Quy trình 6 bước về bầu cử

14:42 20/05/2021

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ diễn ra từ 7h00-19h00 Chủ nhật, ngày 23/5/2021. Để thực hiện việc bỏ phiếu, Hội đồng bầu cử Quốc gia hướng dẫn cử tri cần nắm rõ các bước được tóm tắt thông qua quy trình 6Đ dưới đây.

Ảnh minh họa (internet)

- Bước 1: Đến khu vực bỏ phiếu

- Bước 2: Đọc bảng danh sách tiểu sử người ứng cử

- Bước 3:  Đưa thẻ cử tri để nhận phiếu bầu cử

- Bước 4: Điền phiếu: đủ và đúng

- Bước 5: Đích thân bỏ phiếu vào Hòm phiếu

- Bước 6: Đóng dấu "Đã bỏ phiếu"

Bước đầu tiên, cử tri sẽ Đến khu vực bỏ phiếu trong khoảng thời gian từ 7h00- 19h00 Chủ nhật, ngày 23/5/2021 để tham gia bầu cử.

Bước 2, cử tri tới bảng danh sách tiểu sử người ứng cử được niêm yết trong khu vực bỏ phiếu để tìm hiểu kỹ thông tin về các ứng cử viên.

Tiếp theo, cử tri di chuyển đến 'Bàn hướng dẫn' để được Tổ bầu cử hướng dẫn quy trình bỏ phiếu. Sau đó, tại 'Bàn phát phiếu' hãy Đưa thẻ cử tri để nhân phiếu bầu cử. Cử tri được nhận 01 phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và 03 phiếu bầu cử đại biểu HĐND các cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

Đến với bước quan trọng nhất trong quy trình 6Đ, cử tri cần Điền phiếu: Đủ và Đúng. Khi không tín nhiệm người ứng cử nào thì cử tri gạch ngang giữa cả họ và tên người ứng cử đó.

Trong quá trình viết phiếu, cử tri cần lưu ý một số quy định sau:

- Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem kể cả thành viên tổ bầu cử.

- Không được khoanh tròn, gạch chéo, gạch dưới, gạch trên hàng họ và tên người ứng cử.

- Không được đánh dấu những kí tự đặc biệt trên phiếu bầu.

- Không được viết thêm, ghi tên người ngoài danh sách ứng cử vào phiếu bầu.

- Không được bầu quá số đại biểu được ấn định trong phiếu bầu, hoặc bỏ phiếu bầu trắng.

- Nếu viết hỏng, cử tri có quyền được đổi phiếu bầu khác.

Sau khi hoàn thành việc viết phiếu bầu cử, cử tri phải Đích thân bỏ phiếu vào hòm phiếu.

Cuối cùng, cử tri di chuyển tới bàn của Tổ bầu cử để đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào Thẻ cử tri.

Sau khi thực hiện đầy đủ 6 bước theo quy trình 6Đ nêu trên, cử tri đã hoàn thành xong hoạt động bỏ phiếu của mình.

Hội đồng bầu cử quốc gia nhấn mạnh, bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.

Mỗi lá phiếu của cử tri sẽ góp phần lựa chọn những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.

Trong suốt quá trình bầu cử, cử tri cần đảm bảo thực hiện tốt quy tắc phòng chống dịch COVID-19 theo thông điệp 5K mà Bộ Y Tế đã khuyến cáo.

 

 

 

Theo báo Chính Phủ

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Chức Phó giám đốc một Nhà xuất bản cấp tỉnh thì thiếu chi thứ để bày vẽ kiếm... tiền? Thế mà dài dài ngày lại nuôi chí dựng một bảo tàng bằng cách dành tiền để mua hiện vật đến nỗi thường xuyên phải gặm mỳ gói...

  • Năm 2013, kỷ niệm 100 năm ra đời (1913-2013) của Hội những người bạn Huế xưa hay cũng gọi Hội Đô Thành Hiếu Cổ (Association des Amis du Vieux Huế). Đối với một người nghiên cứu lịch sử văn hóa Huế thì sự kiện 100 năm ra đời của Hội những người bạn Huế xưa là hấp dẫn nhất. Nhưng sự kiện này đã được UB Văn hóa Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức vào tháng 9/2010 tại Huế một Hội thảo Khoa học với nội dung Thân thế và sự nghiệp của Léopold Michel Cadière. 

     

  • Họa sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Hoài Hương được nhiều người biết đến không chỉ vì tài năng của anh, mà cả vì ngôi nhà gỗ đầy phong cách.

  • Huế là kinh đô của Việt Nam trong một thời gian khá dài dưới hai triều đại : Tây Sơn (1788 - 1801) và Triều Nguyễn (1802 - 1945). Huế còn lưu giữ trong lòng một khối lượng đồ sộ những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc ta. Unesco đã công nhận quần thể di tích cố đô và nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa thế giới. Kinh thành cố đô Huế với Thành lũy hình ngôi sao hiện nay còn tồn tại duy nhất ở Việt Nam.

  • (SHO) - Theo đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020” vừa được Bộ VH-TT-DL phê duyệt, đến  năm 2020  du lịch biển phải có được ít nhất 6 điểm đến du lịch tầm cỡ quốc tế, trong đó có Lăng Cô – Cảnh Dương.

  • Ngày 05/9, Hội Sân khấu tỉnh Thừa Thiên Huế đã  tổ chức khai mạc Trại sáng tác kịch bản sân khấu năm 2013.

  • Chiều ngày 03/9, tại Nhà Lục giác ( đường Trịnh Công Sơn - TP Huế), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình biểu diễn chào mừng kỷ niệm Ngày Âm nhạc Việt Nam ( 03/9/1959 - 03/9/2013).

  • (SHO). Đến nay, đã có 138 đơn đăng ký tham gia danh mục bảo vệ nhà vườn thuộc các phường: Kim Long, Thủy Biều, Vỹ Dạ, Thuận Lộc, Phú Nhuận.

  • (SHO) -  Bộ VHTTDL vừa đồng ý chi 1,84 để phòng trừ côn trùng hại gỗ tại di tích làng cổ Phước Tích, tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • (SHO) - Ngày 2/9, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu Tháng Vàng du lịch tại di sản Huế. Chương trình kéo dài từ 2/9 đến 30/9/2013

  • Liên hoan là một hoạt động văn hóa lớn nhằm phát huy và đẩy mạnh phong trào văn hóa văn nghệ của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang trên địa bàn toàn tỉnh.

  • Những bức tranh gạo của họa sĩ trẻ Phạm Đình Thái, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế, để lại ấn tượng cho người xem không chỉ vì nét mộc mạc, gần gũi từ chất liệu, hình ảnh mà còn ẩn chứa một nghị lực phi thường. 

  • Ngày 02/9, giải đua ghe truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra với sự tham dự của  8 ghe đua ưu tú của các huyện và thị xã, phường trong toàn tỉnh. 

  • Nhân kỷ niệm 68 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngày 02/9, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tổ chức triển lãm ảnh "Di tích Huế, ký ức và hiện tại".

     

  • (SHO). Có trên 600 năm tuổi, Làng cổ Phước Tích chứa trong mình một tiềm năng lớn lao để phục vụ cho du lịch. Những năm gần đây, Nhà nước và các tổ chức quốc tế đã quan tâm tạo điều kiện cho Phước Tích những cơ hội mới trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa làng cổ…

  • Đó là kiến nghị của  lãnh đạo sở Văn hoá,Thể thao và Du lịch trong buổi làm việc về tình hình thực hiện chương trình công tác năm 2013 và dự kiến kế hoạch năm 2014 của Sở với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế. 

  • “Trên đường hướng về ngày mai của các nghề truyền thống Huế, tôi gặp được trúc chỉ” - nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã bắt đầu tham luận của ông như thế tại hội thảo về nghề truyền thống Huế tháng 4-2013.

  • Sáng nay 26-8, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế khởi công dự án tu bổ, tôn tạo di tích miếu Long Thuyền với tổng dự toán đầu tư cho dự án khoảng 1,3 tỷ đồng, từ nguồn vốn sự nghiệp và nguồn xã hội hóa.

  • (SHO).Lễ hội đang diên ra cho đến hết ngày hôm nay, 23/8. Nghi thức cúng tế Thần Biển vẫn được người dân nơi đây coi trọng nhất. Tối qua, 22/8, Lễ hội Cầu ngư năm 2013 với chủ đề Phong Hải biển nhớ, đã  khai mạc tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Hàng nghìn người dân và du khách đã về khai hội.

  • (SHO). Hôm qua, 22/8, tại Đình Thanh tiên, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang đã diễn ra Lễ đón nhận bằng công nhận làng nghề truyền thống.Làng nghề truyền thống hoa giấy Thanh Tiên được hình thành cách đây khoảng 300 năm.