Nỗi niềm ca Huế

15:43 23/09/2015

Trong khi nhiều loại hình âm nhạc truyền thống đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, thì ca Huế vốn là loại hình âm nhạc bác học mang giá trị độc đáo, có sức lan tỏa và ảnh hưởng lớn, lại chỉ mới được Bộ VH-TT-DL công nhận là Di sản phi vật thể quốc gia.

Chương trình biểu diễn ca Huế thính phòng hằng tuần tại Bảo tàng Văn hóa Huế của CLB ca Huế Phú Xuân được đánh giá là hướng đi tích cực - Ảnh: B.N.L

Định vị ca Huế

Ngày 22.9, Sở VH-TT-DL tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức hội thảo khoa học ca Huế, định hướng bảo tồn và phát huy nhân sự kiện ca Huế vừa được Bộ VH-TT-DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia.

Ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh, cho biết đây là hội thảo quy mô quốc gia đầu tiên về chủ đề này nhằm tìm giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghệ thuật ca Huế, đồng thời xây dựng luận cứ để lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận ca Huế là Kiệt tác văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Theo đó, ca Huế được xác định là loại hình âm nhạc thính phòng bác học mang giá trị độc đáo, có hệ thống bài bản chặt chẽ, có xuất xứ từ âm nhạc cung đình nên mang phong cách sang trọng, tao nhã, có sự kết hợp nhuần nhuyễn với các làn điệu dân ca của âm nhạc dân gian.
 
 
Nỗi niềm ca Huế - ảnh 2
Khi nghe có hội thảo về ca Huế, xin thú thật, tự nhiên tôi chững người lại... Giai do (nguyên nhân là vì - PV) đã từng có những cuộc gặp gỡ, nói chuyện, phát biểu về ca Huế được tổ chức. Nhưng rồi ngày tháng qua đi, bao nhiêu phát biểu rốt lại cũng chỉ như gió thoảng làm lăn tăn mặt hồ ca Huế...
Nỗi niềm ca Huế - ảnh 3
 
Nhà văn Bửu Ý
 

Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, ca Huế đã hình thành và phát triển song hành với những sinh hoạt âm nhạc cung đình từ thời các chúa Nguyễn cho đến các vua Nguyễn, trải dài suốt mấy thế kỷ. Trích dẫn tác phẩm của cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị (1877-1961), nhà nghiên cứu cho biết ca Huế đã từng được ghi chép có từ thời Đức Hiếu Minh (tức chúa Nguyễn Phúc Chu - 1675-1725). GS-TSKH Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian VN, nhận xét: “Ca Huế đã theo chân các vị quan nhạc thâm nhập các cộng đồng dân cư VN, lan tỏa để phát triển thành những dòng nhạc thính phòng mới như đờn ca tài tử Nam bộ, nhạc bát âm miền Bắc”.

Nhạc sĩ Nguyễn Đình Sáng (nguyên Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Thừa Thiên-Huế) dẫn ý kiến của cố GS Trần Văn Khê, PGS-TS Thụy Loan, trong giáo trình Lược sử âm nhạc Việt Nam và cố nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, nguyên Viện trưởng Viện Âm nhạc, đều đánh giá ca Huế là loại hình âm nhạc thính phòng bác học mang giá trị độc đáo, có sức lan tỏa, ảnh hưởng lớn đối với các vùng âm nhạc trong cả nước.

“Trong ba dòng nhạc thính phòng của VN, ca trù (miền Bắc) và người “đàn em” đờn ca tài tử (Nam bộ)... đều đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại thì ca Huế chỉ mới được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mà di sản quốc gia cũng có hai loại, loại đặc biệt và loại bình thường, thì ca Huế mới chỉ là loại bình thường”, nhạc sĩ Nguyễn Đình Sáng ngậm ngùi.

Nhà văn Bửu Ý chua xót: “Khi nghe có hội thảo về ca Huế, xin thú thật, tự nhiên tôi chững người lại... Giai do (nguyên nhân là vì - PV) đã từng có những cuộc gặp gỡ, nói chuyện, phát biểu về ca Huế được tổ chức. Nhưng rồi ngày tháng qua đi, bao nhiêu phát biểu rốt lại cũng chỉ như gió thoảng làm lăn tăn mặt hồ ca Huế...”.

Du lịch dễ làm méo mó chất lượng

Nhạc sĩ Nguyễn Đình Sáng cho rằng hiện ca Huế có 3 hình thức bảo lưu, phát huy gồm: Bảo lưu hàn lâm, cổ điển qua hình thức tổ chức biểu diễn ca Huế thính phòng như sinh hoạt tại nhà của nhà văn, dịch giả Bửu Ý và Câu lạc bộ ca Huế Phú Xuân tại Bảo tàng Văn hóa Huế; Bảo lưu đại chúng phổ biến là hoạt động ca Huế trên sông Hương và Bảo lưu nhà nước và xã hội hóa qua việc đào tạo, giảng dạy của các trường văn hóa nghệ thuật và biểu diễn của Đoàn nghệ thuật cung đình Huế, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Huế. Trong đó, hình thức bảo lưu đại chúng đang phát triển mạnh nhưng do trình độ của khán giả không đồng đều, thời lượng biểu diễn hạn chế và hầu hết du khách đi xem nghệ sĩ, diễn viên chứ ít người nghe ca nhạc... đã khiến ca Huế có nguy cơ phát triển méo mó, lệch lạc chất lượng, nên cần hết sức quan tâm quản lý. Bà Nguyễn Thị Thu Trang (Cục Di sản văn hóa) cũng đồng tình với nhận xét trên và cho rằng ảnh hưởng du lịch cùng với những nhu cầu của nó cũng sẽ rất dễ làm cho ca Huế phát triển lệch hướng. Theo bà Trang, hình thức bảo lưu cha truyền con nối là hình thức phổ biến và có tính bền vững cao.

Các tham luận đã đi sâu vào phân tích đặc trưng âm nhạc, giá trị nổi bật của ca Huế, những thuận lợi và khó khăn trong việc bảo tồn và phát huy cũng như đề xuất nhiều giải pháp đưa ca Huế trở lại vị trí xứng tầm vốn có trong nền âm nhạc dân tộc VN và sớm lập hồ sơ trình Bộ VH-TT-DL trình Thủ tướng để đệ trình UNESCO công nhận ca Huế là Kiệt tác văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Theo Bùi Ngọc Long - TN
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHAN THUẬN ANMối quan hệ công tác giữa UNESCO với Việt đã bắt đầu có từ hơn nửa thế kỷ trước. Nhưng, sự hợp tác chặt chẽ để mang lại những hiệu quả thiết thực và hữu ích cụ thể thì chỉ mới diễn ra trong gần 30 năm trở lại đây.

  • NGUYỄN THẾPhước Tích là một trong những ngôi làng được hình thành từ thế kỷ XV thuộc xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Ban đầu, vào thời Lê sơ làng có tên là Dõng Quyết, sau đổi thành Phước Giang, đến thời Tây Sơn làng có tên gọi là Hoàng Giang, đến triều các vua Nguyễn, làng được đặt tên là Phước Tích cho đến nay.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNHuế là một trung tâm văn hóa Việt Nam, các di tích thuộc Cố đô Huế và Nhã nhạc Cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là hai di sản văn hóa của nhân loại. Điều đó không có gì phải bàn luận nữa. Điều mà chúng ta quan tâm, ngoài cái phần vật chất đó, ngoài Nhã nhạc cung đình Huế thì cái hồn, cái phần phi vật chất của trung tâm văn hóa Huế là cái gì, hiện ở đâu, làm thế nào để có thể tiếp cận và toàn cầu có thể sử dụng phát huy được?

  • NGUYỄN HỮU THÔNG Biểu tượng khu trung tâm trong quan niệm của nhiều tộc người, phần lớn đều liên quan đến các mối thông linh với thế lực siêu nhiên. Hệ đức tin biểu thị từ sự chọn lựa địa điểm thiết lập vùng trung tâm của người xưa, cũng mang mô hình gốc của thần thánh. Sự chọn lựa này có ý nghĩa quyết định và là công việc đầu tiên trong quá trình thiết lập một vùng cư trú.

  • NGUYỄN VĂN CAOLTS: “Thành phố và phát triển địa phương” là hai chủ đề tại Đại hội đồng lần thứ 27 của Hiệp hội Quốc tế các Thị trưởng nói tiếng Pháp (AIMF) tổ chức tại Huế từ ngày 24 đến ngày 26-10-2007, hội tụ trên 200 đại biểu là thị trưởng của các thành phố thành viên thuộc 46 nước trên thế giới. Đây là đại hội đồng lần đầu tiên tổ chức tại Việt và là lần thứ 2 diễn ra tại khu vực Đông Á (năm 2003 đã tổ chức tại Pnômpênh, Campuchia).

  • THÁI DOÃN LONGVà tôi cũng muốn mượn ý châm ngôn về Sêda để nói rằng cái gì thuộc về Quang Trung hãy trả lại cho Hoàng đế Quang Trung.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂN Như chúng ta đã biết: Hoàng Cung, Bảo tàng cổ vật, các lăng vua Nguyễn ở Huế là những nơi lưu giữ các cổ vật quý của triều Nguyễn và Huế xưa.

  • PHAN THUẬN THẢO1. Từ quan điểm về hệ thống “Báu vật nhân văn sống” của UNESCO...

  • Những ai đã từng đi đường bộ từ Bắc vào Nam đều phải vượt đèo Hải Vân và đã chứng kiến cái di tích Hải Vân Quan đứng sừng sững trên đỉnh đèo nhìn về phía vịnh Đà Nẵng.

  • Trên thực tế, việc bảo tồn những vốn quý của cha ông để lại quả không phải là việc đơn giản, dễ dàng. Nhưng chúng ta sẽ không thể có sự chọn lựa nào khác bởi vì sẽ không có một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nào cả nếu từ bây giờ chúng ta không biết giữ lấy những gì mình đang có.

  • Toàn cầu hóa đang là một xu thế, một hiện tượng rộng lớn bao trùm khắp thế giới, không chỉ về kinh tế mà cả trong lĩnh vực văn hóa và đời sống. Toàn cầu hóa và chống toàn cầu hóa đã trở thành vấn đề thời sự của thế giới. Trong bối cảnh đó, yêu cầu gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một đòi hỏi cấp thiết, có tính sống còn của mỗi dân tộc khi phải đối mặt với xu thế toàn cầu hóa, đặc biệt là trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa.