Quản lý lễ hội dân gian: Gian nan tìm quy chế chuẩn

09:28 11/09/2017

Trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, lễ hội nói chung và lễ hội dân gian nói riêng là những sản phẩm tinh thần đặc biệt, đáp ứng nhu cầu văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, theo PGS.TS Trương Quốc Bình - Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, bên cạnh những hiệu quả, những năm qua việc tổ chức và hoạt động lễ hội bộc lộ không ít những tồn tại, bất cập.

Quản lý lễ hội dân gian vẫn còn thiếu những chế tài xử phạt để giảm những bất cập.

Hiểu đúng về lễ hội dân gian 

Theo số liệu thống kê của Bộ VHTT&DL, hiện cả nước có 7.966 lễ hội các loại. Trong đó, lễ hội dân gian có 7.039 (chiếm 88,36%,). Số liệu thống kê này cho thấy, lễ hội nói chung và đặc biệt là lễ hội dân gian nói riêng, là  bộ phận  hết  sức quan trọng  của  kho  tàng  di  sản  văn hóa Việt Nam.

Ở Việt Nam đã và đang xuất hiện xu hướng nâng cấp lễ hội từ làng, xã lên tầm cao hơn thành cấp khu vực và cấp quốc gia, “thành cái gọi là festival”. Việc áp đặt suy nghĩ chủ quan, đưa các yếu tố hiện đại không phù hợp vào nội dung của lễ hội dân gian, sự can thiệp quá sâu và cụ thể của các cấp chính quyền vào lễ hội… dẫn đến hiện tượng đáng cảnh báo là làm đơn điệu hóa, trần tục hóa và thương mại hóa lễ hội…

Do tác động của những mặt trái của kinh tế thị trường, đang có xu hướng nhiều nơi chỉ coi nặng lợi ích kinh tế, không quan tâm đến những giá trị văn hoá dẫn đến nhận thức sai lệch về mục đích tổ chức lễ hội, coi di tích và lễ hội là nguồn lợi riêng, là lợi ích nhóm nên tập trung khai thác giá trị kinh tế, thương mại hoá các loại hình hoạt động dịch vụ, làm giảm giá trị truyền thống của lễ hội.

Trong bối cảnh chuyển đổi từ kinh tế tiểu nông sang khai thác dịch vụ du lịch, đã và đang nảy sinh không ít tồn tại và bất cập. Đã có không ít những người tham gia cung cấp các dịch vụ văn hóa du lịch mang tư tưởng chụp giật, mùa vụ để trục lợi như chở đò tại chùa Hương, bán các tờ giấy in ấn tại các lễ hội, bán thịt trâu trong các dịp tổ chức chọi trâu với giá trên trời, đeo bám, chặt chém du khách tại các  trung tâm văn hóa du lịch và thậm chí tại ngay khu trung tâm thủ đô Hà Nội.

Những năm qua, khi đời sống vật chất của hầu hết người dân đã được nâng cao,việc tham gia các lễ hội và các hoạt động du lịch đã trở thành nhu cầu thường xuyên của đông đảo các tầng lớp nhân dân, kể cả những người chưa thực sự dư dật. Tuy nhiên nếp sống, lối sống tùy tiện trong sinh hoạt hàng ngày của số đông du khách như vứt rác, phóng uế bừa bãi, chen lấn, xô đẩy, ít có sự nhường nhịn, tham gia các hoạt động văn hóa tín ngưỡng chủ yếu theo tập quán và tâm lý đám đông.

Đồng thời, do thiếu hiểu biết về những nội dung cơ bản của tín ngưỡng và lễ hội như đối tượng thờ phụng, cách thức thực hành tín ngưỡng nên đã và đang có những hành vi cướp đồ thờ lấy may, rải tiền lẻ tại các nơi thờ tự và thậm chí nhét tiền vào tay, vào khe các tượng Phật. Mặt khác số đông du khách còn trực tiếp và gián tiếp tiếp tay cho những hành vi  bất chính như trốn vé, trả tiền cho các loại hàng hóa, dịch vụ cao gấp nhiều lần   so với giá trị thực của chúng.

Tại một số nơi, chủ trương xã hội hóa hoạt động trong lễ hội là khuyến khích người dân, các nhà doanh nghiệp tham gia vào công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội. Nhưng, trong thực tế, có những “mạnh thường quân” bỏ tiền của tài trợ cho lễ hội chỉ với mục đích nhằm “đánh bóng” tên tuổi của mình, điều ấy đồng nghĩa với việc lễ hội truyền thống trở thành nơi phô trương, hình thức hoặc bị biến dạng, không giữ được bản sắc vốn có của nó.

Tìm hướng đi hiệu quả

Trên thực tế, những vấn đề quản lý và tổ chức lễ hội đã được quy định trong một số điều của Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL và Nghị định 103/2009/NĐ-CP của Chính phủ.

Đơn cử, năm 2016, Bộ VHTT&DL lại đã có văn bản gửi UBND một số tỉnh không cho phép tổ chức lễ hội chọi trâu, nếu đó không phải là lễ hội truyền thống trên địa bàn. Tuy nhiên, những đề nghị này đã không được nghiêm túc thực hiện và thậm chí, còn có không ít những ý kiến phản đối việc quy định cấp phép lễ hội, bởi lo ngại thủ tục hành chính rườm rà, tạo ra những giấy phép con…

Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi ủng hộ đề xuất của Bộ VHTT&DL gửi Thủ tướng Chính phủ về việc cần có một Nghị định riêng quy định giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm nội dung lễ hội phù hợp với truyền thống, thực sự trở thành nét sinh hoạt văn hóa có tính cộng đồng cao, có sự hấp dẫn và có giá trị về giáo dục, tâm linh lành mạnh. Đồng thời, không cho phép phục dựng tràn lan các lễ hội nói chung, đặc biệt là các hội chọi trâu không gắn với truyền thống nói riêng.

Cần thẳng thắn thừa nhận, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực lễ hội chưa theo kịp tình hình thực tiễn, chậm xây dựng và điều chỉnh những quy định của nhà nước về quản lý và tổ chức lễ hội, công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi các văn bản chưa nghiêm. Trong đó, công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý, sử dụng các nguồn thu từ công đức và dịch vụ chưa đúng mục đích, minh bạch, chưa tương xứng với nguồn kinh phí cung tiến và công đức của du khách, chưa theo kịp tình hình thực tiễn, là một trong những vấn đề tiêu cực phát sinh nhưng chưa có chế tài cụ thể để xử lý.

Tại những lễ hội có tục hiến sinh, các nghi thức sát sinh được tập trung đặc tả còn những tập quán truyền thống của cộng đồng trong việc bình chọn người mua, chăm sóc, nuôi dưỡng vật hiến sinh với trách nhiệm và tình cảm của cả cộng đồng thì dường như không được nhắc tới.

Chính vì vậy, một số hành vi bị coi là bạo lực, đặc biệt là những nghi lễ hiến sinh của các lễ hội truyền thống này thu hút sự quan tâm mô tả và bị coi là những hiện tượng phi văn hóa, thiếu lành mạnh cần được lên án và bài trừ. Rõ ràng, những hiện tượng nói trên thể hiện trên thực tế về nhu cầu cấp bách cần đổi mới công tác tổ chức, quản lý lễ hội ở Việt Nam hiện nay.

Theo Minh Quân - ĐĐK

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Nhà thơ Phạm Tiến Duật năm 2002, khi vào tuổi 61, đã đưa ra mười tiêu chí để xác định “thế nào là nhà văn già”. Tỷ như nhà văn già là nhà văn thích đề tặng và chú thích, thích quản lý người khác mà không quản lý chính mình, thích chê bai xã hội, phàn nàn đủ thứ và tỏ ra mình là người lịch lãm, chỉ không biết chê chính cái mình viết ra…

  • Trong những ngày cuối tháng 5/2015, dư luận khắp nơi tỏ vẻ đồng tình với phát biểu tại Quốc Hội của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ (Phó giám đốc Học viện Quốc phòng): “Tội tham ô, tham nhũng mà không tử hình thì không hợp lòng dân, bởi tham nhũng không phải là những người nhỏ mà đều là người làm to có chức có quyền, đục khoét công quỹ, bóc lột nhân dân. Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”.

  • Khái niệm không gian văn hóa của các dòng sông đã rõ ràng và cụ thể khi liên quan đến quy hoạch cảnh quan kiến trúc của đô thị. Nhưng ngoài quy hoạch đô thị, không gian đó không chỉ gói gọn ở các điểm nhấn kiến trúc nhà cửa, cầu và cây xanh.

  • Khai thác các di tích văn hóa- lịch sử vào mục đích du lịch đang trở thành một hướng đi được quan tâm đầu tư của nước ta nói chung, Nghệ An nói riêng bởi có lẽ đó là cách hiệu quả hàng đầu để quảng bá những giá trị văn hóa của một vùng miền mà không cần phải tốn quá nhiều lời.

  • Cô bé Lolita dạo chơi đến Việt Nam gần đây đã làm nổ ra một sự “mất đoàn kết” không nhỏ trong giới dịch thuật. Thậm chí, có khi người ta chú ý đến chuyện nóng bỏng của “trường văn trận bút” nhiều hơn là chú ý đến vẻ đẹp của cô ấy, hay nói cách khác, giá trị của bản thân tác phẩm của Vladimir Nabokov.

  • Truyền thông tạo định kiến “người Israel chuyên đánh bom cảm tử”, “người Anh lãnh đạm và xa cách”, nhưng văn chương liên kết nhân loại bằng những câu chuyện giản dị. Chủ đề này được nói đến trong Những ngày Văn học châu Âu tại Hà Nội.

  • Không phải là những người đầu tiên nảy ra ý tưởng biến các khoảng đất trống ở Hà Nội thành sân chơi cho trẻ em nhưng họ là những người đầu tiên thực hiện thành công ý tưởng đó - chúng tôi muốn nói đến các bạn trẻ trong nhóm tình nguyện “Nghĩ về sân chơi trong thành phố” (Think Playgrounds - TPG).

  • Nhân dịp tái bản có sửa chữa Lolita, dịch giả An Lý, người biên tập bản tiếng Việt lần này,  có bài viết về tác phẩm mà lịch sử xuất bản của nó sang các thứ tiếng khác dường như chịu một lời nguyền cho những bản dịch lại, hoặc những bản dịch liên tục sửa chữa.

  • Văn hóa đọc của Việt Nam không hề suy đồi? Vấn đề là giới trẻ của chúng ta đang quan tâm gì và đọc gì?

  • Robert Lucius - giám đốc chương trình khu vực châu Á, Tổ chức Humane Society International, một tổ chức bảo vệ động vật quốc tế hơn 60 năm - đã trở lại Việt Nam trong một chuyến đi đặc biệt khi Việt Nam đã làm ông thay đổi cuộc đời của mình, từ một sĩ quan quân đội ông trở thành nhà hoạt động bảo vệ động vật.

  • Trách nhiệm giáo dục thuộc về ai? Gia đình, nhà trường hay xã hội? có nhiều người đổ lỗi cho đó là bị tác động bởi "mặt trái của kinh tế thị trường".

  • Con số 6.200 nói lên điều gì...!

    6.200 người bị nhập viện do ẩu đả trong dịp tết nguyên đán Ất Mùi 2015 nói lên điều gì, chẳng phải là bạo lực đang lên ngôi!

  • Xem lễ hội ở xứ ta dễ có cảm giác mình bị dẫm nát như những cánh hoa trên Đường hoa xuân. Lễ hội Việt hiện đại, không khéo, trở thành đồng nghĩa với từ vandalism – nôm na là hủy hoại các giá trị văn hóa nhân loại.

  • Tưởng lì xì con trẻ là... chuyện nhỏ, nhưng thật ra có rất nhiều điều đáng bàn quanh câu chuyện lì xì đầu năm.

  • Cần có một cơ quan kiểu như Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam trong lĩnh vực báo chí và các cơ quan báo chí cần phải liên kết lại trong cuộc chiến chống vi phạm bản quyền báo chí. Đó là giải pháp được nhiều đại biểu đồng tình nhất tại Hội thảo "Vấn đề Bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số" được tổ chức ngày 28/1 tại TP.HCM.

  • Theo thống kê của Cục Xuất bản-in-phát hành, năm 2014 ngành xuất bản đã tăng 50 triệu bản sách so với 10 năm trước.

  • Đó là một trong những vấn đề đã được đưa ra thảo luận sôi nổi tại buổi tọa đàm với chủ đề “Những cuốn sách làm ô nhiễm môi trường giáo dục thanh thiếu niên - Thực trạng và Giải pháp”, do Hội xuất bản Việt Nam tổ chức vào sáng nay 21/1 ở TPHCM.

  • Tiếp theo Thánh Gióng, lại thêm một vị “Tứ Bất tử” nữa của người Việt Nam được dựng tượng. Đó là Đức Thánh Tản, hay Tản Viên Sơn Thánh, hay gọi một cách học trò là Sơn Tinh, gắn với truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh.

  • “Phải xem hành lang pháp lý cho văn hóa còn thiếu cái gì. Cái gì lỗi thời rồi cần đổi mới, cái gì mâu thuẫn cần điều chỉnh”, GS-TS Phùng Hữu Phú, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, nói tại hội thảo quốc gia Những giải pháp tổ chức triển khai Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người VN đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

  • Cả nước lại sắp bước vào mùa lễ hội Tết Ất Mùi 2015. “Đến hẹn lại lên”, những câu chuyện tiêu cực mùa lễ hội dường như vẫn là bài toán nan giải đối với các nhà quản lý.