PHÁT HÀNH TẠP CHÍ SÔNG HƯƠNG THÁNG 4 NĂM 2009

10:56 07/04/2009
Số 242 tháng 4/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

Hướng về ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/03 trong chuyên mục Văn với bài Bút ký “ Xuân sơn kỳ bí” của tác giả Cao Sơn đem lại những điều mới mẻ trong hành trình tìm về nguồn cội truyền thuyết vua Hùng. Trong số này, Sông Hương giới thiệu Chương 15 ( phần 1) trích tiểu thuyết “ Phòng tuyến sông Bồ” của nhà văn Đỗ Kim Cuông. Tiểu thuyết kể về cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Thừa Thiên Huế từ sau cuộc tổng tấn công mậu Thân 1968 đến ngày giải phóng. Ở chuyên mục Thơ mở đầu với chương 5 ( trích  trường ca Nhật ký dòng sông, gồm 11 chương), tác phẩm vừa được Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam xếp loại xuất sắc trong đợt sơ kết Cuộc vận động sáng tác Tiểu thuyết, Trường ca về đề tài Chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân 2006- 2008; trong chuyên mục này còn có các bài bài thơ của các tác giả Lê Ngọc Thuận, Từ Dạ Thảo, Trần Tịnh Yên, Nguyễn Thuỵ Kha, Đỗ Văn Khoái, Tuệ Lam, Hoàng Thị Thiều Anh, Nguyễn Hoa, Nguyễn Thị Tân Hoa... 

Đây là số thứ hai Sông Hương giới thiệu chuyên mục “ Tác giả- Tác phẩm và dư luận” giới thiệu các tác giả thuộc Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế và các bài viết được dư luận quan tâm. Mở đầu chuyên mục, với bài bài viết “ Người hát xẩm của kháng chiến” của tác giả Nguyễn Huy Thắng, cũng trong chuyên mục này với sự xuất hiện của hai cây bút tên tuổi ở Huế- nhà văn Nguyễn Quang Hà và nhà thơ Ngô Minh. Nhà văn Nguyễn Quang Hà, mặc dù đã đến tuổi “ xưa nay hiếm“ và anh đã bị cắt hơn một mét đại tràng vì căn bệnh ung thư nhưng anh vẫn đi và viết, lần này  anh gửi đến bạn đọc truyện ngắn “ Kính gửi anh Ma Văn Kháng”. “ Lục bát gọi đôi”, “Uống với mũi Cà Mau” là hai bài thơ mà nhà thơ Ngô Minh gửi đến bạn đọc.
 
Tạp chí còn có nhiều chuyên mục khác như Huế dòng chảy văn hoá với bài viết “ Nhà cổ Tứ Giác- nét Huế trong kiến trúc thuộc địa Pháp”  của tác giả Trần Tuấn Anh, và tản văn “Chiều Tam Giang” của nhà văn Võ NGọc Lan. Chuyên mục Huế bốn phương với sự xuất hiện của nghệ sỹ ngâm thơ người Huế sống ở thành phố Hồ Chí Minh qua bài viết của Đỗ An Tiêm “Vân Khanh- Nghệ sỹ ngâm thơ người Huế”. Ở chuyên mục Nghiên cứu & Bình luận có các bài viết: “Lý luận văn học Việt Nam từ điểm nhìn toàn cầu hoá: Nhìn lại, suy ngẫm và dự phóng” của tác giả Bửu Nam; “ Vài trao đổi về cuốn văn học Việt nam sau năm 1975- Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy” của tác giả Hoàng Đăng Khoa và bài viết “ Những sai lệch, thiếu sót  trong cuốn sách “ Trịnh Công Sơn vết chân dã tràng” của tác giả Nguyễn Hoàn...     

Ngoài ra Sông Hương còn có chuyên Của sổ nhìn ra văn học Thế giới đương đại, trang viết đầu tay, Nhạc, Đọc sách, Tin văn hoá văn nghệ với nhiều bài viết của các tác giả Haruki Murakami, Dương Thuỳ Dương, Phan Thành Minh, Nam Ngọc, Đặng Ngọc Phú Hoà...

Tạp Chí Sông Hương số 242 tháng 4/2009 hiện đã có mặt trên các quầy báo, mong bạn đọc tiếp tục quan tâm và ủng hộ SÔNG HƯƠNG.

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Nếu như ở các địa phương khác việc thờ cúng loài chó chỉ mang ý nghĩa là thần canh cổng, trông coi nhà cửa, giúp trừ tà, cầu phúc, thì việc thờ cúng "Thiên Cẩu" ở hai thôn Phổ Trung, phổ Đông, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế mang một ý nghĩa khác hẳn: Thờ chó đá gắn liền với những giai thoại ly kỳ về "linh khuyển" được trời ban xuống trần gian, được nhân dân trong thôn truyền miệng cho con cháu từ đời này sang đời khác. 

  • Chùa xây xong chưa bao lâu thì có một con rùa khá lớn từ dưới sông Hương bò lên đồi Hà Khê. Đó là đồi Hà Khê nổi danh về phương diện phong thủy với thế đất rồng cuộn hổ ngồi (long bàn hổ cứ) từng chiếm vị trí đặc biệt tôn nghiêm trong tâm thức và ký ức của các vua chúa nhà Nguyễn…
     

  • Mặc dù có tổ bảo vệ trực ban đêm và có người ngủ lại ngay tại các điểm chính của di tích lăng Tự Đức - thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế, nhưng kẻ trộm vẫn lẻn vào và “cuỗm” đi nhiều cổ vật có giá trị. Đây không phải là lần đầu tiên di tích Huế bị trộm khoắng cổ vật, mà trước đó đã có nhiều vụ tương tự.

  • Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng rõ nét trong những năm gần đây đã tác động tiêu cực đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có di sản văn hóa và di sản thiên nhiên. Với 12 di sản thế giới đã được UNESCO vinh danh, hơn 4 vạn di tích phân bố ở khắp mọi miền đất nước, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản ở Việt Nam trước tác động BĐKH đang gặp những thách thức lớn. 

  • Leo lên dốc cao dựng đứng, lội qua suối sâu vắt búng đầy dưới đôi dép cao su… chúng tôi theo lực lượng tuần tra song phương của Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt, huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) và lực lượng bảo vệ biên giới tỉnh Xê Kông từ tờ mờ sáng tới xế trưa mới chạm chân đến đỉnh núi Trường Sơn hùng vĩ…

  • Trong trí nhớ của tôi, làng trường thọ có nhiều ở phía Bắc. Thế nhưng, khi đến Huế cũng nghe chuyện này, tôi đã tức tốc đến làng Trúc Lâm (phường Hương Long, TP.Huế).

  • (SHO) - Festival Huế 2014 tổ chức các loại hình dịch vụ về đêm tại khu vực xung quanh Hoàng Thành Huế. Đó là kết luận UBND tỉnh tại cuộc họp nghe báo cáo kế hoạch cho Festival 2014 sắp tới.

     

  • (SHO) - Rạng sáng 8-11, lăng Tự Đức (nằm trên địa bàn P.Thủy Xuân, TP.Huế, Thừa Thiên – Huế) bị mất cổ vật quý. 

  • (SHO) - Vào tối ngày 7/11, Hội Nhà Văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương, Tủ Sách Văn tuyển Sài Gòn tổ chức cuộc giao lưu, giới thiệu tập “Thơ Tình Nguyễn Miên Thảo” (2013) tại Trung tâm văn hóa Phương Nam, 15 Lê Lợi, Huế.

  • (SHO) - Từ đêm đến sáng nay, do ảnh hưởng của nhiễu động gió đông trên cao kết hợp với hoàn lưu phía Bắc của áp thấp nhiệt đới, nên tỉnh Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to cộng thêm việc xả lũ của các nhà máy thủy điện đã khiến cho nước sông ở một số nơi dâng cao, gây ta lũ lụt.

  • Tọa lạc tại địa chỉ 31 đường Nguyễn Chí Thanh (thuộc phường Phú Hiệp), thành phố Huế, phủ thờ Công chúa Ngọc Sơn được xây dựng vào năm 1921 dưới thời Khải Định.

     

  • Bạn có về kinh đô Huế với tôi, cùng mở trang sách 13 đời vua, 9 đời chúa, cùng đi thăm Đại Nội, và nhớ ra sân sau cố cung, mua một chiếc vé, rồi hóa trang khoác áo, mũ, đi hài, làm hoàng hậu chụp ảnh kỷ niệm. Rồi vẫn phải quay lại sân sau để xem đoàn tùy tùng đi “tuần”, trống không dong nhưng cờ mở.

  • Đằng sau lối sống xa hoa và những ngôi mộ hoành tráng bậc nhất Việt Nam của làng 'ăn xin' (An Bằng thuộc xã Vinh An, huyện Phú Vang - tỉnh Thừa Thiên - Huế) là những câu chuyện 'cười ra nước mắt' không phải ai cũng biết

  • Bạch mai là 1 loại hoa lạ hiện xuất hiện rất ít tại Việt Nam, cả miền Trung, Nam, Bắc. Hoa nhỏ chỉ bằng đầu ngón tay cái, có 5 cánh, thi thoảng mới có 6 cánh, nhụy màu trắng vàng. Đặc biệt, hương hoa thơm ngát, nếu hít thật sâu thì sẽ thơm buốt mũi. Ở dưới những tán cây bạch mai đang lúc ra bông, ta khoan thai vì hương thơm ngát toát ra từ cây.

  • Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có biết bao tấm gương anh dũng quả cảm của phụ nữ Việt Nam, 11 cô gái Sông Hương là một tập thể kiên cường chiến đấu, lập nên chiến công vang dội trong Chiến dịch Mậu Thân 1968. Các bà được Bác Hồ khen ngợi và được Đảng, Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân…

  • Từ biển Thuận An, xuôi theo dòng sông Ô Lâu để đi dọc theo chiều dài đầm phá.

  • Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta phát triển trong bối cảnh của cơ chế thị trường, có mặt tích cực là khơi dậy mọi tiềm năng sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về KT-XH, tạo thêm nhiều giá trị văn hóa mới, làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc, nhưng đồng thời cũng nảy sinh những mặt tiêu cực, có nguy cơ hủy hoại bản sắc văn hóa dân tộc.

  • Dù bây giờ ở Huế có nhiều nhà hàng đặc sản, nhưng những ai một lần được thưởng thức những món ăn dân dã, nhưng ngọt ngào dư vị đồng quê của làng Nam Phổ chắc chắn sẽ không thể nào quên. 

  • Du lịch trải nghiệm luôn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước mỗi khi đi tham quan. Tại các làng nghề truyền thống, việc để khách tham quan tự làm ra các sản phẩm, thực sự đã thu hút và hấp dẫn du khách.

  • Huế xưa nay vốn nổi tiếng với nghệ thuật kiến trúc cảnh quan mang đậm tính chất dân gian. Trong các yếu tố của nghệ thuật kiến trúc truyền thống Huế, bình phong và non bộ đương nhiên là những yếu tố không thể thiếu.