và điều hành MXH dayhoc.net.vn. Anh đoạt giải thưởng “Công trình, sáng kiến tiêu biểu Tri thức trẻ vì Giáo dục” và huy hiệu “Tuổi trẻ sáng tạo” năm 2018 ; nhiều lần nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Công Thương, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh… cho những sáng tạo về công nghệ có tính ứng dụng hiệu quả vào cuộc sống.
“Nghề vương bụi phấn” được tác giả viết trong thời gian cả xã hội phải gồng mình chống chọi với dịch bệnh Covid-19 và thiên tai bão lũ. Cùng với hoạt động xuất bản, ra mắt sách, tác giả dành toàn bộ nguồn tiền thu về từ cuốn sách hỗ trợ cho hoạt động “Tủ sách thiện nguyện Lá bồ đề” trong chương trình “Đưa chữ lên non trong kỷ nguyên số 4.0” được triển khai từ năm 2019 và hệ sinh thái giáo dục 4.0 TOTA đang thực hiện. Những chương trình này đã có những hoạt động thiết thực nhằm chung tay với cộng đồng để chia sẻ với những trẻ em hiếu học vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, đặc biệt là sự chia sẻ với đội ngũ thầy cô giáo và các em học sinh.
Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Đào Trọng Khánh thường được biết đến trong vai trò đạo diễn, nhà sản xuất hàng đầu của nền điện ảnh tài liệu Việt Nam. Ở tuổi 80, ông gây bất ngờ cho đồng nghiệp, công chúng khi vừa ra mắt cuốn sách Đất và người do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành. Tác phẩm tập hợp bài viết, hình ảnh và tư liệu lịch sử được ông tích lũy suốt hành trình làm phim cách đây đã 50 năm.
Người ta bàn nhiều về trường ca với phẩm tính trường hơi, trường sức, cảm hứng hùng tráng gắn với các sự kiện trọng đại của cộng đồng, quốc gia dân tộc. Nếu từ góc độ ấy, đặt vào lịch sử Việt Nam, có cảm giác rằng, đây là nguồn mạch sẽ sản sinh những trường ca bất hủ.
Nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình không phải là một cái tên xa lạ của văn chương. Dù khiêm tốn nói rằng mình không phải là nhà văn, nhưng với 16 cuốn sách đã xuất bản, trong đó có 12 tác phẩm dành cho thiếu nhi, chị xứng đáng có một vị trí trong giới, đặc biệt là trong “địa hạt” văn học thiếu nhi.
Tuyển thơ “Biển bắt đầu từ sóng” (NXB Đà Nẵng, 2020) tập hợp sáng tác của 108 tác giả do nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh, Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn TP Đà Nẵng chủ biên ra mắt trong tháng 5 như một món quà thơ ca đa thanh, lấp lánh.
Trong sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, nhà văn Tô Hoài giữ một vị trí đặc biệt.
Nhân dịp ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6 và hè 2020, NXB Văn học giới thiệu bộ ba tiểu thuyết thiếu nhi Từ giã tuổi thơ, Những ngày lưu lạc và Đảo đá kỳ lạ của nhà văn kháng chiến Nguyễn Minh Châu.
“Đoản khúc chiều phù dung” (NXB Trẻ) là tập sách thứ năm của nhà văn Vũ Văn Song Toàn. Một chút gì đó hơi ma mị, có hơi hướng liêu trai, có sự trải đời và suy ngẫm, như một người kể chuyện nhẩn nha, từng chút từng chút một, Vũ Văn Song Toàn dẫn người đọc đi hết “Đoản khúc chiều phù dung” với một nỗi buồn man mác.
Nhân dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2020), NXB Văn hóa - Văn nghệ vừa giới thiệu đến độc giả nhiều tác phẩm đáng chú ý. Các tác phẩm cùng nhắc nhớ bạn đọc hôm nay về một lãnh tụ thiên tài, một tấm gương vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Tuy đã đi xa nhưng Người luôn sống mãi trong trái tim của chúng ta.
Nhân dịp Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2020), NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh vừa giới thiệu đến độc giả bộ sách “Nguyên cứu Hồ Chí Minh- một số công trình tuyển chọn” của PGS, TS Bùi Đình Phong.
“Bác dừng lại cúi đọc những chữ khắc sâu trên đá. Rồi Người hướng tầm mắt nhìn vọng hồi lâu về dải đất Tổ quốc trùng điệp… Bác dừng lại một chút nữa bên một dãy ghế đá thiên nhiên có nhiều hình dạng. Người nhìn sâu vào khoảng đất trời Tổ quốc biết bao đẹp đẽ nhưng đang đầy đau thương.
Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển quên cuộc sống muộn phiền, thấy thư thái, nhẹ tênh mỗi khi đọc truyện Kim Dung.
Những năm gần đây, trên thị trường sách xuất hiện nhiều cuốn tự truyện. Hầu hết do tác giả tự viết chuyện người thật, việc thật mà bản thân đã trải qua, một số ít do người khác chấp bút.
Nhà văn người Áo Thomas Bernhard (1931 - 1989) lâu nay vẫn được xem là “người khổng lồ hùng mạnh nhất” của văn chương Đức ngữ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự tấn phong ấy khiến cho, dù muốn hay không, Thomas Bernhard sẽ phải trở nên một tác giả đáng chú ý với không ít người đọc Việt Nam, nhất là khi vài tiểu thuyết quan trọng của ông được dịch ra tiếng Việt: “Kẻ thất bại”, “Đốn hạ”, và tác phẩm cuối cùng: “Diệt vong”.
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân vừa xuất bản cuốn sách “Không thể lãng quên” của Thượng tá, nhà báo Trần Hoàng Tiến (Báo Quân đội nhân dân) vào đúng dịp kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Nhân kỷ niệm 45 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Quỹ “Mãi mãi tuổi 20” và Câu lạc bộ “Trái tim người lính” tổ chức xuất bản bộ sách quý “Nhật ký thời chiến Việt Nam” của nhiều tác giả do nhà văn, cựu chiến binh Đặng Vương Hưng chủ biên.
Trong hồi ức “Chuyện tôi” (Hồi ức của con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng - Nguyễn Huy Thắng) (NXB Văn học), ta càng thấy rõ cảm xúc ấy.
Sau cuộc thi sáng tác Một nửa làm đầy thế giới do Nhà xuất bản Văn hóa Văn nghệ TP.HCM tổ chức năm 2019, với sự tài trợ chính của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, tập truyện ngắn của các cây bút trẻ "Qua những miền yêu" vừa được xuất bản.
Ở tuổi 102, nhà văn hóa Hữu Ngọc vừa cho ra mắt bộ sách mới Cảo thơm lần giở gồm hai quyển với dung lượng gần một ngàn trang. Có thể nói, việc ra mắt sách ở cái tuổi xưa nay hiếm, quả là có một không hai, không chỉ ở Việt Nam mà có lẽ ngay cả trên thế giới.
Tháng 3 năm nay, tên tuổi Vương Hồng Sển trở lại với bạn đọc qua quyển di cảo Chuyện cũ ở Sốc Trăng.
Nhà văn Linda Lê được xem như một trong những hiện tượng sáng chói của văn chương người Việt ở nước ngoài viết bằng tiếng Pháp. Nhiều tác phẩm của bà đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam, gần nhất là “Vượt sóng” (Phạm Duy Thiện dịch, Công ty Tao Đàn & NXB Hội Nhà văn, 2018), cuốn tiểu thuyết mà tác giả đã chất chứa rất nhiều những trầm tư sống động của một nhà văn về công việc/hành vi viết, mục đích và ý nghĩa của nó.