Ra mắt bộ sách “Nghiên cứu Hồ Chí Minh - một số công trình tuyển chọn”

15:12 18/05/2020

Nhân dịp Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2020), NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh vừa giới thiệu đến độc giả bộ sách “Nguyên cứu Hồ Chí Minh- một số công trình tuyển chọn” của PGS, TS Bùi Đình Phong.

Bộ sách “Nghiên cứu Hồ Chí Minh - Một số công trình tuyển chọn” được kết cấu thành ba tập.

Trong lời giới thiệu bộ sách, GS, TS, NGƯT Mạch Quang Thắng khẳng định, lần đầu tiên ở Việt Nam có một bộ sách tuyển chọn các công trình nghiên cứu Hồ Chí Minh của một cá nhân với độ dày khoảng 2.000 trang, cơ bản bao quát được tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội như chính trị, tư tưởng, tổ chức, văn hóa, đạo đức, xã hội, đổi mới, hội nhập và phát triển.

Bộ sách “Nghiên cứu Hồ Chí Minh - Một số công trình tuyển chọn” được kết cấu thành ba tập. Tập một, tác giả tập trung vào những vấn đề chính trị, tư tưởng, tổ chức. Hơn 40 bài viết trong tập này nghiên cứu các bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng về tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, tác giả tập trung làm rõ tư tưởng của Người về vấn đề thuộc địa, chủ nghĩa thực dân và cách mạng giải phóng dân tộc; về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Tập hai gồm những chuyên luận về văn hóa, đạo đức, xã hội. Các bài viết bắt đầu từ việc làm rõ và khẳng định Nghị quyết 24C/18.6.5 về kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam mang tầm vóc nhân loại, tại Khóa họp lần thứ 24 Đại hội đồng UNESCO ở Paris, từ ngày 20-10 đến 20-11-1987. Trên cơ sở đó, các bài viết đi sâu phân tích các khía cạnh văn hóa cụ thể và vai trò, sứ mệnh của văn hóa trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trong tập ba, PGS, TS Bùi Đình Phong đi sâu làm rõ những vấn đề đổi mới, hội nhập và phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là nội dung khá rộng và mới, hầu như chưa được đề cập nhiều trong các giáo trình và cũng ít xuất hiện trong các sách chuyên khảo về Hồ Chí Minh của các tác giả trong và ngoài nước. Công trình cho thấy, nhìn xuyên suốt từ tác phẩm “Đường cách mệnh đến Di chúc”, nói rộng ra là từ lúc ra đi tìm đường cứu nước đến tận cuối đời, sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng, phát triển đất nước của Hồ Chí Minh luôn luôn đổi mới, hội nhập và phát triển. Sự nghiệp cách mạng đó thể hiện tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, với trí tuệ, bản lĩnh, trách nhiệm cao trước nhân dân, Tổ quốc và nhân loại của Hồ Chí Minh, một con người cả cuộc đời vì nước, vì dân.

Mỗi tập có nội dung cụ thể, bám sát vào chủ đề, nhưng nhìn chung, cả ba tập là một chỉnh thể thống nhất về tư tưởng Hồ Chí Minh với ý nghĩa là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam và cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Gắn kết cả ba tập sách, người đọc có thể nhận thấy trục xuyên suốt của bộ sách bắt đầu từ nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về tư tưởng Hồ Chí Minh và cuối cùng là tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam giành thắng lợi.

Theo GS, TS, NGƯT Mạch Quang Thắng, bộ sách còn mang giá trị góp phần lý giải một vấn đề lớn: Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh trong hành trang phát triển của dân tộc và tiến trình văn minh, tiến bộ của nhân loại. Thông qua công trình này, người đọc sẽ thấy rằng tư tưởng Hồ Chí Minh đúng là tài sản tinh thần quý báu của Đảng Cộng sản và dân tộc Việt Nam. Nhà chính trị, nhà văn hóa Hồ Chí Minh có năng lực giao hòa sự đa dạng, kết hợp nhuần nhuyễn giá trị Đông - Tây, tìm thấy “mẫu số chung”, điểm tương đồng của dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ. Điều đặc biệt, công trình đã làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh chứa đựng bản chất khoa học, cách mạng và nhân văn mà điều căn cốt là dựa trên nền tảng triết học vững chắc, với thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận đúng đắn. Tư tưởng Hồ Chí Minh đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của dân tộc Việt Nam và khát vọng của nhân loại tiến bộ. Tư tưởng đó xuất phát từ thực tiễn dân tộc và thời đại, rồi trở lại cải tạo hiện thực.

Bộ sách được tác giả thể hiện bằng một lối văn chính luận, khúc chiết, dễ đọc, dễ hiểu, giúp người đọc dễ nắm bắt từng quan điểm cụ thể nhưng rất hệ thống trong toàn bộ di sản Hồ Chí Minh. Đây thật sự là một công trình giá trị, thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc trong tháng Năm này.

Theo Mạnh Hảo - NDDT

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh qua đời ở tuổi 89, một lần nữa dư âm “Chuyện ngõ nghèo” của ông được công chúng nhắc tới bằng sự ngưỡng mộ đầy trân trọng.

  • Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, tác giả của những bộ tiểu thuyết được đông đảo bạn đọc yêu thích như “Hồ Quý Ly”, “Đội gạo lên chùa”, “Mẫu Thượng Ngàn” đã qua đời ở tuổi 89 tại nhà riêng.

  • Đoạn văn nằm trong đề thi thử THPT Quốc gia 2021 là một trong những lời khuyên được tác giả đưa ra trong "Muôn kiếp nhân sinh 2" giúp con người chuyển đổi tâm thức để có thể vượt qua được những biến động kinh hoàng đang diễn ra.

  • Lữ Mai là một trong những gương mặt thơ nữ thế hệ 8X được nhiều người biết.
    Mới đây chị đã thử sức ở thể loại trường ca và ra mắt tập “Ngang qua bình minh”. Tác phẩm đã đạt hạng Ba giải thưởng Sáng tác về biên giới, biển đảo giai đoạn từ 1975 đến nay của Hội Nhà văn Việt Nam.

  • Không ồn ào, lại diễn ra trong giai đoạn xã hội bị ảnh hưởng dai dẳng của đại dịch Covid-19, cuộc thi vẫn chứng minh được sức hấp dẫn riêng với hàng nghìn tác phẩm tham dự.

  • Đã có nhiều văn nghệ sĩ hưởng ứng công tác phòng, chống dịch Covid-19 bằng các tác phẩm nhạc, họa, thơ, văn. Trong năm 2020, một số hội nghề nghiệp, đơn vị xuất bản đã có các tập “nhạc, thơ chống dịch”. Các tác phẩm được đăng tải, phát sóng, góp phần cổ vũ các lực lượng và người dân trên các mặt trận tiến công Covid-19. Nhưng một hội văn học nghệ thuật (VHNT) thực hiện một tập sách riêng về chủ đề vượt qua dịch bệnh thì có lẽ ở Tiền Giang là trường hợp đầu tiên.

  • “Miền thánh đợi”, là tuyển chọn 40 truyện ngắn của Nguyễn Văn Học, vừa được NXB Văn học cho ra mắt.

  • Muôn kiếp nhân sinh 2 tiếp tục cuộc du hành thời gian vô tiền khoáng hậu với những câu chuyện tiền kiếp, nhân quả luân hồi đầy hấp dẫn kỳ lạ từng làm say mê hàng trăm nghìn bạn đọc Việt Nam của doanh nhân New York giàu có, thông tuệ Thomas, cùng với những khám phá các tầng cõi linh hồn và những kiến giải, hướng đi mới giữa chu kỳ hoại diệt của nhân loại và hành tinh này.

  • “Nghiệp rừng” (NXB Văn học, 2021) là tập truyện ngắn gồm 16 tác phẩm của tác giả người dân tộc Dao Triệu Hoàng Giang.

  • Ngày 6-5, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam phát động cuộc thi Tác giả Trẻ nhằm tìm kiếm những cây bút trẻ - lực lượng sẽ kế tục sự nghiệp và tạo ra chân dung văn học Việt Nam mới.

  • Đã có nhiều những ý kiến trên các diễn đàn văn nghệ về các chính sách, cơ chế đối với văn học, tập trung vào đối tượng những người sáng tác; các nhà tổ chức xuất bản, phát hành sách; các cơ quan quản lý nhà nước về văn học nghệ thuật và các hội nghề nghiệp...

  • PGS, TS Nguyễn Văn Dân từng có nhiều công trình nghiên cứu đạt giải thưởng cao của Hội Nhà văn Việt Nam, giải sách hay, giải thưởng Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Việt Nam…

  • Nhiều hiện tượng văn học miền Nam trước 1975 thực ra đã đến với độc giả miền Bắc từ rất sớm, bằng những cách thức và con đường khác nhau...

  • Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã là người bạn đồng môn, người đồng nghiệp gắn bó với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm nhiều năm nay. Nghe tin ông ra đi một ngày cuối tháng Tư, bà xúc động khi nhớ lại những kỷ niệm cũ...

  • Hội Nhà văn TPHCM vừa kết hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Tây Ninh tổ chức tọa đàm “Nhà văn sống và viết về chiến tranh cách mạng”, mang đến những trăn trở, suy tư cũng như hy vọng của những người cầm bút qua một đề tài không bao giờ cũ.

  • Hai mươi năm sống và làm việc tại Hà Nội, với tư cách là một nhà văn, Đỗ Bích Thúy đã xuất bản 21 cuốn sách gồm các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, tản văn, truyện thiếu nhi. Qua đây bạn đọc có thể hình dung được những lao động nghệ thuật đầy say mê, nghiêm túc và chuyên nghiệp của chị.

  • Đà Lạt là một miền viết dường như không vơi cạn với Nguyễn Vĩnh Nguyên. Điều đó thể hiện rõ rệt qua hàng loạt cuốn tản văn, du khảo, biên khảo Đà Lạt khá đặc sắc mà nhà văn này đã viết trong suốt gần chục năm qua: “Với Đà Lạt, ai cũng là lữ khách”, “Đà Lạt, một thời hương xa”, “Đà Lạt, bên dưới sương mù”, “Đà Lạt, những cuộc gặp gỡ”...

  • Mặc dù đã ra mắt bạn đọc từ 10 năm trước, nhưng trong buổi ký tặng sách Đảo mộng mơ được tổ chức vào sáng 8-4 tại Nhà sách Cá Chép (223 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1), vẫn có rất đông độc giả đủ mọi thành phần lứa tuổi cùng tham gia giao lưu và xin chữ ký từ nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

  • Ngày 8-4, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sẽ có buổi giao lưu cùng bạn đọc nhân kỷ niệm 10 năm xuất bản lần đầu tác phẩm “Đảo mộng mơ”.

  • Tính ra tôi quen biết, chơi với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã gần 40 năm. Bốn chục năm bao nhiêu kỷ niệm, buồn vui đủ cả. Ngày anh trọng bệnh lần đầu, tôi cũng nằm viện vì tai nạn xe máy. Tới khi anh đột quỵ lần 2, tôi cũng vừa qua hạn nối được 3 ngón tay đứt lìa. Gọi cho nhau qua máy điện thoại, nghe giọng anh vừa lắp vừa chậm, thở than: Tôi là đồ tàn phế, bỏ đi rồi.