Phan Huyền Thư, cây huyền cầm đau vùng sao sáng

16:09 29/08/2008
VĂN CẦM HẢI       (Nằm nghiêng - Thơ- Nxb Hội Nhà văn 5/2002)Trên đất Thư "viết buồn thành mưa". Dưới trời Thư "viết buồn thành gió". Giữa đời Thư "viết nỗi buồn sống".

Xứ viết của Phan Huyền Thư chẳng có hình hài tinh khôi những đoá hoa rực rỡ tuổi thanh xuân bởi dường như định mệnh tự trao cho mình một quyền được sống không yên ổn "nằm nghiêng xứ sở bốn mùa nhiệt đới, tự dưng nhói đau!". Ngày 19/2 sinh nhật, tôi nhận được thơ Thư, đêm ấy Paris của Apollinaire tự dưng đồng cốt một lời nhắn nhủ bên kia miền nhiệt đới, rằng Thư muốn xa rời dương thế trong ngày mình lên đời. Rất nhiều lần, Thư đã chết và cho đến bây giờ, sau bao lần vượt qua những rào cản âm u, Thư đã chết thực sự với Nằm nghiêng. "Tôi nằm mơ một đám ma người chết là tôi. Tôi đã chết" để nghiệm sinh những tiêu điều ý nghĩ, những u uất tràn lên cô đơn, những đạm bạc "tập tễnh về ăn giỗ mình". Mấy năm gắn bó, Thư tồn tại trong tôi như một chiếc bóng chìm dần tương lai, không ồn ào mà "nhẹ như tiếng vỗ cánh/ hèn mạt con bướm đêm thoát hiểm/ rong chơi rừng mưa". Rong chơi để nhìn thấy phiên bản của tình yêu "không còn trăng để tặng/ anh muốn em tin những sao trời" và bất giác "chẳng thấy mặt trời/ nhiều khi đơn độc/ muốn thức dậy cõi khác/ hình dung một nụ cười/ đưa sợi tóc lên ngậm miệng/ cũng đỡ nhớ niềm vui". Nhớ trong nỗi đoạn tuyệt bởi sự hoang đàng phơi lộ "đôi vú thông minh/ không cứu nổi cặp đùi dài ngu ngốc". Đành vậy, Thư "gõ mõ cầu siêu/ hồn phiêu diêu đèn nhang cửa ngỏ". Cái chết và sự cô đơn như "cơn bão cũ mùa đi không tan/ mùi hoàng lan và vết chuồn cắn lá" "nhớ mùa nào hoa cúc/ hộc lên vàng mắt bão/ ăn năn thuyền giấy đưa đám/ áo quan lót một cỗ lá ướt/ vết chuồn chuồn yêu nhau trước mưa!". Mong manh. Nặng nề. Buồn thảm. Trêu ngươi nhưng rất tục lụy, từng con chữ "lách qua khe cửa hẹp trong đầu/ vội vã ùa về với biển sâu" đời sống. Xứ viết của Thư hoang mang những cái chết miên man trên mỗi nẻo đường, cái chết thường trực khắp nơi và trở thành giao điểm của xác và hồn, chân thành và giả dối, chiêm nghiệm và hư không. "Đôi khi giữa lòng giếng cạn/ xác ếch khô còn vẳng lại/ ngây ngô tiếng đứt đuôi/ nong nong dậy thì". Không xác định, không lúc nào nghỉ ngơi ở những giao điểm thiện ác lập loè tính cách phải chăng là cái nhìn phản cảm của Thư về thân phận con người hiện đại, thời "nhớ ai gầm gào trong cổ họng/ rồi cười nửa rúc mặt đám đông/ xanh thì đỏ/ tím thì vàng/ váy ngắn thì chân phải cong/ một mình: đạo đức-cười thầm: sang trọng". Dọc theo những câu thơ không đều nhịp điệu ấy, có cảm giác Thư từng giây phút sòng phẳng tranh luận với chính bóng mình. Nhiều khi lên cao bởi khô khốc một tiếng thở dài đanh gọn, nhiều khi ảm đạm lại rực rỡ một màu mây đa đoan cốt cách. "Ba hồn bảy vía/ đồng bào di mộng/ ở đâu thì về/ thì về../ thì về..." bãng lãng "khí giao linh/ mưa xuân sinh hạ/ hài nhi thơ/ bay", "xác những phù du/ cánh mỏng bão hoàng hôn/ tôi ngồi đóng ván nát!". Thi đàn nước Việt đang muôn vàn "ảnh viện" thơ trẻ nhưng hiếm hoi mấy ai "ngọ nguậy trong đầu con mọt nghiến răng/ thèm ý mới" như Thư dẫu Nằm nghiêng vẫn chưa phải là một sự định hình rõ ràng. Bởi ý mới nôn nao câu chữ nên Thư lưu vong và từ chối khắp nơi kể cả với không gian trải nghiệm của mình. " Hốc đá nhỏ xíu cũng trăng sao/ lấp lánh/ cho tôi nhìn những con bọ gậy tung tăng/ tôi biến/ sáng mai thức dậy/ con bọ-gậy-đổ-vỡ của tôi đã thành muỗi bay đi". Biết bao giờ Thư dứt bỏ được ý tưởng để thiên thai từng điệu chơi, biết bao giờ lý luận tàn phai cho "con dơi đập cánh/ không ẩn nấp cùng lũ chuột chù" để mặc cảm lẫn vinh vang vắng vẻ cuộc đời này. Trong tôi, Thư chẳng bao giờ là nhà thơ trẻ hay già, là mới hay cũ, đơn giản Thư đã mang đến và làm cho cuộc đời thêm phong vị với xứ cảm của mình. Xứ cảm ấy chẳng bao giờ hoàn thiện bởi nó không ngừng triệt tiêu từng ngày để sinh ra những chân trời mới. Đừng bao giờ dồn ép không gian, nhất là không gian thơ "một tiếng Thạch Sùng" định hướng trong đêm. "Có lúc/ người đánh tôi bằng lưỡi/ đánh tôi bằng hoa hồng/ đánh tôi bằng cái nhìn âu yếm...xin đừng làm chữ tôi đau!", "Đừng ai gọi/ hãy coi tôi như vắng/ căn phòng ngổn ngang/ mạng nhện không người...đừng nghĩ đến/ bằng nén hương lòng/ mịt mù kỷ niệm/ không thoáng nỗi mùi trầm/ tôi tự mình/ lồng ảnh vào khung", "Đóng vào không/ tìm trao nơi trang trọng?". Từ tuổi thơ cho đến lưng chừng thanh xuân, người con gái ấy vẫn chạnh lòng "tôi nhường tôi/ cúi đầu về không/ bước quay lưng hối hả/ nhợt nhạt rong chơi". Cúi đầu về không nào đâu chỉ "thất vọng tạm thời", cúi đầu về không như một dáng lưu vong bước về chợ tay không, ngực không, hoá thân trong tiếng cười nhân gian quên đạo quên đời. Cúi đầu về không trong một đêm xa vời đất cố đô "nhà hàng Thiên Đường hôm nay nghỉ sớm/ độc ẩm quán Âm Phủ trọ hết phòng/ cáo thị Phù Vân tên bỏ ngỏ". Chai rượu mang đi, Thư mù vào đêm, bất chợt tôi thoảng thấy bóng dáng người cha của Thư-tác giả của bản tình ca ru "con tàu Việt Nam đi suốt bốn mùa xuân, qua đèo Hải Vân mây bay đỉnh núi" từng mênh mang những chiều bệnh viện vớt tuổi thơ tôi trở lại với đời- bỗng nhiên từ bên kia thế giới trở về trong dáng nghiêng buồn của người con gái. Trên con tàu xuân sang ấy, người con gái - bằng thơ- đã hát lên những điệp khúc "mùa đông nằm nghiêng trên thảm gió mùa" mà ngày trước người ta chưa hoặc đã, hoặc không viết. Từ trên cao, từ những nơi xa xôi của thế giới trái đất trở xoay, từ huyền bí của thế giới tâm linh nhìn lại có khi nào con người tồn tại một phương thẳng đứng bởi con người sinh ra là "viết buồn thành gió/ lang thang cánh đồng/ con trâu già ức chế luống cuối cùng/ đường trách nhiệm lên mặt cày nhăn nhở" và mãi mãi "nằm nghiêng khe cửa ùa ra một dòng ấm cô đơn" giữa "bầu trời riêng của em/ đương nhiên/ đau vùng sao sáng" âm vang một cây huyền cầm không dây vì đã có thơ, khổ đau và niềm hy vọng là âm thanh vĩnh cửu nhất trên mọi miền sáng tạo của con người!
2002
VCH

(nguồn: TCSH số 162 - 08 - 2002)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGỌC THẢO NGUYÊN

    Buổi sinh hoạt được đặt tên là Tọa đàm bàn tròn về thơ. Đây là buổi sinh hoạt mang tính chất thử nghiệm của Phân hội văn học (lại một cách nói rào đón nữa chăng?)

  • ĐỖ LAI THÚY

    Duy nhất chỉ thơ mới đứng cùng bình diện với triết học và suy tư triết học
                                        Heidegger
    Con người, sống trên đời, như một thi sĩ
                                        Heidegger

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

    Trong thơ tình, tình yêu là kẻ chiến thắng sau cùng. Chứ không phải lý trí, đạo đức, chính trị hay lịch sử. Bao giờ và ở đâu cũng thế.
    Chỉ còn anh và em
    Cùng tình yêu ở lại

  • PHAN ĐÌNH DŨNG   

    Từ hai cuốn sách: Những người thân trong gia đình của Bác Hồ, Bác Hồ gặp chị và anh ruột; soi vào những bài thơ của Bác, chúng ta có dịp nghiền ngẫm thêm về những tình cảm riêng/chung của Người.

  • NGUYỄN XUÂN HÒA

    Thảo Am Thi Tập của Nguyễn Khoa Vy không chỉ có giá trị về mặt nội dung mà còn có giá trị về mặt nghệ thuật.

  • LÊ KIM PHƯỢNG

    Với thi sĩ Cao Quảng Văn, thơ là cảm xúc thăng hoa tuyệt đỉnh và nếu văn chương có đích, thì thơ là tuyệt đích của tâm hồn. Ở chốn đó, sáng tạo ra đời. Vì vậy, thưởng thức thơ không thể không bằng cảm xúc từ trái tim của người đọc: “Thơ là tiếng nói từ trái tim đập vào trái tim”.

  • LTS: Nhà thơ Ngô Minh, sinh ngày 10 tháng 9 năm 1949; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, cộng tác viên thân thiết của Sông Hương. Sau cơn tai biến nặng từ trưa 26 tháng 11 năm 2018, nhà thơ đã từ trần tại nhà riêng vào lúc 23 giờ 12 phút ngày 3 tháng 12 năm 2018. Nhà thơ được an táng tại Khu nghĩa trang phường Hương Long, thành phố Huế (sau lưng chùa Thiên Mụ).
    Sông Hương thành kính chia buồn cùng gia quyến và bạn đọc, xin đăng bài viết dưới đây của nhà thơ Đông Hà, như là nén nhang tưởng nhớ, vĩnh biệt một người thơ…

                Ban Biên tập

  • HỒ THẾ HÀ

    Hoàng Diệp là thơ nổi tiếng với thi tập Xác thu (Nxb. Nam Kỳ, Hà Nội, 1937) trước khi trở thành nhà phê bình, nghiên cứu văn học.

  • PHAN VĂN NAM    

    Sau các tập thơ Cùng đi qua mùa hạ (Nxb. Văn nghệ, 2005), Phía bên kia cây cầu (Nxb. Phụ nữ, 2007) và Ngày linh hương nở sáng (Nxb. Hội Nhà văn, 2011) được trao nhiều giải thưởng văn chương uy tín, tác giả Đinh Thị Như Thúy tiếp tục ra mắt tập thơ mới Trong những lời yêu thương (Nxb. Hội Nhà văn, 12/2017).

  • VĂN THÀNH LÊ    

    1.
    Có thể nói Trần Đăng Khoa là trường hợp lạ của văn đàn Việt. Giữa thời đại cả nước lo ra đồng chạy ăn và ra trận đánh giặc, cuối những năm 1960 đầu những năm 1970, cậu bé Khoa cùng những cô bé/cậu bé 9 - 10 tuổi khác như Cẩm Thơ, Hoàng Hiếu Nhân, Chu Hồng Quý, Trần Hồng Kiên… “đã đi lạc” vào thơ.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ    

    Nhiều người đến dự buổi giới thiệu Tự truyện “Mạ Tui” do Tạp chí Sông Hương và Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán phối hợp tổ chức không biết Nguyễn Viết An Hòa (NVAH) là ai, nhưng khi Ban Tổ chức cho hay đó là bút danh trên Facebook (Fb) của thầy giáo Nguyễn Viết Kế, thì đều vui vẻ thốt lên: “À…”.

  • ĐỖ LAI THÚY

    Lý thuyết hệ hình là một hệ pháp nghiên cứu sự phát triển. Văn học Việt Nam, do những đặc điểm riêng thuộc của mình, không phát triển nối tiếp như ở các nước phương Tây, mà gối tiếp như những làn sóng, con trước chưa tan thì con sau đã tới, hay đúng hơn vừa là nối tiếp vừa là gối tiếp.

  • SƠN CA 

    Mất mát, tận cùng của mất mát. Cô đơn, tận cùng của cô đơn. Thực tại “vặn xoắn con người đến mức cảm giác không còn hình hài”.

  • NGUYỄN THANH TÂM    

        …đi về đâu cũng là thế… 

  • GIÁNG VÂN

    LGT: Tháng 4/2018, Nxb. Europa (Hungary) đã dịch và ấn hành tập thơ “Những kỷ niệm tưởng tượng” của Trương Đăng Dung, (Giải thưởng Hội Nhà Văn Hà Nội, 2011). Tập thơ gồm 24 bài cũ và 14 bài mới, được in song ngữ Việt - Hung với 2000 bản. Lễ ra mắt tập thơ được tổ chức trang trọng trong khuôn khổ Liên hoan sách Quốc tế Budapest, với sự có mặt của nhà thơ Trương Đăng Dung và hai dịch giả: Giáp Văn Chung và Háy János cùng đông đảo bạn đọc Hungary. Tập thơ đã được giới chuyên môn và bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Ngay trong lễ ra mắt, toàn bộ số sách mang đến đã được bán hết.

  • HỒ THẾ HÀ

    Hữu Thỉnh là nhà thơ xuất sắc trong thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Cuộc sống và trang thơ của ông đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và giải mã ở tất cả các cấp độ thi pháp với giá trị độc sáng riêng của chúng. Người đến sau khó có những phát hiện gì thêm từ thế giới chỉnh thể nghệ thuật ấy.

  • NGUYỄN THÀNH NHÂN

    Khi nhắm mắt trong phút chốc, xung quanh tôi thoắt nhiên rực rỡ nắng, tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, chỉ mới mười ba tuổi đầu và đang cố gắng đuổi theo người con gái ấy.” 

  • PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU
    Nhân 17 năm ngày mất nhà văn Nguyễn Văn Bổng (11/7/2001 - 11/7/2018)    

    Nói đến Nguyễn Văn Bổng trước hết chúng ta nói đến một nhà văn xứ Quảng anh hùng, giàu bản sắc, một nhà văn hàng đầu của văn xuôi Việt Nam hiện đại, một bút lực dồi dào, với những tác phẩm tràn đầy nhựa sống, là nói đến một khối lượng lớn những tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký có giá trị… (Nhà thơ Hữu Thỉnh).

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Trần Vàng Sao là một người yêu nước. Điều này dễ dàng khẳng định cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nghĩa trực tiếp lẫn gián tiếp, không chỉ bởi lẽ anh đã chọn bút danh là Trần Vàng Sao, là tác giả của Bài thơ của một người yêu nước mình, mà còn chủ yếu là ở thế giới hình tượng nghệ thuật và thi trình của anh gắn liền với vận mệnh của đất nước và số phận của nhân dân.