Phép vua thua lệ làng - Kỳ 2: Đãi khách phải theo lệ làng

08:51 20/08/2015

Hiếm có làng nào lại quy định rõ ràng về việc dọn thức ăn trong ma chay như làng Mỹ Phú (xã Phong Chương, H.Phong Điền, Thừa Thiên-Huế).

Ông Trần Ngọc Đào, thành viên Ban điều hành làng Mỹ Phú, cho biết dân làng chấp hành nghiêm chỉnh quy định đãi khách này hơn 3 năm nay - Ảnh: Tuyết Khoa

Quy định dọn món ăn trong đám tang
Hơn 3 năm nay, làng Mỹ Phú có quy định được cho là lạ lùng và khác lạ khiến không ít người ngạc nhiên. Ngoài những quy định chung về ma chay theo quy ước, phong tục, văn hóa và pháp luật thì lệ làng Mỹ Phú có thêm quy định dọn món ăn trong đám tang.
Cụ thể, từ năm 2012 đến nay, làng đã ra quy định chỉ được dọn một suất ăn nhẹ cho người đi đưa đám trước khi di quan. Người đi đưa đám thường là người trong làng xóm, trong họ tộc. Sau khi đưa đám xong, ai về nhà nấy, không còn đến ăn bữa cơm đáp lễ của tang gia như trước đây. Đặc biệt hơn, suất ăn nhẹ này còn được quy định rõ ràng và cụ thể gồm món bún hoặc món xôi thịt.
Lý giải về điều này, ông Trần Ngọc Đào, thành viên Ban điều hành làng Mỹ Phú, cho rằng nhiều năm nay, tình trạng tang lễ được tổ chức linh đình và lãng phí diễn ra rầm rộ. Nhiều đám tang, chi phí dọn tiệc cho làng sau tang lễ lên đến vài chục triệu đồng. Việc này khiến nhiều nhà không có điều kiện, ngoài việc phải chịu nỗi đau khi người thân ra đi, còn thêm áp lực tổ chức bữa cơm cho làng rất tốn kém. Đó là chưa kể, sau đám tang, việc dọn tiệc, uống bia, ăn nói ồn ào đôi khi gây phản cảm vì gia đình đang tang thương. Không ít người trong làng phản ứng cho rằng điều này không hợp với thuần phong mỹ tục, gây lãng phí và không cần thiết.
Không chỉ làng có quy định món, họ tộc cũng có quy định rành mạch về việc này. Quy định này nhiều năm nay được dân làng Mỹ Phú chấp hành nghiêm chỉnh. Làng Mỹ Phú có 6 họ, 4 phái. Mỗi họ, mỗi phái chọn một trong hai món gồm bún và xôi thịt để dọn làng. Nếu họ tộc đã chọn xôi thịt thì tất cả người trong họ đều dọn xôi thịt. Chẳng hạn, họ Trần chọn món xôi thịt thì tất cả các đám tang thuộc họ Trần đều dọn xôi thịt. Họ Nguyễn chọn món bún thì không có gia đình nào thuộc họ Nguyễn được dọn món xôi thịt...
“Món bún là món ăn nổi tiếng, được xem là đặc sản xứ Huế. Nên việc đưa món bún vào hoàn toàn hợp lý. Món xôi thịt tức là món xôi ăn kèm với thịt heo luộc. Món này vốn được xem là cổ phiến trong văn hóa của người Việt. Cổ phiến được hiểu nôm na là mâm cỗ đơn giản. Món xôi thịt được làm từ nguyên liệu làng quê, có sẵn, phù hợp điều kiện nhiều người. Xôi chỉ cần hong chín. Heo chỉ cần luộc chấm nước mắm. Vì thế làng cùng các họ tộc đã chọn hai món này dùng để dọn làng”, ông Đào nói.
Ăn cũng phải đúng nơi, đúng chỗ
Theo cụ Nguyễn Thị Bê (80 tuổi, trú tại xóm Bến), việc này đã được người dân nhất trí. Người dân nào muốn dọn cơm thịnh soạn, làng cũng không ăn. “Năm trước, nhà xóm bên thuộc loại khá giả trong làng, có ma chay tổ chức rất to. Đưa đám xong, làm cơm thịnh soạn đãi cả làng như lời cảm ơn. Nhưng người làng không có ai ăn, vì theo quy định đưa đám xong là ai về nhà nấy. Tình làng nghĩa xóm, người ta đến đưa tang, khiêng đám chứ không phải vì miếng ăn. Ăn cũng phải đúng nơi, đúng chốn...”, cụ Bê nói.
Mặc dù không có văn bản rõ ràng hay hình phạt cụ thể nếu vi phạm việc này song dân làng Mỹ Phú vẫn đồng tình và tuân thủ hơn 3 năm nay.
Ông Nguyễn Văn Tin (49 tuổi) cho biết: “Thông thường, các đám tang đưa vào buổi sáng sớm, nên việc dọn bữa nhẹ trùng với bữa sáng. Hồi trước nhà tôi có tang lễ, họ tôi là họ Nguyễn nên dọn món bún cho xóm làng trước khi di quan. Sợ chỉ có bún, thanh niên sẽ không no bụng nên chúng tôi chủ động dọn thêm mỗi người một ổ bánh mì nhưng không ai dám ăn. Ông trưởng họ nói rằng, họ tộc và làng đã có quy định, tiêu chuẩn chỉ được một tô bún thì giờ có thêm gì cũng không được ăn. Một ổ bánh mì chứ một nửa, thậm chí một miếng bánh mì cũng đã phá lệ của làng, của họ...”.
Hiện nay, quy định về món ăn đang được thực hiện vào những ngày lễ làng như thu tế, lễ đầu năm, cuối năm... Người làng Mỹ Phú không còn tiệc tùng linh đình mà chỉ mổ heo, hong xôi để dọn làng. Người làng cùng tập trung lại mổ heo, nấu xôi. Heo do người làng nuôi. Xôi được nấu từ nếp làng trồng. Tất cả đều đơn giản nhưng ấm cúng, mang đậm văn hóa làng quê.
Theo ông Trần Thừa, Trưởng thôn Mỹ Phú, quy định việc tổ chức đám tiệc tiết kiệm, không linh đình hoàn toàn phù hợp với thuần phong mỹ tục. Quy ước của làng gồm 7 chương 26 điều. Điều thứ 11 đã ghi rõ về những quy định trong việc tổ chức ma chay. Làng luôn khuyến khích tổ chức đúng nghi lễ của làng, tránh lãng phí, không tổ chức ăn uống linh đình. Vì thế, làng phải làm gương, lệ làng phải tuân, quy định thì không được phá lệ...
Theo TNO
 
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Chức Phó giám đốc một Nhà xuất bản cấp tỉnh thì thiếu chi thứ để bày vẽ kiếm... tiền? Thế mà dài dài ngày lại nuôi chí dựng một bảo tàng bằng cách dành tiền để mua hiện vật đến nỗi thường xuyên phải gặm mỳ gói...

  • Năm 2013, kỷ niệm 100 năm ra đời (1913-2013) của Hội những người bạn Huế xưa hay cũng gọi Hội Đô Thành Hiếu Cổ (Association des Amis du Vieux Huế). Đối với một người nghiên cứu lịch sử văn hóa Huế thì sự kiện 100 năm ra đời của Hội những người bạn Huế xưa là hấp dẫn nhất. Nhưng sự kiện này đã được UB Văn hóa Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức vào tháng 9/2010 tại Huế một Hội thảo Khoa học với nội dung Thân thế và sự nghiệp của Léopold Michel Cadière. 

     

  • Họa sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Hoài Hương được nhiều người biết đến không chỉ vì tài năng của anh, mà cả vì ngôi nhà gỗ đầy phong cách.

  • Huế là kinh đô của Việt Nam trong một thời gian khá dài dưới hai triều đại : Tây Sơn (1788 - 1801) và Triều Nguyễn (1802 - 1945). Huế còn lưu giữ trong lòng một khối lượng đồ sộ những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc ta. Unesco đã công nhận quần thể di tích cố đô và nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa thế giới. Kinh thành cố đô Huế với Thành lũy hình ngôi sao hiện nay còn tồn tại duy nhất ở Việt Nam.

  • (SHO) - Theo đề án “Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020” vừa được Bộ VH-TT-DL phê duyệt, đến  năm 2020  du lịch biển phải có được ít nhất 6 điểm đến du lịch tầm cỡ quốc tế, trong đó có Lăng Cô – Cảnh Dương.

  • Ngày 05/9, Hội Sân khấu tỉnh Thừa Thiên Huế đã  tổ chức khai mạc Trại sáng tác kịch bản sân khấu năm 2013.

  • Chiều ngày 03/9, tại Nhà Lục giác ( đường Trịnh Công Sơn - TP Huế), Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế và Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình biểu diễn chào mừng kỷ niệm Ngày Âm nhạc Việt Nam ( 03/9/1959 - 03/9/2013).

  • (SHO). Đến nay, đã có 138 đơn đăng ký tham gia danh mục bảo vệ nhà vườn thuộc các phường: Kim Long, Thủy Biều, Vỹ Dạ, Thuận Lộc, Phú Nhuận.

  • (SHO) -  Bộ VHTTDL vừa đồng ý chi 1,84 để phòng trừ côn trùng hại gỗ tại di tích làng cổ Phước Tích, tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • (SHO) - Ngày 2/9, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu Tháng Vàng du lịch tại di sản Huế. Chương trình kéo dài từ 2/9 đến 30/9/2013

  • Liên hoan là một hoạt động văn hóa lớn nhằm phát huy và đẩy mạnh phong trào văn hóa văn nghệ của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang trên địa bàn toàn tỉnh.

  • Những bức tranh gạo của họa sĩ trẻ Phạm Đình Thái, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế, để lại ấn tượng cho người xem không chỉ vì nét mộc mạc, gần gũi từ chất liệu, hình ảnh mà còn ẩn chứa một nghị lực phi thường. 

  • Ngày 02/9, giải đua ghe truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra với sự tham dự của  8 ghe đua ưu tú của các huyện và thị xã, phường trong toàn tỉnh. 

  • Nhân kỷ niệm 68 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngày 02/9, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tổ chức triển lãm ảnh "Di tích Huế, ký ức và hiện tại".

     

  • (SHO). Có trên 600 năm tuổi, Làng cổ Phước Tích chứa trong mình một tiềm năng lớn lao để phục vụ cho du lịch. Những năm gần đây, Nhà nước và các tổ chức quốc tế đã quan tâm tạo điều kiện cho Phước Tích những cơ hội mới trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa làng cổ…

  • Đó là kiến nghị của  lãnh đạo sở Văn hoá,Thể thao và Du lịch trong buổi làm việc về tình hình thực hiện chương trình công tác năm 2013 và dự kiến kế hoạch năm 2014 của Sở với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế. 

  • “Trên đường hướng về ngày mai của các nghề truyền thống Huế, tôi gặp được trúc chỉ” - nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã bắt đầu tham luận của ông như thế tại hội thảo về nghề truyền thống Huế tháng 4-2013.

  • Sáng nay 26-8, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế khởi công dự án tu bổ, tôn tạo di tích miếu Long Thuyền với tổng dự toán đầu tư cho dự án khoảng 1,3 tỷ đồng, từ nguồn vốn sự nghiệp và nguồn xã hội hóa.

  • (SHO).Lễ hội đang diên ra cho đến hết ngày hôm nay, 23/8. Nghi thức cúng tế Thần Biển vẫn được người dân nơi đây coi trọng nhất. Tối qua, 22/8, Lễ hội Cầu ngư năm 2013 với chủ đề Phong Hải biển nhớ, đã  khai mạc tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Hàng nghìn người dân và du khách đã về khai hội.

  • (SHO). Hôm qua, 22/8, tại Đình Thanh tiên, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang đã diễn ra Lễ đón nhận bằng công nhận làng nghề truyền thống.Làng nghề truyền thống hoa giấy Thanh Tiên được hình thành cách đây khoảng 300 năm.