Tình hình có vẻ cấp thiết lắm, do cô đang nuôi con mọn mà suốt ngày lại buôn bán ngoài chợ. Thời buổi này tìm người giúp việc khó lắm. Tìm cho được người ưng ý lại càng khó. Tôi nghĩ ngay đến Azis, vì vừa lên thăm bà con ở trên đó về, buột miệng nói: “Một cô bé người dân tộc Tà ôi ở A Lưới. Giỏi giang, ngoan, hiền. Đồng ý không?”. Như vớ được cọc, cô bạn nhanh nhảu gật đầu. Tôi lập tức gọi điện thoại lên A Hươr, nhắn Azis sửa soạn về. Đêm cuối năm trời núi rừng lạnh căm, bên bếp lửa bập bùng, trong căn nhà của Hồ Văn Đỏ, phó bí thư Đoàn xã Nhâm, chúng tôi ngồi râm ran trò chuyện, ánh lửa và hơi rượu nồng nàn. Hôm đó anh em nhà Đỏ, Dấu đãi chúng tôi một đĩa cá xanh chiên mọi thơm lừng. Lại thêm món gà vườn luộc xé đúng khoái khẩu của tôi. Mẹ Kăn Dư nấu một nồi cơm gạo Rà-dừ bắt “phải ăn cho đầy bụng mới được uống rượu”. Thứ gạo rẫy dẻo thơm này được bà con trồng rất công phu, mỗi năm chỉ có một vụ, từ tháng năm cho đến tháng mười một. Đây là đặc sản của đồng bào dân tộc, “chỉ dành để tiếp đãi con rể và khách quý”. Mẹ Kăn Dư nói: “Con về dưới xuôi thấy có việc chi làm, nhắn cho Azis về làm với”. Ngồi khép bên mẹ, Azis mỉm cười. Azis cười trông thật hiền, nhưng cũng thật buồn. Khuôn mặt của em bập bùng trong ánh lửa rừng sâu, bập bùng trong gió rét. Còn nhớ cách đây hai năm, tôi cùng một đoàn nhà văn Huế đi thực tế sáng tác ở A Lưới. Huyện giới thiệu về xã Nhâm, cắm chốt ở thôn A Hươr này. Hồi đó, Azis và bạn gái A Phen được cử làm cấp dưỡng cho cả đoàn. Chúng tôi đã có những bữa cơm ngon không thể chê vào đâu được chính nhờ tài nấu nướng của hai chị em cùng với những món ăn dân dã núi rừng. Hóa ra hai chị em đã từng được cử đi học nấu ăn ngoài thị trấn để về phục vụ khách du lịch. Thôn A Hươr này đang là một trong những thôn làm du lịch sinh thái thí điểm của huyện mà. Những bữa cơm ngon một phần cũng nhờ gặp lại mùi khói khét của bếp củi lửa rừng nồng đượm. Đã nhiều năm rồi, chúng ta - những người thành phố - dường như đã quên mất mùi khói bếp, vì đã có sẵn bếp điện bếp ga. Giờ đây, chính bát cơm canh bầu bí khét nồng từ trong chái bếp đen xịt khói than bỗng dưng trở thành lạ miệng, thành “đặc sản”. Và đặc biệt, bữa cơm nào hai chị em Azis, A Phen cũng dọn lên mâm một nắm ớt mọi hái dọc bờ rào quanh vườn. Những quả ớt nhỏ như chuồn chuồn kim, cắn vào một miếng nghe cay lừng khắp cả miệng lưỡi. Còn nhớ, chúng tôi đã có một cuộc tranh luận nảy lửa về cái tên ớt mọi. Sao lại là mọi? Đó có phải là ớt do đồng bào dân tộc trồng? Cũng giống như dê nướng mọi - cái món khoái khẩu của quý ông đồng bằng mỗi khi chiều về - chính là món dê nướng theo kiểu dân tộc? Cái từ mọi nghe sao mà xa lánh, thậm chí đầy miệt thị. Có lần đọc tin trên báo Thanh Niên, viết rằng có lãnh đạo tỉnh miền Trung nọ cấm tiệt các quán ăn nhậu từ nay không được dùng từ mọi để gọi những món nướng theo kiểu dân tộc. Một lệnh cấm quyết liệt và cụ thể, dù muộn màng và có vẻ đơn độc, vẫn chưa thể nào che lấp được một thái độ khinh khi vô lối, dù chỉ vô tình, với cả những cộng đồng dân tộc thiểu số vùng núi cao. |
NHỤY NGUYÊN
Bút ký
Bao Vinh hôm nay nếu soi vào lịch sử thật chẳng xứng với danh hiệu là khu thương mại lớn của đất kinh kỳ vào thế kỷ XIX.
Sông Hương xứ Huế đã bao đời miệt mài làm nên những nét tinh tế và độc đáo của văn hóa Việt Nam. Đó là dòng chảy giao hòa và dung hợp của nét văn hóa truyền thống dân gian với văn hóa cung đình với những con người Huế với những nét đặc trưng không lẫn với bất cứ nơi nào về giọng nói, tiếng cười, điệu hò và những món ăn Huế hấp dẫn.
ILIA ÊRENBUA
Trích hồi ký
Tôi đã viết, tôi đón đợi đại hội các nhà văn Xô-viết hệt như một cô gái đón đợi buổi vũ hội đầu tiên trong cuộc đời. Nhiều trong số những niềm hy vọng ngây thơ của tôi, có thể đã không được thực hiện, nhưng đại hội vẫn còn đọng lại trong ký ức của tôi như một ngày hội lớn, kỳ lạ.
HOÀNG LONG
Đây là một tiểu thuyết cực tiểu, gồm năm thiên. Và không có tên. Cũng như mọi thứ trên đời này đều như vậy. Tự thân không có tên. Chúng ta đặt tên cho chúng và ban cho vạn vật một ý nghĩa nào đó với chúng ta. Tất cả là do tâm tạo tác. Cái vọng tưởng đó của ta chẳng liên quan gì đến thế giới. Vì thế giới vận hành trong sự không tên.
NHÂN KỶ NIỆM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ 27/7/2013
HỒNG NHU
Bút ký
NGUYỄN QUANG HÀ
Ký
Vừa mới hôm nào nhận thư Phong Sơn báo tin năm nay sẽ được mùa lớn. Lúa phơi màu rất đẹp.
VÕ NGỌC LAN
Đi trong thành phố xanh này, ở đâu cũng thấy một màu xanh dịu mát. Có lẽ nhờ thế mà mưa nắng cứ đến rồi đi, cỏ hoa cứ bốn mùa làm xanh thêm cuộc hành trình mưa nắng.
BẢO CƯỜNG
Tiếng sáo làm bạn với con người ngay từ tuổi ấu thơ. Tiếng sáo gợi hồn quê hương dân tộc. Chỉ với một ống trúc giản dị, mục đồng đã chế tạo thành một ống sáo để thổi. Những ngày lùa trâu ra đồng các em ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo nghe réo rắt, vang xa đến tận cuối làng.
MAI VĂN HOAN
Nhà thơ Hồ Chí Minh từng viết: “Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ” (Thơ xưa yêu cảnh thiên thiên đẹp). Có thể nói thiên nhiên tràn ngập trong thơ xưa - đặc biệt là mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông… Riêng về cỏ, các nhà thơ xưa rất ít nhắc đến.
NGUYỄN KIM CƯƠNG
Những ngày đầu Tết Mậu Thân 1968, quân dân ta tấn công và nổi dậy khắp các thành thị miền Nam, buộc lực lượng Mỹ và quân đội Sài Gòn phải phân tán đối phó.
CÁI NẾT
Trên cánh đồng lúa Mụ Dâu ngút ngàn, lạ thay, người ta không thấy màu xanh non của mạ, chỉ thấy một rừng hoa dài đến tận chân trời…
NGUYỄN THỊ THÁI
Bao lâu rồi dã quỳ nồng nhiệt, dã quỳ rủ rê, dã quỳ khắc khoải, dã quỳ đớn đau. Tây Nguyên thấp thỏm màu vàng, mỗi người có một lần đợi mong, người thiếu phụ mang trong ngực tháng mười mơ ước, nhập vào sắc hoa hoang dại mênh mang thương và nhớ.
NGUYỄN DƯ
Đi đâu mà vội mà vàng
Mà vướng phải hố, mà quàng phải xe
Ngày nay, nhiều người sợ đi ngoài đường. Khác ngày xưa…
NGUYỄN TRƯƠNG KHÁNH THI
Chiều hôm ấy mưa to lắm…
Được cô cho nghỉ sớm, tôi rời lớp học thêm vật lý và đi dạo cùng đứa bạn thân. Thấy lề đường ướt sũng mà trái tim tôi cũng ướt theo. Nhìn qua thấy đứa bạn đang nói chuyện điện thoại với cha của nó… thì ra, hơn nửa tuổi thơ này… tôi đã không có cha! Trời hôm nay thật lạnh nhưng chỉ lạnh bằng một góc nào thật nhỏ của tháng ngày trước, cái ngày mà cha tôi ra đi… nỡ để lại trước mắt đứa con gái bé nhỏ của ông một cái xác không hồn…
HOÀNG HỮU CÁC
Tiếng chân giày của trung tá Nguyễn Đình Sơn bước bồn chồn trên nền đất ẩm của căn hầm kiên cố dùng làm sở chỉ huy của đoàn B15 bộ binh là âm thanh duy nhất tôi nghe được ở đây trong chiều hôm nay.
THÁI KIM LAN
Con thương yêu,
Mẹ đang ở Huế, ngồi trong nhà của ngoại viết thư cho con. Con ơi, rời mùa Thu Munich về đây, lại thấy Huế cũng Thu.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
bút ký
Hồ Tịnh Tâm lại đã đến mùa sen nở. Những cánh sen trắng khiêm tốn lấp ló giữa bạt ngàn lá xanh dịu. Mới đó, năm ngoái, sau cơn bão số 8, ngôi nhà lục bát trên hòn đảo giữa hồ bị đổ nát, cảnh hồ thật tiều tụy. Quy luật xoay vần của thiên nhiên quả là kỳ diệu.
TỐNG TRẦN TÙNG
Xin được giải thích ngay cụm từ “đi mót” ở đây. Theo từ điển tiếng Việt thì nghĩa thứ hai của từ mót là “nhặt nhạnh của để rơi vãi hoặc bỏ sót”. Tuy vậy, ở quê tôi, khi nói đến đi mót thì người ta nghĩ ngay đến đi mót ngày mùa, mùa gặt lúa, mùa cày khoai, mùa nhổ lạc…
THÍCH CHƠN THIỆN
Tùy bút
Kinh Pháp Cú (Dhammapada), một bản kinh phổ biến nhất trong các nước Phật giáo Bắc truyền và Nam truyền (Phật giáo thế giới) ghi: “Những người có đủ 36 dòng ái dục, họ mạnh mẽ rong ruỗi theo dục cảnh, người có tâm tà kiến hằng bị những tư tưởng ái dục làm trôi giạt hoài”. (câu 339)
NGUYỄN KHẮC THẠCH
Trên bàn tay Phật pháp vô biên hẳn còn nhiều hướng đi khác tích cực hơn và Tạ Thị Ngọc Thảo đã chọn phương pháp Vòng Thời Gian (hay Đạo pháp Calachakra) trong Mật giáo.