Ông già với khu vườn cuối đời

09:37 12/08/2011
Mia Couto sinh ngày 5 tháng 7.1955 tại Beira, Mozambique. Ông là nhà văn Mozambique nổi tiếng. Các tác phẩm của ông viết bằng tiếng Bồ Đào Nha, đã được dịch rộng rãi ra nhiều thứ tiếng và được in ở trên 22 quốc gia. Truyện ngắn dưới đây được David Brookshaw dịch từ tiếng Bồ Đào Nha sang tiếng Anh. Bản tiếng Việt theo David Brookshaw.

Nhà văn Mia Couto - Ảnh: internet

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if !mso]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]



MIA COUTO



Ông già với khu vườn cuối đời


Trong vườn Dona Berta, có một cái ghế dài. Cái ghế duy nhất còn lại. Tất cả những cái ghế kia đã bị gãy, bể, thành gỗ phế liệu để chụm lửa. Chiếc ghế cuối cùng còn lại này là chỗ sống của một ông già. Hàng đêm, ghế và người, gỗ và da thịt, gắn chặt cùng nhau. Nghe nói rằng ông già có sọc trên da, theo hình dạng của nẹp gỗ đóng ghế - cái bộ xương bên ngoài của ông. Ông già được đặt cho một cái tên: Vlademiro. Ông được đặt tên theo tên con đường chạy qua đó.

Hôm nay tôi được biết là cái ghế băng được dọn đi vì người ta sắp xây một chi nhánh ngân hàng mới ở khu đó. Tôi xúc động vì tin này: khu vườn nhỏ đó là thế giới còn lại duy nhất của bạn tôi, đó là nơi trú ẩn duy nhất của ông. Tôi quyết định đi thăm Vlademiro, một nhiệm vụ của trái tim.

- Buồn à? Ai nói tôi buồn?

Tôi không thể tin được tai mình: ông già quá vui vì tin này. Một chi nhánh ngân hàng, một trong những nơi thuộc ngành tài chính, tất cả rắn chắc và bằng bê tông, thì giá trị hơn nhiều một nhánh cây. Người ta đã nói với ông nhà ngân hàng sẽ lớn đến thế nào, sẽ có nhiều chỗ cho ông ngủ cùng với con thú cưng của ông. Và ai biết được, biết đâu chừng ông cũng có một việc làm ở đó? Như trông nom những luống hoa chung quanh. Như thế thì ông di chuyển từ một khu vườn đầy những nhánh cây đến một chi nhánh đầy hoa.

- Tôi sẽ chuyển từ nhánh cây sang chi nhánh ngân hàng. 

Nụ cười của ông là một nụ cười buồn, nụ cười trống rỗng. Trời sắp tối. Khi đêm về, Vlademiro sẽ đắm mình trong men rượu, uống đến cặn rượu cuối cùng trong các chai. Khi ông say, ông sẽ băng ngang qua đêm, như con cua. Ở phía bên kia đường có nhiều cô gái ăn sương đứng. Bọn lầu xanh, ông gọi họ vậy. Ông biết tên từng cô gái đó. Khi họ không bắt được khách họ lang thang vào vườn và ngồi bên cạnh ông. Vlademiro kể họ nghe những chuyện khó tin và họ xem những chuyện vô lý của ông như những lời dỗ dành. Thỉnh thoảng, ông lắng nghe những tiếng la thét về đêm của những cô gái này. Có người đánh họ. Ông già vùi mình bất lực trong đôi tay, không thể đáp ứng những lời kêu cứu của họ, đồng thời ông xin Chúa ghi nhận.

- Chúa quá tốt, bây giờ Người không trừng phạt ai. 

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]Minh họa: Đặng Mậu Tựu

Vlademiro còn nói nhiều với thượng đế. Sự “chitchat” với thánh thần của ông làm tôi ngạc nhiên. Vlademiro từng là người sùng đạo nhất trong những người theo đạo. Nhưng ông già có thể giải thích điều này: khi chúng ta già hơn chúng ta bắt đầu có tự do với thánh thần. Đó là vì chúng ta đã vượt qua sự sợ hãi của chúng ta. Có phải đó là vì chúng ta biết càng nhiều thì tin càng ít? Ông không biết mà cũng không tin. Đôi khi ông thắc mắc:

- Thượng đế đã thành người vô thần ư?

Phải chăng ông già đã không còn sợ hãi trong đời? Cô độc như thế, không một mái nhà của mình, một mái nhà đúng nghĩa. Ông thách thức tôi về điểm này:

- Một ngôi nhà đúng nghĩa? Có ai có một ngôi nhà đúng nghĩa hơn chỗ này không?

Đôi khi, trong cơn bệnh, ông cảm thấy thần chết ở gần bên rình mò. Nhưng Vlademiro biết vài mẹo vặt, và ông làm cho kẻ đến bắt ông mắc lỡm. Ngay cả khi răng ông đánh lập cập và mắt ông long lanh vì sốt, ông hát, giọng ông run run khi ông giả làm đàn bà. Đàn bà, ông nói, thì lâu chết hơn.

- Thần chết thích nghe bài hát. Hắn thôi nghĩ về tôi mà nhảy nhót.

Và đó là cách cuộc đời tiếp tục, một cuộc chơi trốn - tìm. Cho tới một hôm, thần chết lấy cắp được một khúc quân hành và đó là lần đầu tiên y hát. Nhưng thần chết cứ nhất định rằng y phải trục xuất ông. Vlademiro cố thủ trên ghế. Ông khăng khăng rằng ông chưa ở tuổi phải đi. Người già là những người không xét đến tuổi của mình.

Trong thời gian đó Vlademiro rất tỉnh ngủ. Đồng hồ báo thức của ông là một con cóc. Ông ngủ với con cóc cột vào chân. Ông giải thích bằng giọng trịnh trọng: con vật bị cột chỉ để ngăn nó khỏi nhảy đi.

- Cóc thì không bay được vì nó có nước trong tim.

Giờ thì mọi chuyện đang sắp kết thúc. Người ta sẽ phá khu vườn, thành phố sẽ nhiều tính đô thị hơn, ít tính người hơn. Đó là lý do tại sao tôi đi thăm ông già. Tôi trở lại với lý do tôi đến đó:

- Cho tôi biết với việc xây dựng ngân hàng này ông thực sự có vui không?

Vlademiro trầm ngâm hồi lâu. Ông đang tìm điều đúng nhất ông có thể tìm. Nụ cười biến mất trên mặt ông.

- Anh đã đúng. Niềm vui của tôi là giả tạo.

- Vậy sao ông không phản ứng gì?

- Tôi đã kể với anh về người vợ mới chết của tôi chưa?

Tôi lắc đầu.

Ông già kể tôi nghe chuyện của vợ ông, đã chết một cái chết dai dẳng đầy những đau khổ. Một chứng nhiễm trùng chậm. Ông đã nhảy múa làm hề trước mặt bà suốt ngày, những trò hề hết sức mình để xua đuổi ngày phán quyết cuối cùng. Vậy mà bà ấy cười, có thể vì thương hại người chồng tốt bụng. Chính là ban đêm, khi bà đã ngủ, là lúc ông khóc, điên lên vì tuyệt vọng.

- Thì cũng như bây giờ. Tôi chỉ khóc khi khu vườn đã ngủ.

Tay tôi quàng vai ông. Đã tới lúc nói lời tạm biệt. Tôi trở lại tỉnh giác với cảm xúc lớn lao về sự từ bỏ. Đàng sau tôi, tôi để lại Vlademiro, con đường và một khu vườn với cái ghế băng đơn độc. Cái ghế băng cuối cùng của khu vườn.

Võ Hoàng Minh dịch
(Old Man with Garden at the Rear End of Time)


(269/07-11)






Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật

  • CORMAC MCCARTHY

  • Rivka Galchen là nhà văn, biên tập viên tờ The New Yorker, với nhiều đóng góp về truyện ngắn và tiểu luận phi hư cấu cho tạp chí này từ năm 2008. Nữ nhà văn thường viết về khoa học và y học.

  • Ray Bradbury (1920 - 2012) là nhà văn lừng danh của Mỹ, tham gia văn đàn và thế giới điện ảnh sôi nổi trong suốt hơn 7 thập kỷ. Ông đã viết 27 tiểu thuyết và hơn 600 truyện ngắn. Truyện ngắn The Veldt (Thảo nguyên châu Phi) là một tiên đoán về mặt trái của công nghệ đang phần nào chạy theo những nhu cầu phi nhân bản của con người.

  • JACK LONDON

    Ngày đã trở nên lạnh lẽo và u ám, rất lạnh và rất u ám khi người đàn ông rẽ sang lối khác từ đường mòn Yukon và đi lên một bờ đất cao nơi có một đường mòn mờ mờ, ít người qua lại dẫn về hướng đông, xuyên qua rừng cây vân sam với những thân cây chắc khỏe.


  • SHIMAZAKI TOSON

  • Hirabayashi Hatsunosuke (1892 - 1931), sinh ra tại làng Fukada, quận Taken, Tokyo, tốt nghiệp Khoa tiếng Anh Đại học Waseda. Ông hoạt động như một nhà lý luận của phong trào vô sản thời kỳ đầu.


  • TED HUGHES

  • ARESS MOHAMED

    Trong lòng con thuyền đang lênh đênh trên mặt biển là 12 người, 7 đàn ông, 4 phụ nữ và 1 đứa trẻ. Đứa bé hình như đang thiếp đi trong vòng tay mẹ nó. Tính đến nay, con thuyền đã trôi được bốn ngày.

  • MACARIO D. TIU (Philippines)

    Hồi đó tôi chỉ có 3 tuổi nhưng tôi nhớ rất rõ đám cưới của anh Peter và chị Linda. Tôi nhớ nhất là được đùa giỡn trên chăn gối tinh tươm của chiếc giường dành cho đôi tân lang và tân giai nhân. Tôi sau đó mới biết là đùa giỡn như vậy sẽ giúp cho họ mau có con trai đầu lòng. Tôi được chọn để đùa giỡn vì tôi tráng kiện và mập mạp.

  • ROGER DEAN KISER (Hoa Kỳ)

    Tôi bước vào nhà hàng Huddle House ở Brunswick, Georgia và ngồi ngay quầy vì hết sạch chỗ. Tôi cầm thực đơn lên và bắt đầu xem những món ăn khác nhau và cố quyết định sẽ ăn sáng hay nhịn tới trưa luôn.

  • IVAN BUNIN

    Ivan Bunin (1870 - 1953), nhà văn Nga đầu tiên được trao giải Nobel, năm 1933. Ông nổi tiếng với ‘một nghệ thuật nghiêm cẩn’, mà với nó ông ‘tiếp tục những truyền thống cổ điển Nga trong sáng tác văn thơ’.

  • BĂNG TÂM

    Sinh sống trong suốt chiều dài thế kỷ XX, Băng Tâm là một khuôn mặt tiêu biểu của văn học Trung Quốc, ảnh hưởng lớn đến các nhà văn thời đại bà, với nhiều thể loại khác nhau, kể cả văn học dành cho tuổi trẻ. Tên thật là Tạ Uyển Oánh (谢婉莹), bà lấy bút danh là Băng Tâm (冰心) với mong muốn giữ một lý tưởng thanh khiết, mượn từ ý thơ của Vương Xương Linh: Tâm hồn như một khối băng trong một chậu ngọc.


  • KATHERINE MANSFIELD

  • L. CHOIJILSUREN (Mông Cổ)

    Vụ mùa năm đó bội thu khác thường. Mùa thu dài lê thê và chim chóc dường như không muốn rời tổ. Chúng bay theo hình cánh cung trên cánh đồng bao la từ sáng đến tối, như muốn chào đón người từ mặt trận trở về.


  • ISABEL MILES (Anh)