Học giỏi, từng được Thủ tướng tặng bằng khen nhưng Thanh Nhàn vẫn đang lo lắng cho giấc mơ vào đại học của mình vì nhà quá nghèo.
Suốt 10 năm liền, cô học trò nghèo luôn đạt được danh hiệu học sinh giỏi. .
10 năm liền là học sinh giỏi toàn diện, đạt nhiều thành tích trong các cuộc thi cấp tỉnh, cô học trò nghèo Võ Thị Thanh Nhàn, lớp 11 Anh, là tấm gương cho hàng trăm teen chuyên Quốc Học Huế. Nhàn cũng từng là một trong năm teen xứ Huế nhận được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trao tặng vì đã đạt thành tích xuất sắc trong học tập vào năm lớp 9.
Nhàn sinh ra tại thôn 1, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên bố mẹ cô bạn đành gửi con lên sống với bà ngoại ở phường An Đông, thành phố Huế. Mãi đến đầu năm lớp 10, Nhàn mới được bố mẹ đón về sống cùng gia đình. Căn nhà vỏn vẹn 30m2 ẩm thấp, xập xệ, nền đất nhiều năm nay vẫn là nơi sinh sống của bố mẹ và chị em Nhàn.
Ngôi nhà cũng chẳng có thứ gì đáng giá. “Nhà nghèo lo cho hai đứa ăn học cũng khó, chứ căn nhà này trời mưa to gió lớn là nước mưa tạt hết vào nhà, mái nhà thì dột hết cả rồi”, cô Liễu, mẹ Nhàn, nhỏ nhẹ nói.
Để có cái ăn, có tiền trang trải cuộc sống hằng ngày, mẹ Nhàn phải thức dậy từ rất sớm đi bán từng mớ rau ở chợ đến tối mịt mới về. Bố Nhàn dù tuổi đã cao, lại hay bị đau khớp khi trái gió trở trời, vẫn phải bươn chải làm phụ hồ để có thêm thu nhập cho các con ăn học.
Nhà cách trường gần 10 km nhưng hằng ngày Nhàn phải lọc cọc đạp chiếc xe đạp cũ đến trường từ lúc 6h sáng để kịp giờ học. Thương hai chị em Nhàn chịu thương, chịu khó, một người bạn của bố Nhàn đã mua cho cô bạn chiếc xe đạp điện để đi lại được dễ dàng hơn. Sau buổi học ở trường, Nhàn lại tất tả quay về giúp mẹ việc nhà, kèm cặp cô em gái học bài.
Cảm nhận được sự khó khăn, lại thương chị em Nhàn ham học, nhiều thầy cô đã giúp đỡ cho Nhàn trong học tập, từ quyển sách, bàn ghế học bài, mua bộ áo dài. Nhàn nghẹn ngào tâm sự: “Nhiều lúc, mình không có tiền mua sách, mình lại được ông của bạn mình chở đi mua. Không có tiền đóng học phí, cô giáo chủ nhiệm nhờ hội phụ huynh của lớp đóng giúp cho. Khi đi học thêm, mỗi lần đóng tiền, mình cầm cả nắm tiền lẻ của mẹ đi bán rau mà mình chưa kịp đổi tiền chẵn, thầy cô thương tình nên không thu tiền học nữa”.
Nhàn vốn nổi tiếng với thành tích xuất sắc trong học tập, và nghị lực vượt khó khiến nhiều bạn bè nể phục. 10 năm liền đạt học sinh giỏi toàn diện, đoạt nhiều giải trong các cuộc thi do Sở GD-ĐT Thừa Thiên - Huế tổ chức như: giải nhất cuộc thi tiếng Anh qua mạng, giải nhì hùng biện tiếng Anh, giải ba giải toán máy tính bỏ túi, giải nhì toán và tiếng Anh cấp thành phố. Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 vào trường THPT chuyên Quốc Học Huế, Nhàn đạt 46/50 điểm, trở thành Á khoa trường Quốc Học năm 2011-2012.
![]() |
Bức ảnh chụp năm học 2011-2012, Nhàn (thứ 5 từ trái qua) được nhận bằng khen về thành tích học tập xuất sắc. Trong ảnh, Nhàn được chụp chung với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. |
Nói về cô học trò nghèo của mình, cô Võ Tâm Lạc Hương, giáo viên chủ nhiệm, xúc động chia sẻ: "Nhàn là một tấm gương vượt khó học giỏi của lớp và của trường. Thầy cô trong trường yêu mến em, bạn bè đều cảm phục nghị lực và thành tích học tập xuất sắc của em. Biết Nhàn khó khăn nên nhà trường và thầy cô luôn tạo điều kiện tốt nhất để em phát huy năng lực".
Ngồi lật lại những tờ giấy khen của con gái, mẹ Nhàn với làn da rám nắng, gầy gò nghẹn ngào trong nước mắt: “Cô tự hào về các con lắm, chị em nó không phụ lòng của vợ chồng cô. Dù khó khăn đến đâu, vợ chồng cô cũng phải cố cho hai con ăn học, để các con đạt được ước mơ thoát nghèo bao lâu nay cứ đeo bám gia đình”.
Giấc mơ được bước vào giảng đường của một trường đại học ở TP HCM có lẽ cũng đành gác lại khi mà bố mẹ cô bạn phải chạy ăn từng bữa và không thể kham nổi nếu Nhàn đi học xa.
“Mình muốn thi đại học trong TP HCM, nhưng vì nhà nghèo sợ ba mẹ em sẽ không có đủ tiền nuôi em, nên em dự định sẽ thi vào nghành Quản trị kinh doanh của ĐH Kinh tế Huế”, Võ Thị Thanh Nhàn chia sẻ về dự định tương lai của mình.
Theo Hương Lan (ione vnexpress.net)
Theo báo cáo mới nhất Kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2014, Đại học Huế đã và đang thực hiện 24 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước.
Sáng ngày 3/12, Trường ĐH Khoa học – ĐH Huế đã có buổi làm việc với GS. Yasuto Shirai về chương trình cầu nối Châu Á của ĐH Shizouka, Nhật Bản (ABP-SU). Tham dự có: PGS.TS Hoàng Văn Hiển, Hiệu trưởng; Phòng KHCN-HTQT; đại diện Ban chủ nhiệm, cán bộ và sinh viên các khoa: CNTT, Hóa học, Sinh học, Vật lý, Toán, ĐL-ĐC, Môi trường...
Trong khuôn khổ dự án DAAD “Nâng cao năng lực đào tạo Thạc sĩ Quản lý đất đai 2014 – 2017 thông qua mạng lưới các khóa học”, giữa Trường ĐH Nông Lâm và ĐH Goettingen Trường Đại học Nông Lâm đã có 3 ngày làm việc với đoàn Giáo sư đến từ trường Đại học Goettingen, CHLB Đức.
Trong các ngày từ 17 – 21/11/2014, Giám đốc Đại học Huế, PGS.TS.Nguyễn Văn Toàn, cùng các giám đốc, hiệu trưởng các trường đại học Đông Nam Á, bao gồm các nước Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Campuchia, Philippines, TháiLan, Đông Timor và Việt Nam đã dự Hội thảo thông tin dành cho lãnh đạo cấp cao (High Level Information Visit) các đại học tham gia vào dự án ASEAN-QA tại Đại học Potsdam, Đức.
Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế vừa tổ chức khai mạc Hội thi Giáo viên dạy giỏi nghề phổ thông cấp tỉnh lần thứ 5. Đây cũng là dịp tuyển chọn và công nhận giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi nghề phổ thông năm học 2014-2015.
Sáng ngày 18-11, Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế đã tổ chức Lễ khánh thành Trung tâm hợp tác đào tạo HBI- HUEIC giữa Công ty Hanesbrands Việt
Chiều 18.11, trường ĐH Y Dược- ĐH Huế đã tổ chức Hội nghị sáng tạo lần thứ 6.
Sáng 18/11, Sở Giáo dục& đào tạo tổ chức Tọa đàm kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế vừa tổ chức buổi gặp mặt, tọa đàm với các Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Giáo sư, Phó Giáo sư và Ban Giám hiệu đã và đang công tác tại Trường, hiện đang sinh sống tại Huế.
Chương trình
Sáng 18/11, Đại học Huế đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam và công bố Quyết định của Chủ tịch Nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú cho các nhà giáo của Đại học Huế năm 2014.
Chiều 17/11 tại Trung tâm Văn hóa TP Huế. Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Công đoàn ngành GD&ĐT TP Huế tổ chức buổi gặp mặt truyền thống nhân kỷ niệm Ngày truyền thống Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Trong số 39 Nhà giáo được Chủ tịch Nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm nay, có 2 nhà giáo thuộc Đại học Huế, đó là GS.TS. Cao Ngọc Thành, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế và PGS.TS. Trần Văn Minh, Giảng viên Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế.
Hội đồng tuyển sinh Đại học Huế vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng vào Đại học Huế năm 2014 nhằm đánh giá kết quả của kỳ thi tuyển sinh vào Đại học Huế năm 2014.
Khoa Địa lý - Địa chất (Đại học Khoa học Huế) vừa phối hợp tổ chức buổi báo cáo kết quả hoạt động từ năm 2012 đến năm 2014 của dự án “Hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực trong đánh giá địa chất và công nghệ đối với một số khoáng chất công nghiệp dùng làm phụ gia cho ngành công nghiệp thủy tinh tại tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Đại học Huế vừa có thông báo về chương trình học bổng Alfabet đến giảng viên, chuyên viên hành chính và đào tạo, nghiên cứu sinh Tiến sĩ, học viên Cao học và sinh viên Đại học Huế.
Sáng 9/11 tại trường THPT chuyên Quốc Học Huế, Công đoàn ngành GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức vòng chung kết hội thi Nét đẹp giáo viên tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ I.
Các phòng giáo dục cấp huyện, thành phố của tỉnh Thừa Thiên - Huế đang loay hoay xử lý tình trạng thừa giáo viên (GV).
Để giải quyết vấn đề ATGT quốc gia thì giáo dục ATGT ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là công tác đang được ngành giáo dục coi trọng.
Nhằm đánh giá lại phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi trong các trường phổ thông và trường chuyên, sáng 4.11, tại trường THPT Chuyên Quốc Học, Sở GD-ĐT đã khai mạc kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh năm học 2013- 2014.