Nữ sĩ George Sand và sự thăng hoa tình yêu

09:22 06/05/2009
TRẦN HUYỀN SÂMGeorge Sand (1804-1876) là một gương mặt độc đáo trên văn đàn Pháp thế kỷ XIX. Cùng thời với những cây bút nổi tiếng như: A.Lamartine, V.Hugo, A.Vigny, A.Musset... nữ sĩ vẫn tạo cho mình một tầm vóc riêng không chìm khuất. George Sand bước vào thế giới nghệ thuật bằng một thái độ tự tin và một khát vọng sáng tạo mãnh liệt. Với hơn hai mươi cuốn tiểu thuyết đồ sộ, G.Sand đã trở thành một tên tuổi lừng danh ngay từ đương thời. Dĩ nhiên, bà lừng danh còn bởi nhiều mối tình bất tử, trong đó có nhà thơ Pháp nổi tiếng A.Musset và nhạc sĩ thiên tài Chopin người Ba Lan.

Nhà văn George Sand

George Sand là kết quả hôn phối của hai dòng máu quí tộc và bình dân. Cha là một sĩ quan trong quân đội hoàng đế Napoléon - đẹp trai, phóng túng, và đa tình. Mẹ là một cô gái nghèo và xinh đẹp - con gái của lão bán chim. George Sand lớn lên trong lâu đài Nohant thơ mộng, tràn ngập hương thơm cỏ cây hoa lá, dưới sự chăm sóc của bà nội - một quả phụ quí tộc quí phái, thông tuệ, có khiếu âm nhạc, nhưng nghiêm khắc và có phần độc đoán. Môi trường đó đã tạo nên một nữ sĩ George Sand với những tính cách đối nghịch: kỳ dị mà vẫn kỳ diệu, kiêu sa mà vẫn dân dã, yếu đuối mà vẫn bạo liệt.

Được thụ giáo bởi những chuẩn mực đạo đức của tầng lớp quí tộc, nhưng George Sand lại thiên về khuynh hướng bình dân có tư tưởng tự do. Tôn thờ lý tưởng tiến bộ của Leroux - nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng, G.Sand khao khát một thế giới đầy tình thương yêu và lòng bác ái. Đứng về tầng lớp lao động bị áp bức để đòi quyền sống, quyền tự do, bình đẳng; đứng về thân phận người phụ nữ để đòi giải phóng hạnh phúc cá nhân, tác phẩm của Sand đã bộc lộ một tư tưởng xã hội tiến bộ và một giá trị nhân văn cao cả. Tuy nhiên, sống vào giai đoạn mà "Mọi cái đã có thì không còn nữa, cái gì sẽ có thì chưa đến" (Musset - Lời thú tội của một đứa con thời đại), G.Sand cũng như nhiều nhà văn lãng mạn Pháp đã rơi vào bi kịch của thời đại. Bi kịch nhưng không bi thảm. Sống và sống hết mình bằng trái tim sôi nổi và cuồng nhiệt, tác phẩm của G.Sand đã phả vào người đọc một hơi thở nồng ấm và những khát vọng mãnh liệt.

Bạn đọc chú ý đến G.Sand không chỉ bởi những cuốn tiểu thuyết đồ sộ, hay chiều sâu tư tưởng xã hội, mà chính là sự đồìng cảm sâu xa, tuyệt đối về tâm hồn, nhất là tâm hồn người phụ nữ. Sand đã mở ra cho người đọc một thế giới đầy bất ngờ, thầm kín của  lĩnh vực tình yêu. Tất cả những gì được xem là bí ẩn, kín đáo nhất của sự đam mê xác thịt đã được G.Sand phơi trải một cách thành thực đến rớm lệ. Mỗi nhân vật là một lời tự thú tâm hồn, mà ở đó nhà văn biết lắng nghe tiếng nói của chính mình, lắng nghe những gì trái tim lên tiếng. Với nàng Lélia (trong tác phẩm cùng tên) xinh đẹp và đau đớn vì bất lực tình dục, Sand đã tự lột truồng bản thân mình một cách tàn nhẫn, táo bạo. Tôi muốn nói rằng, bà là nữ sĩ đầu tiên trên thế giới dám nói ra những điều mà bất kỳ phụ nữ nào cũng đã nghĩ đến nhưng không đủ can đảm để bộc lộ. G.Sand vĩ đại chính là ở điểm này.

Hầu hết tác phẩm của G.Sand đều mang tính tự thuật. Đó là thế giới nội tâm đầy bí ẩn và trắc ẩn của một người phụ nữ Pháp thế kỷ XIX. Indiana là cuốn tiểu thuyết tự truyện về cuộc đời của tác giả. Cuộc hôn nhân tan vỡ của bà Delmare trong tác phẩm cũng chính là cuộc hôn nhân tan vỡ của nữ sĩ lúc mười  tám tuổi. Tác phẩm là một bản tuyên ngôn hùng hồn về tình yêu tự do. G.Sand đã lớn tiếng tố cáo sự bất công của pháp luật trong hôn nhân. Bà đã phá tung mọi qui định khắt khe của xã hội và ngang nhiên công khai tình yêu tự do với những đam mê xác thịt.

Điều kỳ diệu nhất ở G.Sand đó là sự thăng hoa của tình yêu. Sand là người đàn bà "giàu năng lượng yêu đương" và biết yêu bằng tất cả sự cuồng si của trái tim. Những cuộc phiêu lưu tình ái đã giúp bà nếm trải được mọi sắc thái của tình yêu: thanh cao lẫn trần tục, tâm hồn lẫn thể xác. Bà là người biết tận hưởng những giá trị đích thực của tình yêu. Bà nói về tình yêu xác thịt và những khoái cảm của nó như một yếu tố tự nhiên của con người. Bà biết hoan lạc nhưng không trụy lạc. Bà không bị những nhục dục vật chất tầm thường lôi kéo để có thể biến mình thành hàng thú vật. Bởi Sand là nhà  nhân văn chủ nghĩa luôn có ý thức vừa thăng hoa phần người vừa tôn quí phần con. Sand quả là một nghệ sĩ lớn với những tình yêu lớn. Đằng sau những cuộc tình, nữ sĩ đã biết chắt lọc những hương nhụy tinh khiết để thăng hoa vào nghệ thuật. Hai mối tình tuyệt vời với nhà thơ Musset và nhạc sĩ thiên tài Sopin là một minh chứng hùng hồn về điều đó.

Chàng thi sĩ trẻ Musset đẹp trai, kiêu kỳ đã bị người đàn bà đầy sức sống này cuốn hút ngay từ lần gặp  đầu tiên. Bằng sự dịu dàng và tinh tế của người phụ nữ, Sand đã khơi dậy" tính chất thiên tài" ở người nghệ sĩ trẻ đang chán chường, tuyệt vọng. Mối tình đam mê và sống gió của họ đã để lại cho hậu thế những tác phẩm bất hủ (Lorenzaccio, Không đùa với tình yêu...). Những bài thơ tình tuyệt diệu của Musset chính là sự thăng hoa từ mối tình này (Đêm tháng năm, Đêm tháng chạp, Đêm tháng tám, Đêm tháng mười).


G.Sand thuộc về một thế giới thầm lặng và huyền bí. Ngôn ngữ không lời ấy có sức quyến rũ kỳ diệu đối với  thế giới âm nhạc, giúp Chopin sáng tạo nên những bản Sônát tuyệt kỳ. Chopin - nhà soạn nhạc Ba Lan nổi tiếng đã khước từ lời hứa hôn của cô gái mười tám tuổi - xinh đẹp, thông minh, để đến với một người đàn bà hơn mình sáu tuổi, điều đó cho thấy G.Sand có sức ám gợi đến mức nào!

Đây không chỉ là tình yêu thuần túy, hình như ở người nữ sĩ này còn có một điều gì. Tài năng? Cá tính? Sắc đẹp? Hay chính là trái tim yêu đương không biết mỏi? Tôi không cho rằng, "đôi mắt nhung êm mượt của dòng họ Dupin" hay tài năng viết laëch của nàng đã cuốn hút hai nghệ sĩ lớn này. Ở G.Sand còn có một đặc tính không thường thấy ở mọi người. G.Sand là người đàn bà có khả năng khơi dậy những "vùng mờ" tâm linh- thế giới sâu thẳm, huyền bí, nhưng cũng là nơi nhạy cảm nhất của người nghệ sĩ. Sắc đẹp hay yếu tố nhục thể trong tình yêu không phải là điều quan trọng nhất đối với những thiên tài. Trong sáng tạo, người nghệ sĩ luôn cần đến một tác nhân kích thích vào vùng mờ ẩn ức đó để có thể thăng hoa vào nghệ thuật. G.Sand đã giữ vai trò quan trọng đó đối với sự nghiệp sáng tác của A.Musset và Chopin. Không phải ngẫu nhiên mà sau cuộc tình với G.Sand, cả hai thiên tài này đều gặp nhau ở một cõi đêm - không gian đêm trong các thi phẩm và nhạc phẩm.

Dĩ nhiên, nói đến G.Sand không thể không nói đến sự thanh khiết và thành thực trong tình yêu, lòng bao dung và nhân ái tuyệt diệu ở bà. Theo các nhà nghiên cứu, trong tình yêu, G.Sand "luôn tỏa bóng như một người mẹ" và những người tình của nàng là những đứa con nhỏ yếu đuối, dễ thương cần được chở che. (Xin xem George Sand nhà văn của tình yêu - Nguyễn Xuân Khánh, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 2001).

Cuộc đời của nữ sĩ George Sand là một bài ca về khát vọng tình yêu, khát vọng sống và khát vọng sáng tạo nghệ thuật. Ở bà không có điểm dừng, nó như một cơn bão táp cuốn vào đó mọi đam mê, khát vọng.

T.H.S
(169/03-03)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LÝ HOÀI THU

    Thôn ca (1944) của Đoàn Văn Cừ là bức tranh thơ sống động về con người và cảnh vật của không gian văn hóa Sơn Nam - Bắc Bộ.

  • NGUYỄN ĐỨC DƯƠNG

    Độc giả trẻ thời nay không ít người sẽ hết sức ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng Truyện Kiều, thiên tiểu thuyết bằng thơ dài tới 3.254 câu với cả thảy 22.778 lượt dùng từ, nhưng lại chẳng hề có qua một chữ NẾU nào, tuy rằng nghĩa “ĐIỀU KIỆN” và/hay “GIẢ ĐỊNH”, vốn được diễn đạt bằng NẾU (hoặc các biểu thức ngôn từ tương đương) trong tiếng Việt đương đại là một trong những nghĩa phổ quát (tức mọi thứ tiếng đều có) và ít thấy một thứ tiếng nào lại vắng các phương tiện riêng để biểu thị.

  • ĐINH VĂN TUẤN

    Trong số mấy bài thơ chữ Nôm còn lại của Bà Huyện Thanh Quan, bài thơ “Qua Đèo Ngang” là bài thơ gần đây được tranh luận nhiều nhất về chữ nghĩa, đặc biệt là về từ ngữ “cái gia gia”(1).

  • KHẾ IÊM

    Tựa đề về cái chết của hậu hiện đại không có gì mới vì đã có khá nhiều bài viết bàn về vấn đề này, từ những đầu thập niên 1990. Nhưng bài viết đã phác họa cho chúng ta thấy đời sống văn hóa trong thời đại sau chủ nghĩa hậu hiện đại với sự xuất hiện những phương tiện công nghệ mới. Lạc quan hay bi quan, chúng ta chưa biết, nhưng rõ ràng những hệ tư tưởng cũ đang dần dần bị tàn phai nơi những thế hệ mới.

  • ALAN KIRBY

    LTS: Alan Kirby nói chủ nghĩa hậu hiện đại đã chết và đã được chôn. Tới thế chỗ của nó là một hệ hình mới của thẩm quyền và kiến thức được hình thành dưới áp lực của những công nghệ mới và các lực lượng xã hội đương đại. Tựa đề bài tiểu luận, lần đầu tiên xuất hiện trên tạp chí Philosophy Now (Triết học Bây giờ) ở Anh, số 58, năm 2006, và sau đó được in trong cuốn “Digimodernism: How New Technologies Dismantle the Postmodern and Reconfigure Our Culture”, được Continuum xuất bản vào năm 2009.

  • LÊ QUỐC HIẾU

    Trong các bộ phận của khoa nghiên cứu văn học Việt Nam hiện nay, không thể phủ nhận lý luận, phê bình là lĩnh vực có nhiều thay đổi rõ rệt. Một loạt những công trình nghiên cứu lịch sử lí luận, phê bình văn học “trình làng” trong những năm qua[1], đủ để nhận thấy tham vọng khái quát, đánh giá của các nhà nghiên cứu sau mỗi chặng đường phát triển của văn học.

  • THÁI KIM LAN
    I.
    Bài viết này được mở đầu bằng một trải nghiệm tự thân, từ chỗ đứng của chủ thể thực hành nói ra kinh nghiệm của mình, vì thế có thể gây ấn tượng về tính chủ quan. Sự trách cứ ấy xin nhận lãnh trước, nhưng xin được tạm thời để trong dấu ngoặc.

  • LUÂN NGUYỄN

    Nhất đình sơn vũ luyện hoa khai
                 (Mộ xuân tức sự - Nguyễn Trãi)

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    (Trích tham luận tại Hội thảo "Văn học trước yêu cầu đổi mới" tháng 12-1987)

  • BỬU CHỈ

    Đã từ lâu tôi vẫn nghĩ và tin rằng: quê hương của nghệ thuật là Tự Do, và nghệ thuật đích thực phải thoát thai từ những con người sáng tạo có đầy đủ quyền làm người, cùng tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội của họ; và lớn hơn nữa là đối với con người.

  • LÊ QUANG THÁI

    Năm Quý Tỵ đã trôi qua, Xuân Giáp Ngọ đã về:
    Rắn trườn đã hết năm,/ Ngựa hay đưa Xuân về.(1)

  • ĐỖ LAI THÚY

    Kìa ai chín suối xương không nát
    Ắt hẳn nghìn thu tiếng vẫn còn
                   
    (Nguyễn Khuyến)

  • TRẦN HUYỀN TRÂN

    Có lẽ, Cám dỗ cuối cùng của Chúa là cuốn tiểu thuyết nói về khoái lạc trần tục của Jesus một cách táo bạo nhất?

  • NGUYỄN DƯ

    Hôm ấy bạn bè họp mặt ăn uống. Chuyện nổ như bắp rang. Tôi khoe mình đã từng ba lần đội trời đạp đất trên đỉnh đèo Hải Vân. Một bạn hỏi đèo Hải Vân có gì đặc biệt? Câu hỏi bất ngờ làm tôi cụt hứng. Ừ nhỉ… đèo Hải Vân có gì đặc biệt?

  • PHAN TUẤN ANH

    “Lịch sử như là đem lại ý nghĩa cho cái vô nghĩa”
                                                               (T.Lessing)

  • Ngày nay, nhìn lại chủ trương cách mạng của Phan Châu Trinh cách đây hơn một thế kỷ, một lần nữa chúng ta lại thấy tầm nhìn của một người mang khát vọng Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh.

  • NGUYỄN THỊ TỊNH THY

    Sau khi đọc bài trao đổi của Triệu Sơn trên tạp chí Sông Hương số 10/2013 về bài viết của tôi trên tạp chí Sông Hương số 8/2013, tôi xin có mấy ý trả lời như sau:

  • PHAN NGỌC

    Trong quyển "Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều", tôi có dùng một số thuật ngữ chuyên môn. Trong phạm vi quyển sách tôi không thể trình bày kỹ cách hiểu của mình, cho nên có sự hiểu lầm. Giờ tôi xin trình bày kỹ hơn khái niệm "thức nhận", cơ sở của tác phẩm, để bạn đọc dễ đánh giá hơn.

  • YẾN THANH

    Trong bài viết này, chúng tôi muốn nhìn nhận những cống hiến của GS.TS Lê Huy Bắc trên lĩnh vực khoa học, đây là những thành tựu mà theo chúng tôi, vừa có tính lan tỏa, lại vừa có tính bền vững. Bởi vì, có thể nhiều học viên, nhà nghiên cứu dù không trực tiếp được nhà khoa học giảng dạy, hướng dẫn, nhưng từ những công trình, bài báo khoa học, vẫn được kế thừa và chịu sự tác động từ người thầy đó. 

  • TRIỆU SƠN

    Bài này nhằm trao đổi với tác giả Nguyễn Thị Tịnh Thy về những bất cập của nghiên cứu, phê bình văn học hiện nay nhân đọc bài “Những bất cập và thái quá trong nghiên cứu văn học hiện nay” của tác giả trên Sông Hương, 294/08-13.