Phục hồi, kích cầu các hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới

15:04 22/10/2021

UBND tỉnh vừa có cuộc họp với các Sở, ban ngành và đại diện các công ty du lịch, cơ sở lưu trú về kế hoạch phục hồi, kích cầu các hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ảnh minh họa (internet)

Theo dự thảo kế hoạch phục hồi, kích cầu các hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới, tỉnh Thừa Thiên Huế ưu tiên cho khôi phục du lịch nghỉ dưỡng, sử dụng các khu phức hợp, khu du lịch ven biển có tính biệt lập, cách xa khu dân cư để đón khách du lịch nội địa để tiến hành phương án khai thác khách du lịch nội tỉnh, nội địa. Trong đó, tập trung ưu tiên đối tượng này, đẩy mạnh triển khai từ tháng 11/2021.

Điều kiện đối với khách nội tỉnh là thực hiện nghiêm thông điệp 5k. Có thẻ kiểm soát dịch bệnh để quét mã QR trên thẻ tại tất cả các điểm đến.  100% các cơ sở dịch vụ du lịch cung ứng, phục vụ và đã được kiểm tra, thẩm định về việc đáp ứng an toàn trong hoạt động du lịch theo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong tình hình mới; toàn bộ nguồn nhân lực trực tiếp trong ngành được tiêm 02 mũi vắc xin.

Điều kiện đối với khách nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú và làm việc ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam. Khách du lịch từ 18 tuổi trở lên phải tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương. Khách du lịch dưới 18 tuổi có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi tham gia chương trình du lịch.

Đối với đón khách du lịch quốc tế, từ tháng 12/2021 trở đi, thực hiện phương án thí điểm đón khách du lịch quốc tế có hộ chiếu vắc xin bằng các chuyến bay thuê bao (charter) đến Thừa Thiên Huế sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép...

Thí điểm đón khách du lịch quốc tế thực hiện tại các khu nghỉ dưỡng, khu du lịch khép kín, thực hiện theo 02 giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1 (dự kiến từ tháng 12/2021): đón khách du lịch quốc tế đến khu nghỉ dưỡng Laguna Lăng Cô và một số resort, điểm dịch vụ khép kín khác.

Giai đoạn 2, rút kinh nghiệm từ giai đoạn 1 đón thí điểm, nếu triển khai thành công sẽ tiếp tục đề xuất các thị trường có tiềm năng, có độ an toàn cao về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các thị trường đã kiểm soát tốt dịch bệnh, có thỏa thuận song phương giữa hai nước thông qua chương trình du lịch trọn gói do các doanh nghiệp lữ hành tổ chức tại một số khu vực như: Đông Bắc Á, ASEAN, châu Âu, châu Úc, Newzealand, Hoa Kỳ…

Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho rằng, tỉnh Thừa Thiên Huế là một điểm đến an toàn, nhưng tình hình diễn biến dịch bệnh vẫn diễn ra khá phức tạp, trong đó, tỉnh đã ghi nhận các ca F0 trong những công dân trở về địa phương, đặc biệt có những công dân đã tiêm 2 mũi vacxin. Tuy nhiên, các đơn vị không cần lo lắng nhưng cũng không được chủ quan. Các đơn vị phải có những tiếp cận mới, điều chỉnh để phục hồi, phát triển dựa trên sự chuẩn bị chu đáo, giải pháp tốt nhất để có đầy đủ điều kiện phòng dịch. Trong đó, phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch của tỉnh, phải lưu ý đến việc quét mã QR code; Chủ động, nâng cao năng lực phòng, chống dịch tại mỗi cơ sở lưu trú.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Du lịch chủ trì rà soát lại tất cả các điều kiện liên quan, như sản phẩm, nhân lực, lưu trú, lữ hành, điểm đến, điều kiện phòng chống dịch… để xây dựng phương án khởi động tốt nhất. Sở Du lịch phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông hình thành quy trình phòng chống dịch đầy đủ, thống nhất để hướng dẫn cho doanh nghiệp triển khai phương án phòng chống dịch trong tình hình mới. Nhưng lưu ý doanh nghiệp sẽ có cập nhật liên tục vì theo diễn biến dịch bệnh. Ngành du lịch cũng cần có kế hoạch truyền thông, thông điệp tuyên truyền cho du lịch Huế, nhấn mạnh an toàn để khai thác du lịch.

 

 

 

 

Nguyên Phương

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Ngựa là con vật được sử dụng nhiều trong các cuộc chiến tranh thời cổ. Hình ảnh ngựa gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của nhiều dân tộc, gắn liền với các võ tướng trên nhiều trận chiến. 

  • Mỗi lần đi ngang cầu Ca Cút đều có cái cảm giác “trời đất bao la, chìm đắm trong ta” cho dù buổi sáng, buổi chiều hay có khi về đêm. Cuối năm, khi ngọn giáo đông bắc còn căm căm, cảm giác đó chừng se sắt hơn...

  • Món xôi ống tưởng chừng như đơn giản này lại chứa đựng trong nó tất cả tinh hoa miền núi. 

  • Được Bộ VH-TT (nay là Bộ VH,TT&DL) công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia từ năm 1991, nhưng suốt nhiều năm qua, di tích Tuy Lý Vương nằm ở phường Đúc, TP Huế, bị nhiều hộ dân xâm hại một cách nghiêm trọng. Mặc dù các cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã vào cuộc, tuy nhiên, do cách xử lý “nửa vời”, thiếu cương quyết nên đến nay, khu di tích này vẫn ở trong tình trạng “kêu cứu” từng ngày...

  • Ngược lên thượng nguồn sông Hương vào một ngày đầu năm 2014, chúng tôi đến thăm cụ ông Nguyễn Lô (82 tuổi), ở thôn Kim Ngọc, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế, trong một căn chòi tạm bên cạnh lăng chúa Nguyễn Phúc Thái (Vị chúa thứ 5 của triều Nguyễn). Gần 40 năm qua, ông lão đã một thân một mình chống lại những kẻ đào trộm mộ để bảo vệ lăng chúa Nguyễn được vẹn toàn; đồng thời cũng khai hoang đất đồi phát triển kinh tế gia đình…

  • Kế Môn (Điền Môn, Phong Điền, TT- Huế) là quê hương của hàng ngàn người giàu có trên cả nước và thế giới. Bởi là quê quán của nhiều người giàu nên Kế Môn sở hữu lắm chuyện đặc biệt.

  • Năm 2010, tôi được về dự đêm thơ Quê Mẹ của nhà thơ Tố Hữu tổ chức tại TP Huế - quê mẹ của ông và có dịp được về thăm quê ông, một làng nhỏ bên dòng sông Bồ trong xanh. Thật thú vị vì đây cũng chính là quê hương của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Chính ủy Quân giải phóng miền Nam. 

  • Những ngôi nhà vườn, nhà rường cổ ở Huế không chỉ có giá trị về mặt di sản kiến trúc mà còn thể hiện một cách sống động và chân thực nhất về đời sống của người Huế xưa. Nhưng vì nhiều lý do: tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, người dân thiếu tiền trong việc trùng tu bảo tồn …mà giờ đây, những ngôi nhà cổ nguyên bản đặc trưng xứ Huế đang mai một dần.

  • Ðồng chí Nguyễn Chí Thanh sinh ngày 1-1-1914, tên thật là Nguyễn Vịnh, là một nhà lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, Quân đội kiệt xuất; nhà chính trị, quân sự mưu lược, tài trí, dũng cảm, kiên quyết; một người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên - Huế. Ðồng chí đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Ðảng, của dân tộc. 

  • Từ một địa phương không có bệnh viện tuyến tỉnh, mọi hoạt động trong lĩnh vực y tế chuyên sâu chủ yếu dựa vào Bệnh viện Trung ương Huế là chính nên thường xuyên gây ra vấn đề quá tải. Để khắc phục tình trạng trên, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung nhiều nguồn lực để xây mới 03 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh. Đến nay, sau thời gian ngắn đi vào hoạt động, các bệnh viện này đã làm rất tốt công tác khám chữa bệnh, thu hút ngày càng nhiều bệnh nhân đến khám và điều trị.

  • Múa bao giờ cũng gắn kết với âm nhạc (nhạc đàn và nhạc hát), vì thế, người ta thường gọi tên là “Múa hát cung đình”. Múa hát cung đình của vua chúa Việt Nam không giống như hình thức vũ hội phương Tây. Nó chủ yếu phục vụ cho vua chúa, lễ lạc trong triều đình, mang hình thức lễ nghi phong kiến vương triều. 

  • Hội đồng chung khảo Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô lần thứ V đã lựa chọn được 40 tác phẩm, công trình (trong tổng số 45 tác phẩm, công trình do Hội đồng sơ khảo giới thiệu vào xét vòng chung khảo) đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh trao giải thưởng A, B, C. 

  • Bác sĩ Trương Thìn  sinh năm 1940 tại Thừa Thiên Huế . Từ năm 1961 ông là  sinh viên Trường đại học Y khoa Sài Gòn .Ông  học giỏi, nhiệt tình tham gia phong trào học  sinh, sinh viên yêu nước, là trưởng đoàn văn nghệ sinh viên học sinh Sài Gòn trong  phong trào đấu tranh “Hát cho dân tôi nghe” những năm trước giải phóng.

  • Với người Tà Ôi ở miền rẻo cao A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế), từ xa xưa, những chuỗi mã não là biểu tượng của quyền lực, sự giàu có, sang trọng và có địa vị trong cộng đồng.

  • Chứa đựng trong mình cả một giai đoạn lịch sử thông qua các di tích, nét trầm mặc cổ kính, điệu hát cung đình Huế âm trầm cùng với sông Hương, núi Ngự… Huế vẫn sừng sững nghiêng mình tồn tại với thời gian qua sự thăng trầm của lịch sử, với thời gian và sự chống trọ trong chiến tranh.

  • Thời thượng, đâu cũng piano, ghi ta thì có một người vẫn ngày đêm lưu giữ và phục chế hàng ngàn cây đàn cổ quý báu của tổ tiên để lại.

  • Khi chọn Huế làm đất đóng đô, các vua chúa nhà Nguyễn đã quên mất một yếu tố quan trọng và cơ bản của phong thủy. 

  • Tác phẩm “văn sử bất phân” Xứ Đàng Trong - Lịch sử kinh tế - xã hội Việt Nam thế kỷ 17 - 18 (Nguyễn Nghị dịch, NXB Trẻ tái bản lần thứ nhất, quý 3/2013) của Li Tana, đã được trao giải Sách hay 2013.. 

  • Ngày 1-1-2014, chúng ta kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Ðảng, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Bí thư T.Ư Cục miền Nam kiêm Chính ủy Quân giải phóng miền Nam - Người con ưu tú của đất nước và quê hương Thừa Thiên - Huế, nhà lãnh đạo kiệt xuất, kiên trung, mẫu mực của Ðảng; vị tướng đức tài trọn vẹn, trí dũng song toàn của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

  • Bên tả ngạn của sông Hương, cách thành phố Huế chừng 15 km về hướng tây, có một ngọn đồi người ta quen gọi là “Đồi thiên thần”, nơi nương náu của gần 50.000 thai nhi bị phá bỏ.