"Hạnh phúc tại tâm" là cuốn sách mới nhất của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa được dịch ra tiếng Việt. Sách chỉ ra hạnh phúc nằm trong bản thân mỗi con người, ở từng thời điểm chúng ta sống.
Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa và nhà sử học Dương Trung Quốc tại lễ ra mắt sách.
Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa có chuyến viếng thăm Việt Nam từ ngày 8/12 tới 12/12.
Trong lễ ra mắt sách "Hạnh phúc tại tâm" chiều 8/12 tại Hà Nội, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa cho biết, tác phẩm không có gì huyền bí hay đưa ra bí quyết gì cao siêu, bởi hạnh phúc nằm ngay trong bản thân mỗi người. Không chỉ nêu ra bản chất của hạnh phúc, Đức Pháp Vương còn chỉ ra hai lý do cuốn con người vào khổ đau - nỗi lo sợ và lòng tham.
Tham dự buổi ra mắt sách có nhà sử học Dương Trung Quốc và nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. Là một người đã đọc tác phẩm, ông Dương Trung Quốc cho biết, những gì Đức Pháp Vương răn dạy được viết qua trang sách có tính truyền giáo, nhưng đó cũng là cách dạy chúng ta kỹ năng sống trong cuộc đời. Đó là kỹ năng hướng về cái thiện, làm điều tốt đẹp, tránh điều ác, và cũng chính là nguồn gốc của hạnh phúc.
Còn nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói: “Tôi đọc cuốn sách như nghe một người bạn đang trò chuyện về những điều hết sức bình thường về cuộc sống hàng ngày. Nhưng chính những điều nhỏ bé ấy lại dẫn tới một điều kỳ vĩ: đưa con người tới hạnh phúc… Bằng những trải nghiệm ở kiếp này, và cả những kiếp trước về cuộc sống còn rất nhiều khổ đau, hận thù, bất công, bệnh tật, nghèo đói, Đức Pháp Vương đã viết về phép thiêng khiến chúng ta trở nên hạnh phúc”.
![]() |
Sách "Hạnh phúc tại tâm". |
Hạnh phúc tại tâm là tác phẩm "best-seller" mới của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa, được nhóm Drukpa Việt Nam biên dịch, NXB Tôn giáo phát hành. Giống như tên cuốn sách, Phần I của tác phẩm chỉ ra rằng bí mật của hạnh phúc nằm tại tâm của mỗi người. Nội dung sách giúp độc giả hiểu ra hạnh phúc không phải mục đích mà là hành trình, không phải thứ chúng ta theo đuổi hay đánh đổi mà chính là bản chất của chính mình.
Không chỉ chỉ ra hạnh phúc nằm trong từng khoảnh khắc sống, tại bản thân mỗi người, sách còn nêu cách thực hành để có được hạnh phúc trong Phần II. Qua 10 chương ngắn gọn, súc tích, người đọc rút ra cho mình những hành động cụ thể để tìm thấy hạnh phúc như: hãy mở lòng, thay đổi xu hướng thói quen, chấp nhận sợ hãi, dừng mọi so sánh, an trú trong hiện tại…
Trong phần cuối của tác phẩm, Đức Pháp Vương nhấn mạnh vai trò của mỗi cá nhân đều có thể ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng và môi trường sống. Vì vậy, Ngài đề cao tầm quan trọng của việc biến tình yêu thương thành hành động cụ thể. Ngài khuyến khích mọi người trải nghiệm về hạnh phúc vốn có từ trong đời sống của chính họ, hướng việc hòa nhập giáo pháp của Đức Phật về tình yêu thương và lòng tri ân vào cuộc sống hàng ngày. Điều đó giúp con người trở về cội nguồn hạnh phúc nội tâm và phát triển sự hòa hợp với thế giới.
![]() |
Pháp Vương Drukpa tặng sách tượng trưng cho đại diện sinh viên các trường đại học. |
Nhân dịp ra mắt sách, Đức Pháp Vương dành tặng độc giả Việt Nam 10.000 bản sách Hạnh phúc tại tâm. Các cuốn sách sẽ được trao tặng tới bạn đọc là học sinh, sinh viên và các thư viện, trường học, nhà văn hóa.
Nguồn: Lam Thu - Vnexpress
HOÀNG KIM NGỌC
Hồ Anh Thái thuộc số các nhà văn mà người đọc có thể “ngửi văn” đoán ra ngay tác giả. Bởi anh đã tạo cho mình được một giọng điệu không lẫn vào đâu được (dù nội dung kể ở mỗi cuốn sách là khác nhau).
NGUYỄN KHẮC PHÊ
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Nhân Tuyển tập Nguyễn Khắc Thứ vừa được xuất bản)
PHONG LÊ
Tính chiến đấu và chất thép - đó là nét quán xuyến trong cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh, và cố nhiên bao trùm cả hoạt động viết của Người.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Nếu tôi không nhầm thì phần lớn bạn đọc chưa hề biết tên bà Cao Ngọc Anh; nói chi đến việc nên hay không nên dành cho bà một vị trí trong làng thơ Việt Nam.
VÕ QUÊ
Ngày hồng (Nxb. Thuận Hóa, 2023) như tên gọi tập thơ là cả một cuộc hành trình dài “kỷ niệm bốn mươi tám năm ngày thống nhất đất nước”, “kỷ niệm bốn mươi tám năm chuyến đò dọc hẹn ước của Duy Mong - Xuân Thảo”.
MAI VĂN HOAN
Nguyễn Đắc Xuân là nhà văn, nhà báo, nhà thơ, nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa Huế. Đời thơ tôi (Nxb. Hội Nhà văn, 2022) là tập thơ chính thức đầu tiên anh gửi tới bạn đọc.
HỒNG NHU
(Bài nói trong buổi tổng kết, trao giải cuộc thi thơ 1996 do Hội VHNT TT. Huế tổ chức. Nhà thơ Hồng Nhu, trưởng BCK trình bày)
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Thật khéo, nữ sĩ Trần Thùy Mai trở về Huế vui xuân và gặp gỡ các bạn văn quen biết trong tòa soạn Tạp chí Sông Hương thân thuộc đúng vào lúc bộ tiểu thuyết Công chúa Đồng Xuân ra mắt bạn đọc.
PHẠM XUÂN NGUYÊN
1. Trong đời văn của Nguyễn Huy Tưởng có một ngày có thể được coi là trọng đại. Đó là ngày 8 Juin 1942. Ngày ấy ông chép lại vở kịch cũ Vũ Như Tô.
VƯƠNG HỒNG HOAN
Trong văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Bính là một thi sĩ được nhiều người yêu thích và trân trọng. Cuộc đời và thơ ông luôn luôn được nhắc đến trong bạn đọc nước ta hết thế hệ này đến thế hệ khác.
LÊ XUÂN VIỆT
(Nhân đọc hồi ký "Âm vang thời chưa xa" của Xuân Hoàng. Nxb Văn học và Hội Văn nghệ Quảng Bình 1996)
LÊ THANH NGA
Châu Âu - một không gian văn hóa mà nền dân chủ phát triển trước nhất trong lịch sử nhân loại - ngay từ thời trung cổ đã là trung tâm của lễ hội Carnaval (tiếng Việt: lễ hội giả trang).
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc Chuyện cũ Tử Cấm Thành - Kịch bản tuồng lịch sử của Nguyễn Phước Hải Trung - Nxb. Văn học, 2022)
PHONG LÊ
Hơn 60 năm sáng tác và với tuổi đời ngoài 80, Tố Hữu là nhà thơ luôn luôn hiện diện trong sinh hoạt tinh thần của dân tộc Việt Nam thế kỷ XX.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
"Màu thời gian" là bài thơ nổi tiếng của Đoàn Phú Tứ; đến mức các tác giả "Thi nhân Việt Nam" đã từng nhận định: "không có bài nào khác tinh tế và kín đáo như thế".