PHÁT HÀNH TẠP CHÍ SÔNG HƯƠNG THÁNG 5 NĂM 2009

10:38 04/05/2009
Số 243 tháng 5/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

Chào mừng kỷ niệm 55 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), kỷ niệm 50 năm đường Trường Sơn- đường Hồ Chí Minh, kỷ niệm 119 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5), với bài mở đầu “ Lửa tháng Năm” của tác giả Trường An ôn lại chặng đường hào hùng của dân tộc, của đất nước trong tháng năm lịch sử này; và bài viết “ Ba lần gặp Bác” của tác giả Trọng Sâm kể về những lần được gặp Bác Hồ đầy xúc động. Chuyên mục NHẠC kỳ này giới thiệu ca khúc “ Hương Giang còn mãi bóng Người” của tác giả Trần Hữu Pháp, với giai điệu tha thiết đầy cảm xúc về những con đường, “ từ Đông Ba đến trường Quốc Học...” và dòng Hương Giang còn in mãi bóng Người, hình bóng Bác Hồ vẫn còn mãi mãi với Huế và trong mỗi chúng ta.

Chuyên mục VĂN giới thiệu truyện ngắn “ Làng thời mở cửa” của tác giả Nguyễn Việt Hòa. Truyện đã nêu cái ánh sáng phản chiếu của đồng tiền vào cánh cửa làng, sức nóng của nó gần như thiêu rụi  mọi nền tảng đạo đức của một bộ phận không nhỏ gồm đám quan viên, giới thượng lưu ở làng. Trong chuyên mục này còn có truyện ngắn “ Thoại khúc rìu và thơ” của tác giả Trần Hạ Tháp.  Trong chuyên mục THƠ có các bài bài thơ của các tác giả: Lê Huỳnh Lâm, Lưu xông Pha, Ngọc Tuyết, Ngô Thiên Thu, Tuệ Nam, Phạm Trường Thi.

Chuyên mục TÁC GIẢ - TÁC PHẨM VÀ DƯ LUẬN giới thiệu nhiều bài viết được dư luận quan tâm. Mở đầu chuyên mục là bài viết “ Nguyễn Tài Cẩn trên nền thi học Việt Nam” của tác giả Đặng Tiến, và bài “ Viết vào Bùi Giáng mong manh” của tác giả Đỗ Quyên. Cũng trong chuyên mục này, trong phần giới thiệu các tác giả thuộc Chi Hội Nhà văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế,  với sự xuất hiện của hai cây bút tên tuổi ở Huế- nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và nhà văn Nguyễn Đắc Xuân. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là một trong những gương mặt thơ tiêu biểu của thế hệ thơ xuất hiện trong những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước, lần này nhà thơ gửi đến bạn đọc bài thơ “ Ngày về”, “ Những bài hát, con đường và con người”, “Tháng tư Trường Sa”, “Cánh đồng buổi chiều”. Phần giới thiệu nhà văn Nguyễn Đắc Xuân, tạp chí trích chương 6 “ Huế và thơ, nhạc, sách” trong hồi ký  “ Mười bốn năm đèn sách” chưa xuất bản của tác giả Nguyễn Đắc Xuân.
 
Chuyên mục HUẾ DÒNG CHẢY VĂN HOÁ với bài viết “ Búi tó củ kiệu và vành khăn vấn ngày xưa của các cụ ở Huế”  của tác giả Bùi Minh Đức, mô tả lại nét văn hoá trong cách ăn mặc của người Huế xưa và tản văn “Nơi an trú của văn hóa tâm linh” của tác giả Lãng Hiển Xuân, giới thiệu nét văn hoá trong đời sống tâm linh chốn thiền môn xứ Huế. Ở chuyên mục NGHIÊN CỨU & BÌNH LUẬN có các bài viết: “Thời khắc hy sinh lẫm liệt của hai nhà chí sĩ” của tác giả Trương Đản; “Tình hình văn học chữ Hán nửa sau thế kỷ XIX” di cảo của nhà văn Trần Thanh Mại và bài viết “ Vấn đề người kể chuyện trong tiểu thuyết” Những kẻ thiện tâm” của Jonathan Littell” của tác giả Chu Đình Kiên...    

Ngoài ra Sông Hương còn có chuyên mục MỸ THUẬT, CỦA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI, TRANG VIẾT ĐẦU TAY, TIN VĂN HOÁ VĂN NGHỆ, NHỮNG KHOẢNH KHẮC ĐẸP với nhiều bài viết của các tác giả Chơn Hữu, Hạnh Nhi, Sorbon ( Vĩnh Hiền dịch), Hoàng Kim Nhi, Đặng Văn Trân...

Tạp chí Sông Hương số 243 tháng 5/2009 hiện đã có mặt trên các quầy báo, mong bạn đọc tiếp tục quan tâm và ủng hộ SÔNG HƯƠNG.

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau một thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ trong và ngoài nước tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao sức yếu, đồng chí đã từ trần hồi 23 giờ 12 phút ngày 1/10/2018, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

  • Tối ngày 29/9, tại hội trường Đài Phát thanh và Truyền hình Thừa Thiên Huế Trung tâm Hỗ trợ sáng tác - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ Bế mạc trại sáng tác Âm nhạc “Huế Xưa và Nay”.

  • - Bác Hồ với điện ảnh Việt Nam - TRỌNG NGUYỄN
    - Tương lai đô thị Huế - LÊ VĂN LÂN
    + “Đô thị Huế”. Ảnh HẢI PHONG

  • Sáng 19/9, tại thành phố Đà Lạt, Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật đã tổ chức Hội nghị tập huấn tiếp tục triển khai nhiệm vụ “Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam".

  • Sáng ngày 23/9,  tại TP Huế, tỉnh Thừa Thiên- Huế phối hợp với Hội Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ 21 của Hội Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPPA).

  • Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vô cùng thương tiếc báo tin:
     

  • Ngày 22/9 tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng và Điềm Phùng Thị tổ chức chương trình  Liên hoan “Vui Tết Trung thu cùng nghệ thuật Điềm Phùng Thị”.

  • Sáng 22/9, tại khách sạn Hương Giang, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Hội Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương đồng tổ chức họp báo Đại hội lần thứ 21 của Hội Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPPA).

  • Sáng 21/9, tại nhà hát Ca kịch Huế, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi hội Nghệ sĩ Sân khấu tại Huế tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam (12/8 âm lịch). 

  • Theo nguồn tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Trần Đại Quang, sinh năm 1956, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do mắc bệnh hiểm nghèo, mặc dù được các giáo sư, bác sĩ trong và ngoài nước hết lòng cứu chữa, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm, tạo điều kiện, nhưng đã không qua khỏi.

     

  • Tối 19/9, tại Bia Quốc Học, TP. Huế, Sở Du lịch Thừa Thiên - Huế đã tổ chức “Ngày Hội Lân Huế năm 2018”. Đây là sự kiện về Lân đầu tiên được tổ chức tại Huế góp phần quảng bá vẻ đẹp của vùng đất Cố đô.

  • Chiều 18/9, tại hội trường Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên huế, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật “Thời gian – Khoảnh khắc”. Triển lãm nhân dịp kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế (18/9/1945 – 18/9/2018).

  • Sáng 17/9, Tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ Khai mạc và trao giải Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Bắc Trung Bộ lần thứ XXV - 2018.

  • Chiều ngày 13/9,  Tạp chí Sông Hương đã tổ chức giới thiệu tác phẩm Đạp xe ra ngoại ô của nhà thơ Từ Hoài Tấn.

  • Sáng ngày 13/9, Hội khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo Thừa thiên Huế - Những minh chứng lịch sử. Đến dự có ông Nguyễn Dung – Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. 

  • Chiều 7/9,  Trung tâm bảo tồn Di tích cố đô Huế đã tổ chức lễ gặp mặt kỷ niệm 25 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (1993-2018), 15 năm Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại (2003-2018).

     

  • Sáng ngày 7/9 Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (TTBTDTCĐ Huế) phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức khai mạc  Triển lãm “Rồng- Phượng trên bảo vật triều Nguyễn”.

  • Sáng ngày 7/9, tại Sân điện Kiến Trung, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức trưng bày giới thiệu Dự án “Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung”.

  • Kể từ ngày 05/9/2018, quy định thời giờ làm việc hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh các cơ quan Đảng và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã).

     

  • Dấu ấn thời khắc lịch sử qua Tuần lễ Vàng năm 1945 lần đầu tiên được chuyển thể qua kịch bản Tuồng, đã làm nổi bật ý nghĩa cộng sinh “dân với nước”, làm nổi bật tính nhân văn của Hồ Chủ tịch giữa cuộc chuyển giao của chế độ phong kiến ở nước ta cho Chính phủ Lâm thời. Sông Hương trích đăng 2 cảnh trong kịch bản tuồng lịch sử mang tính văn học này.