Phong trào đô thị Huế trong Xuân 1968

10:00 04/02/2013

LÊ VĂN LÂN

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968 với việc chiếm giữ Huế 26 ngày đêm đã tạo nên bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, làm sụp đổ chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ - Ngụy, làm lung lay ý chí xâm lược của kẻ thù, buộc địch phải ngồi vào bàn đàm phán Paris.

Tranh bút sắt Bửu Chỉ

Sự kiện Mậu Thân ở Huế đã được trình bày, phân tích với nhiều nhãn quan khác nhau ở nhiều phía diễn ra ở nhiều hội thảo khoa học và vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng với việc làm chủ thành phố 26 ngày đêm, Huế đã đóng góp xuất sắc trong lịch sử chống Mỹ cứu nước và như một tờ báo nước ngoài đã viết lúc đó: “Hiện nay có một cái tên đang thu hút sự chú ý của toàn thế giới - đó là thành phố Huế - kinh đô cũ của nước Việt Nam xưa. Ngày nay, Huế đang đi vào lịch sử, các thành phố anh hùng như... Stalin-grat. Huế là một trang sử hiển hách trong cuộc chiến tranh của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược. Huế sẽ là một vừng dương trong lịch sử với những dấu vết anh hùng, bất tử của những chiến công hiện nay”.

PHONG TRÀO ĐÔ THỊ TRONG XUÂN 1968

Khi nói đến thắng lợi của cuộc tấn công nổi dậy mùa xuân năm 1968, mọi đánh giá đều nói nhiều đến chiến công quân sự và đề cập đến nổi dậy thường chưa được đầy đủ và chưa thực sự tương xứng. Nhưng chính sự nổi dậy của quần chúng, đưa phong trào đô thị lên cao trào đã tạo nên sự đột biến và tạo nên một chất lượng mới trong tình thế cách mạng, đó chính là sự khác biệt của Huế so với các đô thị trong cả nước trong chiến dịch xuân 1968. Chúng ta đều biết tham gia đánh Huế trong xuân 68 cả quân sự lẫn chính trị khoảng 3.000 đến 4.000 tay súng, lương thực thiếu thốn, đạn dược không đầy đủ và không có lực lượng dự bị. Trong lúc đó, Mỹ - Ngụy lực lượng gấp cả chục lần, trang bị đầy đủ hiện đại với máy bay, tàu chiến, xe tăng; hậu cần dồi dào... Hệ thống kềm kẹp dày đặc vòng trong vòng ngoài. Ngay trong tư tưởng của kẻ thù: Nếu cách mạng đánh vào Huế chỉ cần phản kích là bật ra ngay. Và rõ ràng tình hình các đô thị miền Nam trong Mậu Thân đều diễn ra như vậy.

Thật vậy, xét trên bình diện tương quan lực lượng chiếm Huế rất khó khăn, chiếm được rồi giữ Huế lại càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, cũng trên khía cạnh tương quan lực lượng, cùng cú đấm quân sự là sự nổi dậy của 25 vạn nhân dân thành phố, của phong trào đô thị thì ta áp đảo địch gấp nhiều lần. Do vậy, tiến công trong vài giờ cách mạng đã chiếm được Huế, cơ quan đầu não của địch bị tê liệt hoàn toàn, chính quyền và bộ máy kềm kẹp của địch từ tỉnh đến cơ sở bị giải tán, 36 cơ quan ngụy của tỉnh và miền Trung bị chiếm, bọn đầu não đều trốn chạy và ra hàng... Quá trình chiếm giữ thành phố 26 ngày đêm toàn bộ khâu hậu cần, tải thương, chăm sóc thương binh, chôn cất tử sĩ đều do người dân Huế đảm trách, lực lượng cách mạng lớn mạnh nhiều lần với sự hăng hái tham gia của thanh niên thành phố.

Nói đến thắng lợi Xuân 1968 ở Huế không thể không nói đến vấn đề đầu tiên là quá trình chuẩn bị. Phong trào đô thị là ngòi pháo xung kích. Có thể nói, sau khi bị đàn áp khốc liệt năm 1966, phong trào đô thị dần khôi phục với các cuộc đấu tranh chống bầu cử quốc hội lập hiến, đòi hòa bình dân chủ dân sinh, bài trừ văn hóa nô dịch... khuếch trương các chiến thắng của cách mạng ở đường 9, các cuộc tấn công ở Huế như đánh vào khách sạn Hương Giang, trung tâm huấn luyện nghĩa quân Long Thọ, vào quận Hữu Ngạn, vào Trại Lê Lợi, vào trụ sở xã Thủy Phú (phường Xuân Phú ngày nay)... gieo rắc hoang mang dao động, gây mất niềm tin trong bộ máy kềm kẹp của Mỹ Ngụy...

Chuẩn bị cho cuộc tổng công kích và khởi nghĩa ở Huế, các đồng chí Hoàng Lanh, Hoàng Kim Loan, Phan Nam cùng các đồng chí lãnh đạo Thành ủy Huế đột nhập vào Huế; các đồng chí Nguyễn Hường Thọ, Phan Trung Chính bám sát vùng ven Huế. Lực lượng nổi dậy của Huế gồm nhiều chùa chiền trong thành phố; nhiều cơ sở trong thành phố như nhà cụ Nguyễn Hữu Đính, bác sĩ Thân Trọng Phước, giáo sư Tôn Thất Dương Tiềm, Nguyễn Thúc Tuân, Trần Thân Mỹ, nhà bác Lê Hữu Trí, cô Hoàng Thị An... đã trở thành nơi tập kết vũ khí, nơi ém quân áp sát các mục tiêu, nơi phân phối lực lượng hoa tiêu dẫn đường, nơi phát hiệu lệnh nổi dậy... Có thể nói hầu như toàn thành phố, phường xã nào cũng đều có những pháo đài như thế. Ngay trong các cơ quan của ngụy quyền như khách sạn Hương Giang, quận 3, nhà máy điện, ga Huế... cũng đều có “dân đô thị cài cắm”. Điều này nói lên vì sao ta đưa một lực lượng, khí tài quân sự lớn vào thành phố trong một thời gian dài mà vẫn bảo đảm được bí mật, bất ngờ, lúc hành quân thì không một đội hình nào bị phát hiện, cắt ngang. Các đòn tấn công đều nhằm vào chỗ hiểm, chiếm toàn bộ thành phố chỉ trong vài giờ làm địch hoang mang, dao động, bị động lúng túng trong một thời gian dài. Thành phố gần như nằm trong lòng bàn tay của cách mạng...

Và điều thể hiện khác biệt lớn nhất của Huế so với các thành thị miền Nam là liền sau giải phóng Huế, chính quyền cách mạng được thành lập và ra mắt long trọng từ tỉnh đến cơ sở mà chủ chốt là các thành viên phong trào đô thị với các nhân sĩ, trí thức, tôn giáo, sinh viên học sinh có uy tín ở Huế. Chủ tịch UBND cách mạng của tỉnh là giáo sư Lê Văn Hảo, Phó chủ tịch là bà Nguyễn Đình Chi, nguyên Hiệu trưởng trường Đồng Khánh Huế; Chủ tịch UBND cách mạng quận Thành Nội là giáo sư Nguyễn Hữu Vấn, Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Huế, tham gia UBND cách mạng quận 1 có giáo sư Trần Bá Chữ, trường Trung học Kiểu mẫu; Chủ tịch UBND cách mạng khu phố 2 là anh Nguyễn Thiết, sinh viên Đại học Luật khoa Huế, Chủ tịch UBND cách mạng khu phố 6 là bác Phan Thiên Tường, chủ hiệu thuốc bắc Thiên Tường... UBND cách mạng các cấp trong một thời gian ngắn đã giải quyết một núi công việc đồ sộ: Tổ chức tiếp nhận ngụy quân ra trình diện, thành lập đoàn nghĩa binh, tập trung lực lượng ngụy quyền ở cơ quan cũ bảo quản tài liệu máy móc thiết bị. Truy bắt số ác ôn nợ máu không chịu ra đầu thú. Tổ chức cho thanh niên vào các đội công tác cùng nhân dân đào hầm hào trú ẩn; bổ sung vào các đội hình cách mạng, hình thành các trạm chăm sóc điều trị thương binh, di chuyển thương binh, chôn cất tử sĩ. Và có thể nói chính quyền cách mạng đảm trách toàn bộ khâu hậu cần trong suốt chiến dịch: phục vụ cơm nước cho các đơn vị chiến đấu, mở các kho gạo cứu đói cho nhân dân...

Một sự kiện độc đáo của cách mạng miền Nam là trong suốt 26 ngày đêm chiếm giữ Huế, lá cờ được treo ở Kỳ Đài là lá cờ của Liên minh các lực lượng dân chủ hòa bình, lá cờ là biểu tượng của phong trào đô thị. Cờ rộng 96m gồm hai băng xanh, giữa đỏ và ngôi sao vàng, cờ do chị Lê Thị Mai may (chị Mai là chị ruột của anh Lê Quang Vịnh). Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ hòa bình thành phố ra đời sớm nhất gồm những nhân sĩ trí thức tôn giáo yêu nước có nhiều uy tín và tiêu biểu của Huế như Hòa thượng Thích Đôn Hậu, giáo sư Nguyễn Đóa (sau này là Phó chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam), bà Nguyễn Đình Chi, giáo sư Tôn Thất Dương Tiềm, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lê Văn Hảo v.v. Việc hình thành liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ hòa bình với sự tham gia của các nhân sĩ, trí thức, tôn giáo lớn của Huế mang theo bao tình cảm của nhân dân hướng về cách mạng, là cơ sở cho việc phát triển cơ sở nội thành, phong trào đô thị sau này. 26 ngày đêm treo cờ liên minh trên Kỳ Đài thể hiện uy thế nổi dậy của phong trào đô thị Huế.

ĐÔI ĐIỀU VỀ XUÂN 1968

Có thể nói ngoài những đánh giá nghiêm túc, khách quan khoa học về thắng lợi của cuộc tổng tấn công và nổi dậy của Mùa xuân 68 ở Huế, đó đây vẫn còn những xuyên tạc làm lu mờ thắng lợi của cuộc tổng tiến công nổi dậy, lấp lửng xóa mờ tội ác kẻ thù đối với nhân dân. Điều này, thỉnh thoảng chúng ta bắt gặp đâu đó, như trong truyện của Nhã Ca (Giải khăn sô cho Huế), hoặc trong Hồi ký của Liên Thành, nguyên Trưởng ty cảnh sát ngụy hồi đó (Biến động miền Trung) nhằm bôi nhọ những người tham gia kháng chiến, phong trào đô thị, bao che tội ác cho kẻ thù và ngay chính mình.

Trước hết, phản kích chiếm lại Huế, một sự thật không ai có thể phủ nhận được, trong suốt 26 ngày đêm Mỹ ngụy đã biến Huế, vùng ven Huế trở thành vùng oanh kích tự do. Hàng ngàn tấn bom pháo của Mỹ ngụy đã phá nát thành phố và vùng ven Huế thành bình địa. Thấy thành quách là ném bom, thấy nhà cửa là ném bom, thấy có người là ném bom... Trên 80% nhà cửa ở Huế đã bị phá hủy. Sự bắn phá vô tội vạ này đã gây bao chết chóc thương vong lên đầu người dân Huế, đây là tội ác lớn nhất mà ngay cả kẻ thù cũng không thể phủ nhận được.

Khi cách mạng rút ra khỏi thành phố, cả thành phố chìm ngập trong màn đêm của khủng bố, nhiều người trong phong trào đô thị qua bàn tay đẫm máu của Liên Thành, đã bị chúng bắt và trả thù man rợ. Như trường hợp ba cha con ông Phan Thiên Tường, chủ tiệm thuốc Bắc Thiên Tường bị bắt và bắn ngay tại chỗ. Các nhà tù của Ngụy như trại tạm giam, Lao Thừa Phủ với việc bắt bớ hàng loạt, chật ních người, hầu như không có phường xã nào là không có người bị bắt. Hành động khát máu của Liên Thành thật sự tiêu biểu cho cuộc chiến phi nghĩa mà Mỹ Ngụy tiến hành. Cả thầy mình, bạn mình Liên Thành đều giết. Và cũng chính sự khát máu của Liên Thành đã đẩy những người yêu nước ở Huế không còn con đường nào khác là cầm súng lên rừng tham gia kháng chiến.

Phong trào đô thị Huế là đỉnh cao của phong trào đô thị miền Nam. Phong trào diễn ra trong sự kiện Xuân 1968 ở Huế đã mở ra một tình thế mới, một chất lượng mới của cách mạng miền Nam. Phong trào đô thị Sài Gòn đã được tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang. Còn phong trào đô thị Huế thì sao?

L.V.L
(SH288/02-13)









 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Tuy chỉ là món ăn dân dã và phổ biến ở Huế, nhưng để chế biến được một tô bánh canh cá tràu ngon đúng vị… món ăn này cũng đòi hỏi người chế biến phải tỉ mẩn và khéo léo. Ở Huế, bánh canh có nhiều cách chế biến khác nhau, như bánh canh nấu tôm, chả cua, bò viên, da heo... Tuy nhiên, đặc sắc và thu hút nhất vẫn là bánh canh cá tràu (người Bắc gọi là cá quả, miền Nam gọi đó là cá lóc).

  • Huế những ngày này mưa dài lê thê. Từ sáng đến tối hầu như mưa không lúc nào ngớt. Đi kèm mưa là cái lạnh rét luồn vào da thịt, làm tím tái những khuôn mặt, bàn tay, đôi chân trần đang tất tả mưu sinh trên đường phố.

  • BẠCH LÊ QUANG

    Nghệ thuật và âm nhạc nói riêng, khi vượt qua lằn ranh của hữu hạn sẽ trở thành những sấm truyền vĩnh hằng, một thứ Kinh mà con người sẽ truyền rao trong cõi nhân sinh đầy biến động.

  • HỒ THỊ HỒNG

    Vua Thiệu Trị từng nói với bề tôi rằng: “Việc dạy học là chính sự trọng đại của triều đình”(1). Nhưng với truyền thống hiếu học của nhân dân ta, từ lâu vấn đề giáo dục đã được xã hội hóa một cách sâu rộng từ trong từng gia đình, dòng họ và toàn xã hội Việt Nam.

  • (SHO). “Đã mê ớt đỏ cay nồng
    Tìm trong vị hến một dòng Hương xanh
    Ruốc thơm, cơm nguội, rau lành
          Mời nhau buổi sáng chân thành món quê”

  • PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO

    Trong chuyến đi Huế dự lễ kỷ niệm ba mươi năm Tạp Chí Sông Hương vừa rồi, tôi được Tổng Biên Tập Hồ Đăng Thanh Ngọc ghé tai thông báo: “Chị cứ đi chơi Sông Hương và thăm quan quanh cố đô Huế những chỗ chưa biết, nhưng đừng nên khám phá hết để còn có cái thôi thúc mình lần sau vô  Huế mà khám phá tiếp  nữa. Nhưng dù đi đâu các anh chị cũng đừng quên đến thăm Gác Trịnh mới khánh thành nhé, hay lắm đấy, dù bận mấy  cũng nên tranh thủ ghé thăm Gác Trịnh dù là vài phút ”.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

    Buổi sáng, tôi ngồi trong Gác Trịnh nhìn ra ngoài cửa sổ. Bên ngoài trời đang se sắt chuẩn bị mưa, sự se sắt nằng nặng.

  • PHẠM HUY THÔNG

    Đầu năm 1986, nghĩ rằng năm nay là một năm có nhiều sự kiện trọng đại diễn ra trong nước ngoài nước, tôi e rằng kỷ niệm mùa hè 200 năm trước của Phú Xuân và của dân tộc, dù không phải là không có tầm vóc, có thể chỉ được chú ý có mức độ, - nếu có được nhắc đến.

  • LÊ HUY ĐOÀN

    Những cửa thành của Kinh thành Huế ghi dấu những sự kiện từ kinh đô thất thủ ngày (23/5 năm Ất Dậu, 1885) sau cuộc chiến không cân sức giữa phe chủ chiến của triều đình Huế với giặc Pháp rồi đến sự tàn phá của thiên tai qua trận lụt 1953 làm 4 cửa thành đổ sập, rồi lại trải mình qua chiến sự Tết Mậu Thân (1968) với bao nhiêu vết hằn của bom đạn.

  • VÕ NGỌC LAN

    Như một mặc định của thời gian khi Huế là kinh đô của cả nước và nơi đây cũng là kinh đô của những chiếc áo dài. Vì vậy con gái Huế được làm quen với tà áo dài rất sớm. Bởi khi mới sinh ra đã thấy mẹ, thấy bà, thấy những người phụ nữ chung quanh khoác trên mình chiếc áo dài.

  • LÊ PHƯƠNG LIÊN 

    …Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
    Những buổi ngày xưa vọng nói về…

                       (Đất nước - Nguyễn Đình Thi)

  • G.S. TRẦN QUỐC VƯỢNG

    Thế kỷ XVI chứng kiến sự vỡ ra của nền quân chủ quan liêu Nho giáo Việt Nam.

  • THANH TÙNG

    Tháng 10/2012, tại khách sạn Rex - thành phố Hồ Chí Minh, chiếc bánh đậu xanh Phượng hoàng vũ khổng lồ của nghệ nhân ẩm thực Tôn Nữ Thị Hà và ái nữ Phan Tôn Tịnh Hải được vinh danh Kỷ lục châu Á - do Hội Kỷ lục châu Á công nhận.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC PHAN

    Ở Huế có nhiều món ngon nổi tiếng như bún bò, cơm hến, dấm nuốt, bánh khoái, bèo, nậm, lọc… điều này đã được nói nhiều. Nhưng còn nhiều chuyện có thể bạn không để ý lắm.

  • NGUYỄN HUY KHUYẾN

    Vườn Thiệu Phương là một trong những Ngự uyển tiêu biểu của thời Nguyễn, từng được vua Thiệu Trị xếp là thắng cảnh thứ 2 trong 20 cảnh của đất Thần Kinh. Khu vườn này đã được đi vào thơ ca của các vua nhà Nguyễn như là một đề tài không thể thiếu.

  • VÕ NGỌC LAN 

    Đã từ lâu danh xưng mai Huế như một mặc định cho loài hoa mai có năm cánh với sắc vàng rực rỡ. Loài hoa mai ấy chỉ sinh trưởng trên đất Cố đô và cũng là đặc sản của vùng sông Hương núi Ngự.

  • NGUYỄN HỒNG TRÂN

    Câu chuyện này do nhà thơ Bích Hoàng (tức Hoàng Thị Bích Dư - cựu nữ sinh trườngĐồng Khánh - Huế) kể lại cho tôi nghe trực tiếp vào đầu năm 2012 tại nhà riêng của cô ở 170 phố Cầu Giấy, Hà Nội.

  • TRẦN BẠCH ĐẰNG

    Mỗi địa danh của đất nước ta chứa mãnh lực riêng rung động lòng người, từ những khía cạnh rất khác nhau. Có lẽ lịch sử và thiên nhiên vốn ghét bệnh "cào bằng", bệnh "tôn ti đẳng cấp" cho nên lưu dấu vết không theo một công thức nào cả. Quy luật khách quan ấy làm phong phú thêm đời sống nội tâm của dân tộc ta.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂN

    Đề cập đến sự nghiệp cầm bút của Thượng Chi Phạm Quỳnh cần phải có một cái viện nghiên cứu làm việc trong nhiều năm mới hiểu hết được. Do hoàn cảnh lịch sử, tôi chưa bao giờ dám nghĩ đến mình có thể tìm hiểu một khía cạnh nào đó trong sự nghiệp to lớn của ông.

  • LTS: Đêm 30/8 vừa qua, tại Huế, Hội đồng toàn quốc họ Phạm Việt Nam tổ chức giới thiệu cuốn sách “Phạm Quỳnh - Một góc nhìn”, tập 2 do nhà sử học Nguyễn Văn Khoan biên soạn. Nhiều nhà nghiên cứu, nhiều văn nghệ sĩ tên tuổi của Huế đã đến dự và phát biểu ý kiến.