Nữ sĩ George Sand và sự thăng hoa tình yêu

09:22 06/05/2009
TRẦN HUYỀN SÂMGeorge Sand (1804-1876) là một gương mặt độc đáo trên văn đàn Pháp thế kỷ XIX. Cùng thời với những cây bút nổi tiếng như: A.Lamartine, V.Hugo, A.Vigny, A.Musset... nữ sĩ vẫn tạo cho mình một tầm vóc riêng không chìm khuất. George Sand bước vào thế giới nghệ thuật bằng một thái độ tự tin và một khát vọng sáng tạo mãnh liệt. Với hơn hai mươi cuốn tiểu thuyết đồ sộ, G.Sand đã trở thành một tên tuổi lừng danh ngay từ đương thời. Dĩ nhiên, bà lừng danh còn bởi nhiều mối tình bất tử, trong đó có nhà thơ Pháp nổi tiếng A.Musset và nhạc sĩ thiên tài Chopin người Ba Lan.

Nhà văn George Sand

George Sand là kết quả hôn phối của hai dòng máu quí tộc và bình dân. Cha là một sĩ quan trong quân đội hoàng đế Napoléon - đẹp trai, phóng túng, và đa tình. Mẹ là một cô gái nghèo và xinh đẹp - con gái của lão bán chim. George Sand lớn lên trong lâu đài Nohant thơ mộng, tràn ngập hương thơm cỏ cây hoa lá, dưới sự chăm sóc của bà nội - một quả phụ quí tộc quí phái, thông tuệ, có khiếu âm nhạc, nhưng nghiêm khắc và có phần độc đoán. Môi trường đó đã tạo nên một nữ sĩ George Sand với những tính cách đối nghịch: kỳ dị mà vẫn kỳ diệu, kiêu sa mà vẫn dân dã, yếu đuối mà vẫn bạo liệt.

Được thụ giáo bởi những chuẩn mực đạo đức của tầng lớp quí tộc, nhưng George Sand lại thiên về khuynh hướng bình dân có tư tưởng tự do. Tôn thờ lý tưởng tiến bộ của Leroux - nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng, G.Sand khao khát một thế giới đầy tình thương yêu và lòng bác ái. Đứng về tầng lớp lao động bị áp bức để đòi quyền sống, quyền tự do, bình đẳng; đứng về thân phận người phụ nữ để đòi giải phóng hạnh phúc cá nhân, tác phẩm của Sand đã bộc lộ một tư tưởng xã hội tiến bộ và một giá trị nhân văn cao cả. Tuy nhiên, sống vào giai đoạn mà "Mọi cái đã có thì không còn nữa, cái gì sẽ có thì chưa đến" (Musset - Lời thú tội của một đứa con thời đại), G.Sand cũng như nhiều nhà văn lãng mạn Pháp đã rơi vào bi kịch của thời đại. Bi kịch nhưng không bi thảm. Sống và sống hết mình bằng trái tim sôi nổi và cuồng nhiệt, tác phẩm của G.Sand đã phả vào người đọc một hơi thở nồng ấm và những khát vọng mãnh liệt.

Bạn đọc chú ý đến G.Sand không chỉ bởi những cuốn tiểu thuyết đồ sộ, hay chiều sâu tư tưởng xã hội, mà chính là sự đồìng cảm sâu xa, tuyệt đối về tâm hồn, nhất là tâm hồn người phụ nữ. Sand đã mở ra cho người đọc một thế giới đầy bất ngờ, thầm kín của  lĩnh vực tình yêu. Tất cả những gì được xem là bí ẩn, kín đáo nhất của sự đam mê xác thịt đã được G.Sand phơi trải một cách thành thực đến rớm lệ. Mỗi nhân vật là một lời tự thú tâm hồn, mà ở đó nhà văn biết lắng nghe tiếng nói của chính mình, lắng nghe những gì trái tim lên tiếng. Với nàng Lélia (trong tác phẩm cùng tên) xinh đẹp và đau đớn vì bất lực tình dục, Sand đã tự lột truồng bản thân mình một cách tàn nhẫn, táo bạo. Tôi muốn nói rằng, bà là nữ sĩ đầu tiên trên thế giới dám nói ra những điều mà bất kỳ phụ nữ nào cũng đã nghĩ đến nhưng không đủ can đảm để bộc lộ. G.Sand vĩ đại chính là ở điểm này.

Hầu hết tác phẩm của G.Sand đều mang tính tự thuật. Đó là thế giới nội tâm đầy bí ẩn và trắc ẩn của một người phụ nữ Pháp thế kỷ XIX. Indiana là cuốn tiểu thuyết tự truyện về cuộc đời của tác giả. Cuộc hôn nhân tan vỡ của bà Delmare trong tác phẩm cũng chính là cuộc hôn nhân tan vỡ của nữ sĩ lúc mười  tám tuổi. Tác phẩm là một bản tuyên ngôn hùng hồn về tình yêu tự do. G.Sand đã lớn tiếng tố cáo sự bất công của pháp luật trong hôn nhân. Bà đã phá tung mọi qui định khắt khe của xã hội và ngang nhiên công khai tình yêu tự do với những đam mê xác thịt.

Điều kỳ diệu nhất ở G.Sand đó là sự thăng hoa của tình yêu. Sand là người đàn bà "giàu năng lượng yêu đương" và biết yêu bằng tất cả sự cuồng si của trái tim. Những cuộc phiêu lưu tình ái đã giúp bà nếm trải được mọi sắc thái của tình yêu: thanh cao lẫn trần tục, tâm hồn lẫn thể xác. Bà là người biết tận hưởng những giá trị đích thực của tình yêu. Bà nói về tình yêu xác thịt và những khoái cảm của nó như một yếu tố tự nhiên của con người. Bà biết hoan lạc nhưng không trụy lạc. Bà không bị những nhục dục vật chất tầm thường lôi kéo để có thể biến mình thành hàng thú vật. Bởi Sand là nhà  nhân văn chủ nghĩa luôn có ý thức vừa thăng hoa phần người vừa tôn quí phần con. Sand quả là một nghệ sĩ lớn với những tình yêu lớn. Đằng sau những cuộc tình, nữ sĩ đã biết chắt lọc những hương nhụy tinh khiết để thăng hoa vào nghệ thuật. Hai mối tình tuyệt vời với nhà thơ Musset và nhạc sĩ thiên tài Sopin là một minh chứng hùng hồn về điều đó.

Chàng thi sĩ trẻ Musset đẹp trai, kiêu kỳ đã bị người đàn bà đầy sức sống này cuốn hút ngay từ lần gặp  đầu tiên. Bằng sự dịu dàng và tinh tế của người phụ nữ, Sand đã khơi dậy" tính chất thiên tài" ở người nghệ sĩ trẻ đang chán chường, tuyệt vọng. Mối tình đam mê và sống gió của họ đã để lại cho hậu thế những tác phẩm bất hủ (Lorenzaccio, Không đùa với tình yêu...). Những bài thơ tình tuyệt diệu của Musset chính là sự thăng hoa từ mối tình này (Đêm tháng năm, Đêm tháng chạp, Đêm tháng tám, Đêm tháng mười).


G.Sand thuộc về một thế giới thầm lặng và huyền bí. Ngôn ngữ không lời ấy có sức quyến rũ kỳ diệu đối với  thế giới âm nhạc, giúp Chopin sáng tạo nên những bản Sônát tuyệt kỳ. Chopin - nhà soạn nhạc Ba Lan nổi tiếng đã khước từ lời hứa hôn của cô gái mười tám tuổi - xinh đẹp, thông minh, để đến với một người đàn bà hơn mình sáu tuổi, điều đó cho thấy G.Sand có sức ám gợi đến mức nào!

Đây không chỉ là tình yêu thuần túy, hình như ở người nữ sĩ này còn có một điều gì. Tài năng? Cá tính? Sắc đẹp? Hay chính là trái tim yêu đương không biết mỏi? Tôi không cho rằng, "đôi mắt nhung êm mượt của dòng họ Dupin" hay tài năng viết laëch của nàng đã cuốn hút hai nghệ sĩ lớn này. Ở G.Sand còn có một đặc tính không thường thấy ở mọi người. G.Sand là người đàn bà có khả năng khơi dậy những "vùng mờ" tâm linh- thế giới sâu thẳm, huyền bí, nhưng cũng là nơi nhạy cảm nhất của người nghệ sĩ. Sắc đẹp hay yếu tố nhục thể trong tình yêu không phải là điều quan trọng nhất đối với những thiên tài. Trong sáng tạo, người nghệ sĩ luôn cần đến một tác nhân kích thích vào vùng mờ ẩn ức đó để có thể thăng hoa vào nghệ thuật. G.Sand đã giữ vai trò quan trọng đó đối với sự nghiệp sáng tác của A.Musset và Chopin. Không phải ngẫu nhiên mà sau cuộc tình với G.Sand, cả hai thiên tài này đều gặp nhau ở một cõi đêm - không gian đêm trong các thi phẩm và nhạc phẩm.

Dĩ nhiên, nói đến G.Sand không thể không nói đến sự thanh khiết và thành thực trong tình yêu, lòng bao dung và nhân ái tuyệt diệu ở bà. Theo các nhà nghiên cứu, trong tình yêu, G.Sand "luôn tỏa bóng như một người mẹ" và những người tình của nàng là những đứa con nhỏ yếu đuối, dễ thương cần được chở che. (Xin xem George Sand nhà văn của tình yêu - Nguyễn Xuân Khánh, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 2001).

Cuộc đời của nữ sĩ George Sand là một bài ca về khát vọng tình yêu, khát vọng sống và khát vọng sáng tạo nghệ thuật. Ở bà không có điểm dừng, nó như một cơn bão táp cuốn vào đó mọi đam mê, khát vọng.

T.H.S
(169/03-03)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • AN KHÁNHHai mươi tám năm kể từ ngày chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, đủ để một thế hệ trưởng thành, một dòng thơ định vị. Tháng 3 vừa qua, Hội Văn nghệ Hà Nội và nhóm nhà thơ - nhà văn - cựu binh Mỹ có cuộc giao lưu thú vị, nhằm tìm ra tiếng nói "tương đồng", sự thân ái giữa các thế hệ Mỹ - Việt thông qua những thông điệp của văn chương.

  • TRẦN ĐÌNH SỬ Bạn đọc Việt Nam vốn không xa lạ với phê bình phân tâm học hơn nửa thế kỷ nay, bởi nó đã bắt đầu được giới thiệu vào nước ta từ những năm ba mươi, bốn mươi thế kỷ trước. Nhưng đáng tiếc nó đã bị kỳ thị rất nặng nề từ nhiều phía. Giống như nhân loại có thời phản ứng với Darwin vì không chấp nhận lý thuyết xem con người là một loài cao quý lại có thể tiến hóa từ một loài tầm thường như loài khỉ, người ta cũng không thể chấp nhận lý thuyết phân tâm học xem con người - một sinh vật có lý trí cao quý lại có thể bị sai khiến bởi bản năng tầm thường như các loài vật hạ đẳng!

  • PHẠM ĐÌNH ÂN(Nhân kỷ niệm lần thứ 20 ngày mất của Thế Lữ 3-6-1989 – 3-6-2009)Nói đến Thế Lữ, trước tiên là nói đến một nhà thơ tài danh, người góp phần lớn mở đầu phong trào Thơ Mới (1932-1945), cũng là nhà thơ tiêu biểu nhất của Thơ Mới buổi đầu. Ông còn là cây bút văn xuôi nghệ thuật tài hoa, là nhà báo, dịch giả và nổi bật là nhà hoạt động sân khấu xuất sắc, cụ thể là đưa nghệ thuật biểu diễn kịch nói nước nhà trở thành chuyên nghiệp theo hướng hiện đại hóa.

  • THÁI DOÃN HIỂUPhàm trần chưa rõ vàng thauChân tâm chẳng biết ở đâu mà tìm.                                VẠN HẠNH Thiền sư

  • HỒ THẾ HÀ  Thi ca là một loại hình nghệ thuật ngôn từ đặc biệt. Nó là điển hình của cảm xúc và tâm trạng được chứa đựng bởi một hình thức - “hình thức mang tính quan niệm” cũng rất đặc biệt. Sự “quái đản” trong sử dụng ngôn từ; sự chuyển nghĩa, tạo sinh nghĩa trong việc sử dụng các biện pháp tu từ; sự trừu tượng hoá, khái quát hoá các trạng thái tình cảm, hiện thực và khát vọng sống của con người; sự hữu hình hoá hoặc vô hình hoá các cảm xúc, đối tượng; sự âm thanh hoá theo quy luật của khoa phát âm thực nghiệm học (phonétique  expérimentale)...đã làm cho thi ca có sức quyến rũ bội phần (multiple) so với các thể loại nghệ thuật ngôn từ khác.

  • LÊ XUÂN LÍTHỏi: Mã Giám Sinh sau khi mua được Kiều, Mã phải đưa Kiều đi ròng rã một tháng tròn mới đến Lâm Tri, nơi Tú Bà đang chờ đợi. Trên đường, Mã đâm thèm muốn chuyện “nước trước bẻ hoa”. Hắn nghĩ ra đủ mưu mẹo, lí lẽ và hắn đâm liều, Nguyễn Du viết:              Đào tiên đã bén tay phàm              Thì vin cành quít, cho cam sự đờiĐào tiên ở đây là quả cây đào. Sao câu dưới lại vin cành quít? Nguyễn Du có lẩm cẩm không?

  • CHU ĐÌNH KIÊN1. Có những tác phẩm người đọc phải thực sự “vật lộn” trên từng trang giấy, mới có thể hiểu được nhà văn muốn nói điều gì. Đó là hiện tượng “Những kẻ thiện tâm” (Les Bienveillantes) của Jonathan Littell. Một “cas” được xem là quá khó đọc. Tác phẩm đã đạt hai giải thưởng danh giá của nước Pháp là: giải Goncourt và giải thưởng của Viện hàn lâm Pháp.

  • PHONG LÊSinh năm 1893, Ngô Tất Tố rõ ràng là bậc tiền bối của số rất lớn, nếu không nói là tất cả những người làm nên diện mạo hiện đại của văn học Việt Nam thời 1932-1945. Tất cả - gồm những gương mặt tiêu biểu trong phong trào Thơ mới, Tự Lực văn đoàn và trào lưu hiện thực đều ra đời sau ông từ 10 đến 20 năm, thậm chí ngót 30 năm.

  • HẢI TRUNGHiện tượng ngôn ngữ lai tạp hay gọi nôm na là tiếng bồi, tiếng lơ lớ (Pidgins và Creoles) được ngành ngôn ngữ học đề cập đến với những đặc trưng gắn liền với xã hội. Nguồn gốc ra đời của loại hình ngôn ngữ này có nhiều nét khác biệt so với ngôn ngữ nói chung. Đây không chỉ là một hiện tượng cá thể của một cộng đồng ngôn ngữ nào, mà nó có thể phát sinh gắn liền với những diễn biến, những thay đổi, sự phát triển của lịch sử, xã hội của nhiều dân tộc, nhiều quốc gia khác nhau.

  • BÙI NGỌC TẤN... Đã bao nhiêu cuộc hội thảo, bao nhiêu cuộc tổng kết, bao nhiêu cuộc thi cùng với bao nhiêu giải thưởng, văn chương của chúng ta, đặc biệt là tiểu thuyết vẫn chẳng tiến lên. Rất nhiều tiền của bỏ ra, rất nhiều trí tuệ công sức đã được đầu tư để rồi không đạt được điều mong muốn. Không có được những sáng tác hay, những tác phẩm chịu được thử thách của thời gian. Sự thất thu này đều đã được tiêu liệu.

  • NGUYỄN HUỆ CHICao Bá Quát là một tài thơ trác việt ở nửa đầu thế kỷ XIX. Thơ ông có những cách tân nghệ thuật táo bạo, không còn là loại thơ “kỷ sự” của thế kỷ XVIII mà đã chuyển sang một giọng điệu mới, kết hợp tự sự với độc thoại, cho nên lời thơ hàm súc, đa nghĩa, và mạch thơ hướng tới những đề tài có ý nghĩa xã hội sâu rộng.

  • NGUYỄN TRƯƠNG ĐÀNĐã nhiều sử liệu viết về cuộc xử án vua Duy Tân và các lãnh tụ khởi xướng cuộc khởi nghĩa bất thành tháng 5-1916, mà trong đó hai chí sĩ Thái Phiên - Trần Cao Vân là hai vị đứng đầu. Tất cả các sử liệu đều cho rằng, việc hành hình đối với Thái Phiên, Trần Cao Vân, Tôn Thất Đề, Nguyễn Quang Siêu diễn ra vào sáng ngày 17-5-1916. Ngay cả trong họ tộc hai nhà chí sĩ, việc ghi nhớ để cúng kỵ, hoặc tổ chức kỷ niệm cũng được tính theo ngày như thế.

  • PHONG LÊBây giờ, sau 60 năm - với bao là biến động, phát triển theo gia tốc lớn của lịch sử trong thế kỷ XX - từ một nước còn bị nô lệ, rên xiết dưới hai tầng xiềng xích Pháp-Nhật đã vùng dậy làm một cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại, rồi tiến hành hai cuộc kháng chiến trong suốt 30 năm, đi tới thống nhất và phát triển đất nước theo định hướng mới của chủ nghĩa xã hội, và đang triển khai một cuộc hội nhập lớn với nhân loại; - bây giờ, sau bao biến thiên ấy mà nhìn lại Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943(1), quả không khó khăn, thậm chí là dễ thấy những mặt bất cập của Đề cương... trong nhìn nhận và đánh giá lịch sử dân tộc và văn hoá dân tộc, từ quá khứ đến hiện tại (ở thời điểm 1943); và nhìn rộng ra thế giới, trong cục diện sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại; và gắn với nó, văn hoá, văn chương - học thuật cũng đang chuyển sang giai đoạn Hiện đại và Hậu hiện đại...

  • TƯƠNG LAITrung thực là phẩm chất hàng đầu của một người dám tự nhận mình là nhà khoa học. Mà thật ra, đâu chỉ nhà khoa học mới cần đến phẩm chất ấy, nhà chính trị, nhà kinh tế, nhà văn hoá... và bất cứ là "nhà" gì đi chăng nữa, trước hết phải là một con người biết tự trọng để không làm những việc khuất tất, không nói dối để cho mình phải hổ thẹn với chính mình. Đấy là trường hợp được vận dụng cho những người chưa bị đứt "dây thần kinh xấu hổ", chứ khi đã đứt mất cái đó rồi, thì sự cắn rứt lương tâm cũng không còn, lấy đâu ra sự tự phản tỉnh để mà còn biết xấu hổ. Mà trò đời, "đã trót thì phải trét", đã nói dối thì rồi cứ phải nói dối quanh, vì "dại rồi còn biết khôn làm sao đây".

  • MÃ GIANG LÂNVăn học tồn tại được nhiều khi phụ thuộc vào độc giả. Độc giả tiếp nhận tác phẩm như thế nào? Tiếp nhận và truyền đạt cho người khác. Có khi tiếp nhận rồi nhưng lại rất khó truyền đạt. Trường hợp này thường diễn ra với tác phẩm thơ. Thực ra tiếp nhận là một quá trình. Mỗi lần đọc là một lần tiếp nhận, phát hiện.

  • HÀ VĂN LƯỠNGTrong dòng chảy của văn học Nga thế kỷ XX, bộ phận văn học Nga ở hải ngoại chiếm một vị trí nhất định, tạo nên sự thống nhất, đa dạng của thế kỷ văn học này (bao gồm các mảng: văn học đầu thế kỷ, văn học thời kỳ Xô Viết, văn học Nga ở hải ngoại và văn học Nga hậu Xô Viết). Nhưng việc nhận chân những giá trị của mảng văn học này với tư cách là một bộ phận của văn học Nga thế kỷ XX thì dường như diễn ra quá chậm (mãi đến những thập niên 70, 80 trở đi của thế kỷ XX) và phức tạp, thậm chí có ý kiến đối lập nhau.

  • TRẦN THANH MẠILTS: Nhà văn Trần Thanh Mại (1908-1965) là người con xứ Huế. Tên ông đã được đặt cho một con đường ở đây và một con đường ở thành phố Hồ Chí Minh. Trần Thanh Mại toàn tập (ba tập) cũng đã được Nhà xuất bản Văn học phát hành năm 2004.Vừa rồi, nhà văn Hồng Diệu, trong dịp vào thành phố Hồ Chí Minh dự lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Trần Thanh Mại, đã tìm thấy trang di cảo lưu tại gia đình. Bài nghiên cứu dưới đây, do chính nhà văn Trần Thanh Mại viết tay, có nhiều chỗ cắt dán, thêm bớt, hoặc mờ. Nhà văn Hồng Diệu đã khôi phục lại bài viết, và gửi cho Sông Hương. Chúng tôi xin cám ơn nhà văn Hồng Diệu và trân trọng giới thiệu bài này cùng bạn đọc.S.H

  • TRẦN HUYỀN SÂMLý luận văn học và phê bình văn học là những khái niệm đã được xác định. Đó là hai thuật ngữ chỉ hai phân môn trong Khoa nghiên cứu văn học. Mỗi khi khái niệm đã được xác định, tức là chúng đã có đặc trưng riêng, phạm trù riêng. Và vì thế, mục đích và ý nghĩa của nó cũng rất riêng.

  • TRẦN THÁI HỌCCó lẽ chưa bao giờ các vấn đề cơ bản của lý luận văn nghệ lại được đưa lên diễn đàn một cách công khai và dân chủ như khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. Vấn đề tuyên truyền trong nghệ thuật tuy chưa nêu thành một mục riêng để thảo luận, nhưng ở nhiều bài viết và hội nghị, chúng ta thấy vẫn thường được nhắc tới.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO...Một câu ngạn ngữ Pháp nói rằng: “Khen đúng là bạn, chê đúng là thầy”. Câu ngạn ngữ này đúng trong mọi trường hợp, và riêng với văn học, Hoài Thanh còn vận thêm rằng: “Khen đúng là bạn của nhà văn, chê đúng là thầy của nhà văn”...