Quản lý di sản văn hóa: Cần cơ chế giám sát tổng hợp

10:07 04/11/2013

Câu chuyện "mất bò mới lo làm chuồng" trong quản lý di tích vẫn lặp lại khi thời gian qua, các vụ việc xâm nghiêm trọng di tích liên tục xảy ra (như vụ xâm hại thành cổ Luy Lâu Bắc Ninh), chùa Trăm Gian (Chương Mỹ, Hà Nội), Chùa Một Cột bị xuống cấp nghiêm trọng...). Thế nhưng, đến khi dư luận bức xúc, báo chí lên tiếng thì các cơ quan chức năng mới "biết" để vào cuộc xử lý.

Du khách tham quan lăng Khải Định ở cố đô Huế (Ảnh: TTXVN)

Thực tế này đặt ra câu hỏi về vấn đề trách nhiệm của nhà quản lý trong công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa. 

"Đá bóng" trách nhiệm 

Nhìn nhận về khía cạnh người phát hiện những sai phạm, hai nhà nghiên cứu văn hóa Ngô Đức Thịnh và Bùi Trọng Hiền đều cho rằng, những người phát hiện, nêu ra thực trạng di tích bị xâm phạm không phải là những người làm công tác quản lý di tích, di sản mà chính là nhân dân và các cơ quan báo chí. 

"Những người hưởng lương của Nhà nước để quản lý di tích thì không phát hiện ra sai phạm ngay tại chính di tích mình quản lý, hoặc biết mà cố ‘nhắm mắt làm ngơ’ chăng? Họ thờ ơ theo kiểu 'cha chung không ai khóc.' Đau xót hơn, khi sai phạm được phát hiện, không ai chịu đứng ra chịu trách nhiệm trực tiếp. 'Quả bóng' trách nhiệm đó cứ được đẩy từ người này sang người khác; để cuối cùng, việc xử lý sai phạm cũng được tiến hành theo kiểu hình thức, 'phủi bụi' mà thôi," ông Thịnh bức xúc. 

Điển hình, sau vụ "bức tử" chùa Trăm Gian nghìn năm tuổi vào năm ngoái, trả lời về trách nhiệm của các bên liên quan, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội khi đó-ông Phạm Quang Long cho biết: “Những bên liên quan phải chịu trách nhiệm thì có nhiều: Ban quản lý di tích, chính quyền xã, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và cơ quan chuẩn bị vốn...” 

Trong khi đó, ông Vũ Văn Đông-Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ cho rằng: “Để xảy ra việc đáng tiếc đó do nhận thức của sư trụ trì và Ban quản lý di tích yếu kém; chính quyền xã và huyện không báo cáo kịp thời." 

Đến khi được hỏi về trách nhiệm quản lý của chính quyền xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tiên Phương Vũ Văn Doãn bày tỏ: “Xã thấy việc hạ giải hai công trình là cấp bách vì mùa mưa bão đang đến, nếu không phá dỡ, để xảy ra tai nạn thì xã không thể gánh trách nhiệm; còn việc triển khai tu bổ, sửa chữa cụ thể như thế nào là việc của nhà chùa và ngành văn hóa.” 

Cuối cùng, chiều ngày 15/9/2012, Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ đã báo cáo lên Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về mức kỷ luật đối với tập thể và cá nhân. Tuy nhiên, mức kỷ luật cũng chỉ dừng lại ở kiểm điểm, phê bình, khiển trách đến cảnh cáo.
 
"Đó quả là một điều trớ trêu! Người ta cứ phá hoại di tích (dưới danh nghĩa trùng tu, tôn tạo) vì thiếu trách nhiệm, thiếu hiểu biết rồi chỉ việc kiểm điểm là xong. Nếu cứ như vậy thì tình trạng xâm phạm di tích sẽ không dừng lại," Ủy viên Hội đồng Di sản Quốc gia-ông Ngô Đức Thịnh bình luận.
  
Văn bản thiếu đồng bộ 


Theo báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, từ năm 2010, sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa có hiệu lực thi hành, đến nay, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật tiếp tục được nghiên cứu xây dựng. Cụ thể, trong ba năm qua, đã có 2 nghị định của Chính phủ, 8 thông tư của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được ban hành. 

Tuy nhiên, “việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa còn chậm và chưa hoàn chỉnh, chưa theo kịp những yêu cầu và đòi hỏi cấp bách do thực tế đặt ra; kế hoạch kiểm tra, thanh tra di tích định kỳ chưa được tiến hành. Từ đó dẫn tới việc nhiều di tích bị xâm phạm trong thời gian qua,” ông Nguyễn Thế Hùng, Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thừa nhận. 

Là người trực tiếp tham gia vào công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích, bà Nguyễn Thị Vân, Phòng Quản lý Di tích (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh) chia sẻ: “Hiện nay, trong hệ thống văn bản hướng dẫn bảo tồn, phát huy giá trị di tích, di sản văn hóa, chúng tôi thấy thiếu hai loại văn bản: Văn bản hướng dẫn xây dựng mô hình di tích và văn bản hướng dẫn sử dụng tiền công đức.” 

Trước vấn đề này, tiến sỹ Lưu Minh Trị, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Thăng Long-Hà Nội cho rằng, số tiền thu được từ việc bán vé vào thăm quan các khu di tích, tiền công đức nên được sử dụng theo hướng: Một phần sẽ được trích ra cho những người trực tiếp làm công tác bảo vệ, gìn giữ di tích đó hàng ngày hưởng; phần còn lại dùng cho việc tái đầu tư tôn tạo, trùng tu di tích. 

Cần xây dựng cơ chế giám sát tổng hợp 

Không chỉ có vậy, vấn đề thanh tra, kiểm tra việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cũng bộc lộ nhiều hạn chế. 

Trong "Báo cáo hoạt động quản lý và phát huy giá trị di tích trong những năm gần đây," Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thừa nhận: "Công tác thanh tra, kiểm tra di tích chưa được các cơ quan thực hiện thường xuyên. Việc xử lý vi phạm di tích trong thời gian qua cũng chưa kiên quyết, triệt để." 

Trước thực tế này, ông Đặng Văn Bài, nguyên Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa bày tỏ: Để việc giám sát, quản lý có hiệu quả không chỉ cần sự vào cuộc rốt ráo của Cục Di sản Văn hóa, Thanh tra cấp Bộ và cấp Sở... mà vấn đề cơ bản nhất là cần xây dựng được cơ chế giám sát tổng hơp. 

Theo đó, các cơ quan chức năng sẽ giám sát việc xây dựng, triển khai và thực hiện các quy định về quản lý nhà nước trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản. 

Cùng với đó, cộng đồng dân cư bản địa (nơi có di tích) với tư cách là chủ thể văn hóa sẽ thực hiện chế độ tự quản, tự giám sát việc ứng xử với di sản trong cộng đồng mình, phản ánh những bất cập tới cơ quan quản lý nhà nước và cùng tham góp ý cho việc quản lý của các cơ quan chức năng. 

Cụ thể, theo ông, các cộng đồng dân cư có thể cử đại diện các dòng họ tham gia vào quá trình giám sát này cùng các cơ quan quản lý nhà nước. 

"Sự song trùng như thế sẽ hình thành cơ chế  giám sát lẫn nhau, khắc phục tình trạng một chiều trong nhìn nhận, đánh giá vấn đề," ông Bài bày tỏ. 

Bổ sung ý kiến trên, Chủ tịch Hội đồng Di sản Quốc gâ-ông Lưu Trần Tiêu cho rằng: “Nếu như ở các lĩnh vực khác, việc thanh tra thường là giai đoạn ‘hậu kiểm’ thì đối với việc bảo tốn di tích, đó phải là khâu ‘tiền kiểm’; bởi với những yêu cầu riêng về tính chân xác, nguyên vẹn… của di tích lịch sử, sẽ rất khó xử lý, khôi phục lại nguyên gốc trong trường hợp người ta đã sửa chữa.” 

Theo ông, công tác thanh tra cần phải được tiến hành nghiêm ngặt từ khâu lập dự án cho tới thiết kế và suốt quá trình thi công. “Thanh tra văn hóa không chỉ để xử lý vi phạm mà còn nhằm nâng cao nhận thức của những người làm công tác quản lý di tích, di sản và toàn thể nhân dân,” giáo sư nhấn mạnh. 

Một trong những nguyên nhân dẫn đến vấn đề "đá bóng" trách nhiệm như đã đề cập ở trên là do sự bất cập trong mô hình các ban quản lý di tích: chồng chéo giữa quản lý về mặt hành chính và quản lý về mặt chuyên môn trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản hiện nay.
 
 
Thông tư số 18/2012/BVHTTDL (chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2013) được coi là một bước tiến mới trong việc quản lý chất lượng trùng tu di tích, góp phần sàng lọc, chuyên nghiệp hóa và chuẩn hóa những người trực tiếp tham gia vào công tác quản lý, trùng tu di tích.  

Tại điều 6 chương II, Thông tư quy định rõ, bên cạnh bên cạnh các bằng cấp khác như kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng… những tổ chức, cá nhân tham gia công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải có Chứng nhận hành nghề và Chứng chỉ hành nghề.  

Một trong những điều kiện để cấp hai loại chứng nhận, chứng chỉ đó là: Các đơn vị, cá nhân tham gia vào công tác tôn tạo di tích bắt buộc phải qua các lớp học tập huấn mang tính đặc thù nghề nghiệp của công tác tu bổ di tích. 

"Việc cấp chứng nhận, chứng chỉ hành nghề là một khâu nằm trong chiến lược đào tạo đội ngũ có tính lâu dài của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tuy nhiên, đây mới là điều kiện 'cần,' chưa phải là điều kiện 'đủ' để hoạt động này đạt chất lượng như yêu cầu," tiến sỹ Nguyễn Thế Hùng, Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa cho biết. 

Ông Hùng thừa nhận, việc trùng tu di tích ở nước ta lâu nay thường bị  đánh đồng với việc sửa chữa nhà cửa bình thường, phần lớn được giao cho những đơn vị, những người thợ xây dựng phổ thông không có chuyên môn và kinh nghiệm. Bởi vậy, hiện tượng những di tích sau khi được tu bổ đã bị biến dạng hoặc di tích bị phá đi để xây mới xảy ra ở nhiều nơi
 
 
Theo Vietnam+
 
 
 
 
 
 
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Theo định hướng phát triển hiện nay, Huế sẽ là đô thị trung tâm, đô thị hạt nhân giữ vai trò động lực cho Thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai.

  • Thuở xưa, mỗi làng có một hương ước, nhiều làng có hương ước thành văn nhưng cũng có làng có hương ước bất thành văn.

  • Khi nhắc đến xứ sở Phù Tang, điều đầu tiên thế giới nghĩ đến là một Nhật Bản thần kỳ, giàu mạnh về kinh tế và điều thứ hai chắc chắn sẽ là sự đối mặt thường xuyên với thảm họa thiên tai.

  • “Có động đất ở Nhật Bản!” Tôi đang loay hoay xếp lại chồng sách vở ngổn ngang trên bàn thì nghe chồng tôi, giáo sư Michimi Munarushi người Nhật mới về Việt Nam 3 hôm trước báo.

  • Không có một vùng đất thứ hai nào trên dải đất hình chữ S của Việt Nam có vị trí hết sức đặc biệt như Huế. Nơi đây, từ 1306, bước chân Huyền Trân xuống thuyền mở đầu cho kỷ nguyên mở nước về Nam, Thuận Hóa thành nơi biên trấn.

  • I. Đặt vấn đề 1.1. Năm 1945, sau khi nhà Nguyễn cáo chung, một số giá trị văn hóa phi vật thể của Huế không còn giữ được môi trường diễn xướng nguyên thủy, nhưng những gì nó vốn có vẫn là minh chứng độc đáo về sự sáng tạo văn hóa của dân tộc Việt Nam.

  • Đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới đã trở thành quyết tâm chính trị của cán bộ đảng viên và nhân dân Thừa Thiên Huế.

  • Thăng Long - Hà Nội, thủ đô, trái tim của cả nước, qua ngàn năm phát triển, đã trở thành biểu tượng của nền văn hiến Việt Nam, là niềm tự hào của cả dân tộc.

  • Sau khi phục dựng thành công lễ tế Nam Giao và lễ tế Xã Tắc trong những năm qua, thiết nghĩ việc tái hiện lễ tế Âm Hồn 23.5 ở quy mô thành phố/ tỉnh là một việc làm có ý nghĩa trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa và quảng bá du lịch của thành phố Huế chúng ta.

  • Thừa Thiên Huế - vùng đất chiến lược nối giữa hai miền Bắc - Nam từng là “phên dậu thứ tư về phương Nam” của Đại Việt, nơi “đô hội lớn của một phương”; từng là thủ phủ của xứ Đàng Trong, kinh đô của đất nước dưới thời Quang Trung - Nguyễn Huệ và triều Nguyễn (1802 - 1945); là miền đất địa linh nhân kiệt gắn liền với những tên tuổi lớn trong hành trình lịch sử của dân tộc, của ngàn năm Thăng Long...

  • Đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong vài năm tới theo tinh thần kết luận số 48 của Bộ Chính trị đã mở ra một mốc mới mang tính lịch sử. Với kết luận này, đặt ra nhiệm vụ cho Huế phải trở thành trung tâm của khu vực miền Trung và là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực.

  • Ôn cố để tri tân, Festival Huế 2010 là lần tổ chức thứ VI. Qua 6 lần tổ chức, nhìn lại những ngày liên hoan văn hóa Việt Pháp (1992) do thành phố Huế phối hợp với Codev tổ chức, anh chị em văn nghệ sĩ Huế lúc bấy giờ phấn khích lắm vì đây là cơ hội tiếp xúc với thế giới dù chỉ mới có một nước Pháp. Họ thấy cần có trách nhiệm phải tham mưu để xây dựng chương trình cũng như chủ động tham gia hoạt động trong lĩnh vực của mình.

  • Như thường lệ, hàng năm Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế tiến hành xét tặng thưởng cho các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc.

  • Chúng ta đã đi hết gần chặng đường 10 năm đầu của thiên niên kỷ mới. Thời đại chúng ta đang sống là thời đại mà sự phát triển song hành giữa cơ hội và thách thức đan xen.

  • (Thừa Thiên Huế trên tiến trình xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương)

  • Những năm cuối cùng của thế kỷ XX, cùng với thành tựu của công cuộc đổi mới diễn ra sôi động trên đất nước Việt Nam, sức sống của vùng văn hoá Huế sau những năm dài tưởng chừng đã ngủ yên chợt bừng dậy và lấp lánh tỏa sáng.

  • Thơ không thể tách rời đời sống con người. Điều đó đã được thời gian minh chứng. Từ lời hát ru của mẹ, những giọng hò trên miền sông nước,… đã đánh thức tình yêu thương trong mỗi chúng ta.

  • Gần đây, khi Đảng ta chứng tỏ sự quan tâm của mình đối với đội ngũ trí thức thì trong dư luận cũng đã kịp thời có những phản ứng cộng hưởng. Điều mà chúng tôi lĩnh hội được gồm 3 câu hỏi tưởng chừng như "biết rồi khổ lắm nói mãi" nhưng lại không hẳn thế. Nó vẫn mới, vẫn nóng hổi vì sự tuyệt đối của qui luật vận động cũng như vì tính cập nhật, tính ứng dụng của đời sống. Chúng tôi xin được nêu ra và cùng bàn, cùng trao đổi cả 3 vấn đề.

  • Trí thức là những người mà lao động hàng ngày của họ là lao động trí óc, sản phẩm của họ làm ra là những sản phẩm trí tuệ, nhưng sản phẩm ấy phải là những sản phẩm có ích cho xã hội...

  • Ở Huế ngày xưa, người học trò nào cũng có một “Tủ sách Học trò” riêng tư cho mình và nhà nào cũng có một “Tủ sách Gia đình” để dùng chung trong nhà. Người Huế rất trọng học vấn, rất trọng sự hiểu biết nên rất trọng sách. Vì vậy, họ cất sách rất kỹ. Họ thường cất sách để làm kỷ niệm riêng tư cho mình về sau đã đành mà họ còn cất sách để dành cho đám đàn em con cháu của họ trong gia đình, dùng mà học sau nầy. Người Huế nào cũng đều cùng một suy nghĩ là ở đời, muốn vươn lên cao thì phải học và đã học thì phải cần sách. Đối với họ, sách quý là vậy. Lễ giáo Khổng Mạnh xưa cũng đã đòi hỏi mỗi người Huế thấy tờ giấy nào rớt dưới đất mà có viết chữ Hán “bên trên” là phải cúi xuống lượm lên để cất giữ “kẻo tội Trời”! Người xưa cũng như họ, không muốn thấy chữ nghĩa của Thánh hiền bị chà đạp dưới chân.