Quýt làm, cam chịu

15:29 05/02/2009
S. MROZEK (Ba Lan)Có lần tôi bắt gặp một con chó ác bụng đang rượt đuổi một con mèo. Bởi tôi là người yêu động vật nên tôi bèn vớ ngay một cục đá to sụ quẳng vào con chó khiến nó ngã lăn quay, nằm đứ đừ một hồi lâu. Chú mèo nhỏ không nhà, con vật bé xíu nom mệt phờ râu. Không chút do dự - tôi cho nó nương nhờ. Đây quả là một con mèo đẹp mã, lông mịn màng, mắt long lanh. Tôi đem nhốt nó vào trong nhà, đoạn bỏ đi chơi bời trác táng.

Thế rồi tôi lấy làm lạ, khi hôm sau, lúc tỉnh dậy sau một đêm say tuý luý và làm nhục một phụ nữ cô đơn, tôi chẳng hề cảm thấy một chút phiền muộn nào, điều, thực đáng tiếc, vốn dĩ vẫn là hậu quả không tránh khỏi sau những hành vi tội lỗi như vậy. Không đau đầu, chẳng chóng mặt đau mình mẩy gì sất. Trái lại: tôi lại thấy sảng khoái, khoẻ khoắn trong người. Cái khoan khoái tôi có được nhờ hơi men và trò đốn mạt, điều khiến tôi cứ tưởng là mình sẽ bị phạt nặng cho coi, vẫn còn hiện hữu và cám dỗ trong đầu tôi, vì hiện tại tôi có bị trừng phạt gì đâu. Tôi cũng chẳng thấy ăn năn chút nào về chuyện liên quan đến người đàn bà cô đơn nọ. Thực tình mà nói, tôi vốn chẳng ưa gì việc gian dâm với phụ nữ cô đơn, bởi tôi biết và tôi hiểu rằng khó lòng tránh khỏi chuyện lương tâm bị cắn rứt. Lúc này chẳng những tôi không chút ăn năn, hối hận, không ớn ngại tí nào sau hành vi đê tiện, mà ngược lại. Vừa mở mắt dậy tôi liền đảo mắt quanh phòng đặng kiếm tìm một người đàn bà cô đơn nữa và sẵn lòng làm nhục người ta.

Mắt tôi bắt gặp con mèo. Con vật nom mới khác lạ làm sao, hôm qua nó còn khoẻ, còn vui là vậy. Mắt nó ngầu đục, lông nó xám ngắt. Nó đi lảo đảo với triệu chứng bị nhiễm độc nặng chất cồn. Thêm nữa, lúc lúc nó lại kêu meo meo nhỏ nhẹ, dường như nó đang rầu lòng lắm thì phải.
Tôi, miệng huýt sáo, bước ra khỏi nhà. Không nên lấy làm lạ rằng chẳng còn bị ức chế bởi tâm trạng buồn phiền, điều trước đây vốn thường kìm giữ tôi, chí ít là vài hôm, không lao vào những cuộc trác táng mới nữa, tôi lại lập tức khướt say và làm nhục một bà goá tới độ chẳng thể tha thứ được. Ngày hôm sau tôi sảng khoái tỉnh dậy, không chút ưu phiền, không hề đau mình mẩy. Trong khi đó con mèo nhỏ buồn thiu. Nó đi xiêu vẹo, kêu meo meo, miệng phát ra từng tiếng nấc. Nó đau khổ, trong đôi mắt đục ngầu lúc này của nó ánh lên lời sám hối não nùng.

Tôi đi lấy bia cho nó, tôi đổ bia vào đĩa, ngắm nhìn chú mèo nhấp bia lia lịa, tôi chìm vào suy tưởng mông lung. Đích thị là - hoặc để tạ ơn, hoặc do lòng thánh thiện, chú mèo đã tự gánh lấy mọi tội lỗi của tôi, đúng hơn là mọi hậu quả về tinh thần và thể xác, còn phần hấp dẫn nhất thì nó để cho tôi.
Biết đâu, dẫu khác loài, nhưng cùng là động vật cả, nó có bà con họ hàng gì đó với con dê nọ, con dê mà khi đã gánh đủ các loại tội lỗi của dân Do Thái cổ đại đã bị họ tống khứ ra sa mạc và ở nơi đó nó rửa tội cho họ, giải thoát họ khỏi gánh nặng lỗi lầm.
Tôi ngắm kỹ con mèo. Mặc dầu có triệu chứng viêm niêm mạc dạ dày và liệt dây thần kinh thăng bằng, nom nó vẫn là một con mèo đẫy đà, khoẻ mạnh, còn có thể chất thêm lên lưng nó không chỉ một lỗi lầm. Đương nhiên không hề có chuyện tống khứ nó đi.

Giờ đây là những ngày tôi thường thành tâm hồi tưởng lại, khi tôi rảnh rỗi hơn. Tôi hay về nhà vào sáng sớm. Đâu đây vang vọng những tiếng rên la của những người phụ nữ cô đơn và của những người đàn bà goá. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi mà tôi đã phạm tới ngần ấy hành vi tội lỗi, bất nhã tới độ tôi ngờ là chưa chắc tôi có kiếm nổi một kẻ khác đồng cân đồng lạng với tôi về mặt này, một khi chẳng có ai bì kịp với tôi về thể chất cũng như tinh thần. Sức kiệt và sự ghê tởm với chính mình chắc phải giết chết bất kỳ ai. Riêng tôi thì vẫn tươi rói, hoạt bát và hồ hởi như xưa, sẵn sàng lao tiếp vào những hành động còn khả ố hơn, ấy vậy mà vẫn trong sạch như một thiên thần. Mọi tội lỗi của tôi, chú mèo, người bạn nhỏ của tôi, gánh sạch. Nó gầy sọm. Ít lâu nay lông nó đầy những vết loang lổ, phản ánh đầy đủ mức độ đạo đức và hành vi tội lỗi của tôi. Khi tôi biển thủ tiền bạc - trên thân người nó mọc thêm một cái mụn mưng mủ. Khi tôi lừa đảo - mõm nó tấy sưng, khi tôi nhục mạ - người nó mọc đầy nốt, khi tôi phạm thánh - nó lên cơn co giật, khi tôi bất kính người già và thượng cấp - nó rụng đuôi. Khi tôi thèm muốn thứ gì đó của người khác, vợ hoặc vật gì đó - nó bị động kinh, khi tôi háu ăn - hành tá tràng không chịu nghe theo nó. Mỗi lần tôi bội tín - lại một cái nhọt mọc trên người nó, các ngón bịp của tôi trong kỳ đua ngựa gieo cho nó những cái bướu. Trong thời gian tôi đắm mình trong những cuộc trác táng - nó rụng sạch lông. Quả đúng là tôi ngập chìm trong tội lỗi mà vẫn không hề bị trừng phạt, thay vào đó mỗi lúc nó càng trở nên tiều tuỵ.

Rốt cuộc tôi đành phải giảm nhịp độ. Nó ngày càng thân tàn ma dại, cần phải nới tay cho nó, khi tôi không định giết nó trong lúc này. Quả tình tôi không muốn vậy.
Bây giờ thì thảng hoặc tôi mới tự cho phép mình và còn cho đó là chuyện mạo hiểm lắm. Tôi đoạn tuyệt dần với những tội to, hạn chế mình trong những tội nhỏ, bớt liều lượng, bởi tôi ngại chẳng còn mấy nỗi là con mèo bị thiệt mạng. Tôi khai thác nó theo phương pháp khoa học, tôi lập bảng mối tương quan giữa những tội nặng và thể trạng của con vật. Tuy nhiên, tất thảy những thứ đó cũng chỉ có thể giúp làm chậm lại một quá trình, trong khi cần phải tìm cho bằng được lối thoát.

Lúc này đây tôi sẵn lòng chia sẻ với con mèo một nửa. Nhưng nó bất cần, vẫn cứ nhận hết về mình mọi hành vi đê tiện của tôi. Thế cùng tôi buộc phải hoàn toàn tự kiềm chế bản thân mình. Vì giờ đây trên thân xác con mèo chỉ còn đủ chỗ cho một lỗi lầm, mà phải là lỗi nho nhỏ thôi. Ôi, bất kỳ tội gì lúc này đều có thể giết nó chết hẳn. Tôi sống mẫu mực, nhiệt thành, tìm mọi phương cách. Tôi định chữa chạy cho mèo bằng cách đi làm những việc tốt, - độ vài việc tốt - tôi nghĩ bụng, - là mèo ắt lành da và rồi hắn có thể làm lại từ đầu. - Để được vậy, tôi dắt cụ già sang đường, cho người ăn mày của bố thí. Thế nhưng, rõ ràng con mèo chỉ phản xạ một phía, bệnh tình của nó chẳng thuyên giảm chút nào. Hình như trong nó có những nguyên tắc cải hoá vừa khổ hạnh, vừa khắt khe, có gì đó thuộc định mệnh, thuộc quan niệm cho rằng, tội lỗi, khi đã một lần phạm phải thì chẳng thể rửa sạch được nữa. Thế cho nên, tôi toan đạp ông già và bạt tai gã ăn mày. May mà tôi kịp nhớ ra, mình mà làm vậy thì chú mèo sẽ không sống nổi - nên tôi thôi.

Tối đến tôi quanh quẩn ở nhà, bằng mọi giá tôi tránh bị cám dỗ. Thanh thản, kìm lòng, đức hạnh, tốt bụng một cách phúc âm, tôi ngồi đối diện với nó, và... để làm cho nó vừa lòng tôi thêu mấy cái yếm dãi cho trại nuôi trẻ bị bỏ rơi, lũ trẻ da mầu. Nó nhìn tôi, chừng như muốn nói: “Nào, xin mời, cứ giết tôi chết hẳn đi, cứ cưỡng dâm, cứ trác táng, cứ lừa đảo đi, xin mời”. Tôi nghĩ bụng, phải đấm cho nó một quả vào mõm mới được. Tuy nhiên, làm vậy e chẳng hay ho gì, có khi lại mắc tội bội ơn, và khi đã vậy nó ắt lăn đùng ra chết. Tôi ức nó lắm.
Bao đêm tôi buồn nản tính thầm, giá nó là một con mèo to, hoặc là một con hổ bự, chứ đừng là một con mèo bé tí xíu thì mình còn có thể chất lên người nó được ối tội, còn đủ chỗ cho thời gian lâu hơn.

Nhưng rồi cuối cùng tôi cũng tìm được chước: tôi quyết định phải nhân giống nó. Thực ra thì cũng chẳng mong gì con cái của nó sẽ to hơn nó, nhưng cái lợi là ở số lượng. Cứ cho là nó sẽ đẻ một lứa sáu con. Nếu mà lũ mèo con kế thừa được bản tính của con mẹ, thì mỗi con được nuôi nấng đó, với cung cách chơi bời tùng tiệm của tôi, cũng đủ cho tôi được độ nửa năm, cộng gộp lại tôi đủ dùng được ba năm, ấy là chưa kể đàn mèo con này mai kia lại sinh sôi nẩy nở.
Tôi, loá mắt, đứng dậy. Việc nuôi nấng đến nơi đến chốn những con mèo như vậy hẳn sẽ tạo điều kiện cho tôi tha hồ đắm mình trong tội lỗi cho đến tận cuối đời mà vẫn chẳng bị trừng phạt chi cả, chả chừng - cả sau đó nữa cũng nên.

Có điều, tôi lại vấp phải một khó khăn thực nan giải. Bởi vì nó không chịu làm những chuyện không phụng sự các mục đích tinh thần và do tính cả thẹn bẩm sinh - nên chẳng biết được nó là giống gì. Thứ hai: vì những lý do như trên, nó quyết cự tuyệt bất kỳ kiểu phối giống nào. Thứ ba: do thể trạng của nó quá tồi tệ, cho nên không một con mèo khoẻ mạnh nào, dù là đực hay cái, muốn chung đụng với nó.
Vì vậy cho nên tôi đành phải đợi cho tới độ xuân về. Tôi những mong tiếng gọi mãnh liệt của thiên nhiên sẽ đẩy lùi sự cự tuyệt của nó và làm giảm đi nỗ e ngại của các đối tượng khả dĩ của nó. Tối ngày rằm tháng ba, trời ấm áp, tôi mở toang cửa sổ, đoạn đặt nó lên bệ cửa. Nó nhìn tôi bộ khinh bỉ, bằng ánh mắt của mình nó nói lên lời dứt khoát: “đừng hòng”, đoạn nó quay về góc phòng. Tôi thấy mình bất lực. Lâu nay sự thể được an bài là, tôi thì dâm loạn, còn mọi hậu quả nó gánh chịu hết. Vậy thì bây giờ làm sao tôi lại đi buộc nó phải có thái độ chủ động nào? Thực ra tôi có thể tự mình leo lên nóc nhà thử làm cái việc “cưỡng hôn”, có điều một khi đã “ép duyên” như vậy thì làm sao đạt được ý đồ nhân giống của tôi.

- Này, mày, hỡi con mèo thánh thiện kia! - tôi nghĩ bụng khi cơn thịnh nộ ngầm trào lên. - Cuối cùng thì mày đã đạt được mục đích. Mày bắt bí tao. Có điều tao đã chán ngấy cái kiểu bắt bí này. Bây giờ thì tao cho mày biết, thế nào là bắt bí.
Tôi nhanh nhẩu nhẩm tính những khả năng hiện hữu. Đã muộn giờ... Nhà nhà đã đóng cửa. Tôi túm gáy con mèo, đoạn sang gõ cửa nhà láng giềng, một ông già ốm yếu. Lão mở cửa, vui vẻ chào mời tôi. Tôi bước vào nhà, khép luôn cửa tôi thả con mèo ra rồi tóm lấy cổ họng ông lão.
- Hoặc là mày chịu đi nhân giống, - tôi bảo con mèo, - hoặc là tao bóp cổ ông già này, chắc mày thừa hiểu, mày sao chịu nổi cú tội to như thế này, mày biết đó, bây giờ thì tội nào chả kết liễu được đời mày, chỉ cần tao nguyền rủa thậm tệ vài lần, hoặc một hành vi phạm thánh là mày bỏ mạng không gì cứu nổi.

Nó dửng dưng, còn lão già mắt trợn ngược.
- Mày có chịu đi nhân giống hay không thì bảo? - tôi hỏi.
Nó vẫn bỏ ngoài tai. Tôi bèn thít cổ lão hàng xóm chặt hơn, để đạt được ý đồ mà.
- Đừng có mà dồn tao vào chân tường, - tôi nói. - Xét cho cùng, nhân giống đâu phải là tội nào. Lại là chuyện khác nếu mày mê dâm dục, chẳng lẽ lại là thế chăng? Chắc mày hiểu, ý tao là thế nào.
Con mèo nhỏ ra bộ không nghe thấy tôi nói gì cả.
- Nó giả đò, - tôi nghĩ bụng. - Nó định nắn gân tôi. Một cuộc chiến tranh cân não. Nó thừa biết, tôi chẳng dám bóp chết lão già, bởi vì tôi không muốn để xẩy ra chuyện chú mèo bé bỏng quý giá của tôi bị thiệt mạng. Được rồi, để xem, ai chịu ai. Lão già khốn khổ đã bầm tím toàn thân, tôi sẽ buông lão ra ngay đây. Rồi lão sẽ chẳng sao cả, còn tôi ắt khuất phục được con mèo này. Lát nữa thôi là nó sẽ chạy đi nhân giống cho mà coi.
Tiếc thay, tôi và con mèo, cả hai chịu nổi, nhưng lão già thì không.
- Ra nông nỗi này ư? - Tôi thầm nghĩ. - Ra nông nỗi này ư? Đã tới nước này thì đường nào bây giờ cũng vậy cả thôi!
Và tôi còn nhảy ngược lại - gian dâm, trác táng vớt vát thêm ít nữa. Dĩ nhiên, con mèo nhỏ chẳng thể chịu nổi tất thảy những tội trạng đó.
Nó mà còn sống, ngày mai người ta sẽ phải treo cổ nó thay tôi.
Quýt làm, cam chịu mà.
          LÊ BÁ THỰ dịch

(nguồn: TCSH số 191 - 01 - 2005)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • HANS CHRISTIAN ANDERSON   

    Hans Christian Andersen sinh tại Odense, Đan Mạch, thuộc gia đình bình dân, cha là thợ đóng giày, mẹ là thợ giặt. Tuy gia cảnh tầm thường, cha ông lại say mê văn học, ông có cả một tủ sách văn học quý giá. Từ sau khi cha qua đời (năm Andersen 11 tuổi), cậu bé đã được thỏa thích đọc những quyển sách cha để lại.


  • George Saunders - Franz Kafka

  • Brazil, nhà văn danh tiếng Jorge Amado nói, không phải là một quốc gia mà là một lục địa. Trong phần đóng góp mới nhất của loạt nhà văn trẻ xuất sắc được tạp chí Granta giới thiệu, họ kể những câu chuyện rộng lớn và hấp dẫn của xã hội Brazil hiện đại và ai là tương lai của nó; trong những nhà văn chưa từng được dịch và giới thiệu này góp mặt có Ricardo Lísias đã xuất bản hai tiểu thuyết rất hấp dẫn người đọc.
    Xin chuyển dịch sang Việt ngữ từ bản dịch sang Anh ngữ của Daniel Hahn: “My chess teacher”.
                                  Dương Đức dịch và giới thiệu

  • Daly sinh trưởng tại thành phố Winchester, bang Indiana, Hoa Kỳ. Ông có bằng Cử nhân Văn chương của đại học Ohio Wesleyan University và bằng Bác sĩ Y khoa của đại học Indiana University. Trong 35 năm, ông là bác sĩ phẫu thuật tại Columbus, Indiana. Ông từng là một bác sĩ phẫu thuật cấp tiểu đoàn trong chiến tranh Việt Nam.

  • AMOS OZ

    Sáng sớm, khi mặt trời chưa mọc, tiếng gù của đôi chim bồ câu trong bụi cây bắt đầu trôi qua ô cửa sổ để mở.


  • ALBERTO MORAVIA

  • KATHERINE MANSFIELD (Anh)     

    Thời tiết thật tuyệt vời. Người ta sẽ không có một bữa tiệc ngoài trời hoàn hảo hơn nếu họ không tổ chức tiệc vào ngày hôm nay.

  • Shun Medoruma (sinh năm 1960) là một trong những nhà văn đương đại quan trọng nhất của Okinawa, Nhật Bản. Ông được giải Akutagawa Prize năm 1997 với truyện ngắn “Giọt nước” (Suiteki).

  • Có lẽ tác giả tâm đắc lắm với truyện này nên mới chọn để đặt tên cho cả tuyển tập. “The Persimmon Tree, and Other Stories (1943)” gồm 15 truyện ngắn, góp phần mang lại chỗ đứng vững vàng trong văn đàn nước Úc cho nhà văn nữ Marjorie Barnard (1897-1987), người có thể sáng tác nhiều thể loại khác nhau, kể cả phê bình và lịch sử.

  • MARK TWAIN  

    M. Twain (1835 - 1910) là nhà văn lớn của Mỹ, từng phải lăn lóc nhiều nghề lao động chân tay trước khi trở thành nhà văn, do đó văn của ông rất được giới lao động ưa chuộng.

  • L. TOLSTOY

    Các anh em từng nghe nói rằng: mắt đền mắt, răng đền răng; còn ta nói với các anh em rằng: đừng chống lại kẻ ác. (Phúc Âm theo Matthiew V, 38, 39).

  • VẠN CHI (Trung Quốc)

    Tôi nhớ hình như ở đây có một bến ô tô buýt. Phải, phải rồi, ngay chỗ giờ đây cô gái kia đang đứng, dưới ngọn đèn đường ảm đạm ấy. Tôi thong thả bước tới, hỏi thăm.

  • Peter Bichsel sinh tại Lucerne (Thụy Sĩ) ngày 24 tháng 3 năm 1935, là con của một người thợ thủ công. Ông là nhà giáo dạy tại một trường tiểu học cho tới năm 1968.

  • Chitra Banerjee Divakaruni sinh năm 1957 tại Calcutta, Ấn Độ. Bà học đại học tại Đại học Calcutta. Năm 1976, bà đến Mỹ học thạc sĩ và tiến sĩ, sau đó dạy văn chương tại các đại học ở đó. Bà làm thơ, viết tiểu thuyết và truyện ngắn, được trao nhiều giải thưởng văn học. Ngoài ra bà còn sáng lập tổ chức Maitri chuyên trợ giúp phụ nữ Nam Á bị xúc phạm.

  • SAKI   

    1. Saki là bút hiệu của nhà văn Hector Hugh Munro (1870 - 1916), sinh tại Miến Điện (nay là nước Myanmar) khi nước này còn là thuộc địa của Anh.

  • Kevin Klinskidorn trưởng thành ở Puget Sound - một vùng ven biển tây bắc bang Washington và hiện sống ở bờ đông tại Philadelphia. Anh đã được giải thưởng Nina Mae Kellogg của đại học Portland State về tác phẩm hư cấu và hiện đang viết tiểu thuyết đầu tay.

    Truyện ngắn dưới đây của anh vào chung khảo cuộc thi Seán Ó Faoláin do The Munster Literature Center tổ chức năm 2015.

  • NAGUIB MAHFOUZ  

    Naguib Mahfouz là nhà văn lớn của văn học Arab. Ông sinh năm 1911 tại Cairo (Aicập) và mất năm 2006 cũng tại thành phố này. Mahfouz đã viết tới 34 cuốn tiểu thuyết và hơn 350 truyện ngắn. Cuốn tiểu thuyết lớn nhất của ông là Bộ ba tiểu thuyết (The trilogy) (1956 - 1957).
    Mahfouz được trao giải Nobel văn chương năm 1988.

  • Pete Hamill sinh ngày 24 tháng 6 năm 1935, tại Brooklyn, New York, Hoa Kỳ. Ông là nhà văn, nhà báo. Ông đi nhiều và viết về nhiều đề tài. Ông từng phụ trách chuyên mục và biên tập cho báo New York Post và The New York Daily News.

  • Truyện này được dịch theo bản tiếng Pháp nên chọn nhan đề như trên (Je ne voulais que téléphoner, trong cuốn Douze Contes vagabonds, Nxb. Grasset, 1995) dù nó có vẻ chưa sát với nguyên bản tiếng Tây Ban Nha của tác giả (Sole Vina a Hablar por Teléfono) - Tôi chỉ đến để gọi điện thoại thôi.

  • Eugene Marcel Prevost, nhà văn và là kịch tác gia người Pháp, sinh ngày 1/5/1862 tại Paris, mất ngày 8/4/1941 tại Vianne, thuộc khu hành chính Lot- et-Garonne. Năm 1909, ông được mời vào Hàn lâm viện Pháp.