PHÁT HÀNH TẠP CHÍ SÔNG HƯƠNG THÁNG 4 NĂM 2009

10:56 07/04/2009
Số 242 tháng 4/2009 của Tạp chí Sông Hương vừa phát hành với nhiều bài viết mới của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu...

Hướng về ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/03 trong chuyên mục Văn với bài Bút ký “ Xuân sơn kỳ bí” của tác giả Cao Sơn đem lại những điều mới mẻ trong hành trình tìm về nguồn cội truyền thuyết vua Hùng. Trong số này, Sông Hương giới thiệu Chương 15 ( phần 1) trích tiểu thuyết “ Phòng tuyến sông Bồ” của nhà văn Đỗ Kim Cuông. Tiểu thuyết kể về cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Thừa Thiên Huế từ sau cuộc tổng tấn công mậu Thân 1968 đến ngày giải phóng. Ở chuyên mục Thơ mở đầu với chương 5 ( trích  trường ca Nhật ký dòng sông, gồm 11 chương), tác phẩm vừa được Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam xếp loại xuất sắc trong đợt sơ kết Cuộc vận động sáng tác Tiểu thuyết, Trường ca về đề tài Chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân 2006- 2008; trong chuyên mục này còn có các bài bài thơ của các tác giả Lê Ngọc Thuận, Từ Dạ Thảo, Trần Tịnh Yên, Nguyễn Thuỵ Kha, Đỗ Văn Khoái, Tuệ Lam, Hoàng Thị Thiều Anh, Nguyễn Hoa, Nguyễn Thị Tân Hoa... 

Đây là số thứ hai Sông Hương giới thiệu chuyên mục “ Tác giả- Tác phẩm và dư luận” giới thiệu các tác giả thuộc Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Thừa Thiên Huế và các bài viết được dư luận quan tâm. Mở đầu chuyên mục, với bài bài viết “ Người hát xẩm của kháng chiến” của tác giả Nguyễn Huy Thắng, cũng trong chuyên mục này với sự xuất hiện của hai cây bút tên tuổi ở Huế- nhà văn Nguyễn Quang Hà và nhà thơ Ngô Minh. Nhà văn Nguyễn Quang Hà, mặc dù đã đến tuổi “ xưa nay hiếm“ và anh đã bị cắt hơn một mét đại tràng vì căn bệnh ung thư nhưng anh vẫn đi và viết, lần này  anh gửi đến bạn đọc truyện ngắn “ Kính gửi anh Ma Văn Kháng”. “ Lục bát gọi đôi”, “Uống với mũi Cà Mau” là hai bài thơ mà nhà thơ Ngô Minh gửi đến bạn đọc.
 
Tạp chí còn có nhiều chuyên mục khác như Huế dòng chảy văn hoá với bài viết “ Nhà cổ Tứ Giác- nét Huế trong kiến trúc thuộc địa Pháp”  của tác giả Trần Tuấn Anh, và tản văn “Chiều Tam Giang” của nhà văn Võ NGọc Lan. Chuyên mục Huế bốn phương với sự xuất hiện của nghệ sỹ ngâm thơ người Huế sống ở thành phố Hồ Chí Minh qua bài viết của Đỗ An Tiêm “Vân Khanh- Nghệ sỹ ngâm thơ người Huế”. Ở chuyên mục Nghiên cứu & Bình luận có các bài viết: “Lý luận văn học Việt Nam từ điểm nhìn toàn cầu hoá: Nhìn lại, suy ngẫm và dự phóng” của tác giả Bửu Nam; “ Vài trao đổi về cuốn văn học Việt nam sau năm 1975- Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy” của tác giả Hoàng Đăng Khoa và bài viết “ Những sai lệch, thiếu sót  trong cuốn sách “ Trịnh Công Sơn vết chân dã tràng” của tác giả Nguyễn Hoàn...     

Ngoài ra Sông Hương còn có chuyên Của sổ nhìn ra văn học Thế giới đương đại, trang viết đầu tay, Nhạc, Đọc sách, Tin văn hoá văn nghệ với nhiều bài viết của các tác giả Haruki Murakami, Dương Thuỳ Dương, Phan Thành Minh, Nam Ngọc, Đặng Ngọc Phú Hoà...

Tạp Chí Sông Hương số 242 tháng 4/2009 hiện đã có mặt trên các quầy báo, mong bạn đọc tiếp tục quan tâm và ủng hộ SÔNG HƯƠNG.

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Trái với sự nổi tiếng của lăng mộ các vua nhà Nguyễn, lăng mộ 9 chúa Nguyễn ở Huế không được nhiều người biết đến...

  • Nhắc đến vua Minh Mạng, người đời nghĩ đến ngay hình ảnh của một quân vương nổi tiếng quyết đoán và giai thoại về năng lực giường chiếu phi thường.

  • Chiều 3/10, chiếc xe kéo của Hoàng thái hậu Từ Minh, mẹ vua Thành Thái chính thức được chuyển vào Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp để chuẩn bị đưa về Việt Nam. 

  • Đèo Hải Vân nằm trên dãy Trường Sơn, ở ranh giới 2 tỉnh Thừa Thiên-Huế (phía bắc) và TP.Đà Nẵng (phía Nam). Đây là con đèo hiểm trở nhất dọc tuyến đường bắc nam, do có vị trí địa lý hiểm yếu, bởi kiến tạo địa chất của dãy núi cắt ngang đất nước, từ biên giới phía Tây tới sát biển Đông.

  • Cứ đến gần cuối năm, khi lúa trên rẫy đã đến độ chín vàng. Trời đông cũng đang se sắt lạnh, sương trắng bồng bềnh bay trên đỉnh núi A Túc là lúc mà toàn thể dân làng dù là tộc người Pacôh, TàÔi, Cơtu hay Pa hy.

  • Là điểm du lịch nổi tiếng của Thừa Thiên - Huế, Bạch Mã có rất nhiều nơi để tham quan như: Thác Đỗ Quyên, Ngũ Hồ, Vọng Hải Đài với vẻ đẹp của núi trời như một bức tranh thủy mặc.

  • Sau chiến tranh, gần 2/3 trong tổng số gần 300 công trình kiến trúc nghệ thuật cung đình của cố đô Huế trở thành phế tích, số còn lại trong tình trạng hư hại, xuống cấp nghiêm trọng. Cùng với việc nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã mở cuộc vận động bảo vệ di tích Huế và đạt kết quả to lớn.

  • Được xây dựng cách đây hơn 400 năm với bao biến động nhưng chùa Thiên Mụ vẫn giữ được vẻ uy nghi, thanh tịnh và cổ kính bên dòng sông Hương...

  • Không nơi đâu người phụ nữ lại thích mặc áo dài như ở Huế. Thậm chí, chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của các cô gái Huế. Điều đó đã làm cho  du khách khi đến với Huế nhiều khi phải ngẩn ngơ khi có dịp được ngắm nhìn, chiêm ngưỡng.

  • Thời 13 vua Nguyễn (1802-1845) trị vì triều đại phong kiến cuối cùng Việt Nam đóng kinh đô tại Huế đã ghi nhận một số hoạt động khá phong phú của ngựa, dù thời này ngựa ít được dùng vào hoạt động quân sự.

  • Trong tất cả các triều đại phong kiến, duy nhất ở cố đô Huế có Bình An Đường là nhà an dưỡng và khám, chữa bệnh đặc biệt chỉ dành riêng cho các thái giám, cung nữ (thời vua nhà Nguyễn).

  • Huế, miền đất cố đô nằm ở miền trung Việt Nam, vẫn được biết đến như một thành phố thơ mộng và lãng mạn.

  • Đối với di sản văn hóa của dân tộc, tài liệu châu bản là một di sản có giá trị lớn. Đó là ký ức của lịch sử, là nguồn sử liệu gốc có ý nghĩa to lớn đối với việc nghiên cứu và biên soạn lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam đều không còn lưu giữ được nguồn tài liệu quý báu này, trừ triều Nguyễn (1802-1945), do những điều kiện lịch sử đặc biệt.

  • Hình ảnh thiên nhiên, con người và những lăng tẩm đền đài của xứ Huế vương vấn bước chân du khách mỗi lần có dịp ghé qua...

  • Làng Mỹ Lợi (xã Vinh Mỹ) và làng An Nông (xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên- Huế) là nơi lưu giữ những tài liệu chứng minh chủ quyền biển đảo Hoàng Sa của nước ta. Những tài liệu quý hàng trăm năm tuổi được người dân các ngôi làng này xem như báu vật và dốc sức giữ gìn.

  • Ngày 15/8/1945, Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh cũng là lúc ở Việt Nam, các thế lực bước vào một cuộc chạy đua nước rút để nắm quyền định đoạt tương lai nước này sau 80 năm là thuộc địa Pháp.

  • Khải Định đã tìm được một thế đất dường như “sinh ra để làm nơi ngả lưng cho một linh hồn quyền quý”…

  • Chỉ xếp sau Hà Nội, cũng giống như Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế là tỉnh sở hữu cùng lúc 2 di sản đã được Unesco công nhận, đó là Di sản văn hóa phi vật thể Nhã nhạc Cung đình và Di sản văn hóa thế giới Cố đô Huế.

  • Được xây dựng đã lâu nhưng các cây cầu độc đáo ở Huế, Hội An, Nam Định... vẫn giữ được nét đẹp kiến trúc thuở ban đầu.

  • Trải qua hơn 150 năm, nhiều thắng cảnh trong “Thần kinh nhị thập cảnh” do vua Thiệu Trị lựa chọn đã bị lụi tàn hoặc không còn nguyên vẹn. Nhưng đến Huế, du khách vẫn nhận ra vùng đất cố đô vẫn còn những thắng cảnh mang vóc dáng, hình hài của 20 cảnh đẹp Huế đô xưa.