Nói ngược

14:35 20/08/2008
CAO XUÂN HẠOĐọc bài Nỗi đau của tiếng Việt của Hữu Đạt (H.Đ) trong tuần báo Văn nghệ số 9 (2-3-2002), tôi kinh ngạc đến nỗi không còn hiểu tại sao lại có người thấy mình có thể ngồi viết ra một bài như thế. Tôi cố sức bới óc ra nghĩ cho ra người viết là ai, tại sao mà viết, và viết để làm gì. Rõ ràng đây không phải là một người hoàn toàn không biết gì về giới ngôn ngữ học Việt . Nhưng hầu hết những điều người ấy viết ra lại hoàn toàn ngược với sự thật.

Sau đó mấy hôm, khi tôi được biết rằng người đó lại chính là một giảng viên ngôn ngữ học Khoa Ngôn ngữ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, tôi lại càng kinh ngạc hơn nữa. Chẳng lẽ ông này không biết “N.Q.H” là ai (trong khi mọi người đều biết chắc chắn cái tên viết tắt này là chỉ ai)? Đó là một bậc thầy trong số các đồng nghiệp của ông kia mà!
May sao chỉ vài tuần sau đã có một bài của Đào Thái Tôn, một bạn đồng nghiệp khác của H.Đ. và của người bị ông chê bai, được đăng trên chính tờ Văn nghệ. Bài này cứu được một phần danh dự cho tờ báo và xoá bớt được sự hiểu lầm tệ hại mà bài báo của H.Đ. có thể gây nên trong các độc giả không biết "N.Q.H" là ai. Do đó nó miễn cho tôi phải viết nhiều về vị giáo sư ưu tú này, một trong những người đáng kính trọng và đáng cho tất cả chúng tôi, những người làm ngôn ngữ học, lấy làm tự hào.
Nguyễn Quang Hồng là một chuyên gia có uy tín của ngành Âm vị học, một bộ môn được coi là tiên tiến nhất trong khoa Ngôn ngữ học, là người có đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực loại hình học ngữ âm. Đồng thời ông là một nhà nghiên cứu có công lao vượt trội trong lĩnh vực ngữ văn Hán Nôm, đặc biệt là nghiên cứu về chữ Hán, chữ Nôm và các loại hình văn bản Hán Nôm. Những điều đó ai ai cũng biết từ mấy mươi năm nay, và tuyệt nhiên chưa bao giờ có ai nảy ra cái ý đặt thành vấn đề để thảo luận hay ngờ vực. Thế mà nay bỗng có người đang công tác ngay trong ngành, lại là một giảng viên đang dìu dắt sinh viên học tập và nghiên cứu, không tiếc lời chê bai ông, phủ nhận phần đóng góp lớn lao của ông mà bản thân mình cũng được thừa hưởng.
Chính đó mới là vấn đề khiến mọi người nghi ngờ và thấy cần tìm hiểu nguyên do. Bản thân tôi cũng có làm việc ấy, bằng cách đi hỏi tất cả những người biết rõ ông H.Đ. và những sự việc diễn ra gần đây có liên quan đến bài báo của ông (cả thảy có bảy giảng viên ngôn ngữ học, trong đó có năm người đang đi công tác từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh). Và tôi biết được sự tình là như sau.
Vừa rồi ông Hữu Đạt có đăng ký xin Hội đồng chức danh Giáo sư ngành ngôn ngữ học (do Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang Hồng chủ toạ) công nhận chức danh Phó Giáo sư cho ông, nhưng Hội đồng sau khi thẩm định và cân nhắc, đã không dành cho đủ phiếu tín nhiệm. Thế là ông H.Đ. lập tức viết mấy bài liền (trong đó có bài đăng báo Văn nghệ nói trên) để bày tỏ "nỗi đau".
Ví thử H.Đ. nêu lên những sai lầm hay thiếu sót này nọ trong các công trình của N.Q.H thì có thể kiểm chứng đế thấy những lời phê phán của tác giả đúng sai ra sao. Đằng Này H.Đ không hề đưa ra một luận cứ nào về bất cứ một công trình nào, chỉ nói vu vơ là N.Q.H."không có nổi lấy một cuốn sách ở bất kỳ lĩnh vực cơ bản nào của ngành"!
Tôi không tin rằng H.Đ. không biết N.Q.H. là một trong những tác giả đã viết nhiều (không ít hơn 5 cuốn sách chuyên luận và biên soạn, khoảng 50 bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và nước ngoài), có những đóng góp quý giá trong việc tìm hiểu lý thuyết ngôn ngữ học trong sự liên hệ với những đặc trưng của tiếng Việt, cũng như đã góp phần nâng cao uy tín của ngôn ngữ học Việt Nam trên trường quốc tế qua những bài báo cáo và thuyết trình của ông ở rất nhiều cuộc hội thảo và toạ đàm mà ông đã được giới ngôn ngữ học nước ngoài (như Pháp, Nhật. Trung Quốc, Hong Kong, Singapore) mời góp bài và tham dự.
Chắc chắn là H.Đ. biết, và còn biết rõ hơn phần đông các bạn đồng nghiệp của ông nhiều. Nhưng có một cái gì đó rất mãnh liệt đã khiến ông nói ngược lại những điều ông biết, và nói một cách hùng hổ phi thường. Đó là cái gì vậy? Cái gì đã làm cho một người được liệt vào hàng "trí thức", "nhà văn" - một người có sứ mệnh truyền giảng tri thức và chân lý, là "kỹ sư tâm hồn" - lại có thể dùng hết sức mạnh của ngòi bút để buộc người đọc tin vào những điều mà chính mình cũng biết là trái với sự thật? Chẳng lẽ lòng thù hận của con người này có thể bùng lên dữ dội đến thế chỉ vì một chức danh chưa được Hội đồng xét duyệt thông qua!
Những điều bịa đặt xằng bậy của H.Đ. có thể làm cho người đọc mất cảnh giác mà tin theo, khi ông cho rằng có những người như Cao Xuân Hạo phải chăng cũng đã "hằn học vì không được phong học hàm giáo sư" mà viết những lời chua xót về tình hình nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt hiện nay.
Quả thật, trong giới nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ mà có những người viết "nhàn đàm" theo kiểu H.Đ. thì thật đáng buồn. Mà cũng thật là khôi hài, khi H.Đ. không hiểu gì tôi, mà lại đem tôi ra,"đề cao" lên, cốt để làm phương tiện "hạ bệ" N.Q.H., một con người nghiêm túc và có thực tài mà bản thân tôi quý mến.
Nhân đây, tôi cũng xin được nói rõ rằng, tôi thấy chức danh PGS mà tôi được mang từ mười mấy năm nay là hoàn toàn thoả đáng đối với điều kiện thực tế của tôi. Cho nên, gần đây khi cơ quan chủ quản yêu cầu tôi viết báo cáo về thành tích khoa học, về số nghiên cứu sinh của tôi đã bảo vệ luận án thành công v.v. để được xét phong chức danh khoa học cao hơn, tôi đã từ chối. Không phải vì tôi không biết coi trọng chức danh, mà chủ yếu vì tôi thấy rằng từ lâu nay công việc và quyền hạn của PGS và GS không có gì khác nhau. Vả lại, tôi quá bận, không kiếm đâu ra thì giờ để làm thủ tục đăng ký.
Nếu mấy dòng tôi viết đây có hân hạnh đến tay ông H.Đ., thì cũng xin ông lượng thứ cho khi tôi muốn khẳng định với ông rằng việc ông làm và những lời lẽ ông dùng để phủ nhận giá trị của N.Q.H đều rất có hại cho chính ông, nó bôi nhọ ông chứ không hề bôi nhọ được ai khác, và chỉ có những người ngoài ngành không mấy khi quan tâm đến học thuật may ra mới nhẹ dạ mà tin theo ông, tưởng là ông nói lên một sự thật "đau lòng" nào đó, hay tưởng là ông không biết mình đang nói dối.
TP.HCM, 25/3/2002
C.X.H

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN NHẬT THƯTrong tiến trình nghệ thuật nhân loại, bên cạnh một thế giới hết sức “quan phương”, “hoàn kết” bao giờ cũng là một “thế giới lộn trái” đầy mê hoặc.

  • NGUYỄN XỚNXét trên quy mô toàn cầu, vào những năm cuối của thế kỷ XX, trước sự phát triển phi mã của công nghệ và ý thức máy tính, văn học đã biểu hiện nhiều vấn đề rất đáng quan tâm. Thực tế này được mang vào thế kỷ mới một cách dễ dàng, không hề gặp một sự kiểm soát nào.

  • BÙI MINH ĐỨCLGT: Công trình khảo cứu dưới đây, phần lớn đã được công bố trong Hội thảo khoa học “Tây Sơn - Thuận Hóa và Anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ - Quang Trung”. Một số báo, tạp chí đã lược trích đăng một phần bài viết. Mới đây, tác giả-bác sỹ Bùi Minh Đức (Hội viên Hội Tai Mũi Họng và Đầu Cổ Hoa Kỳ (Fellow), Hội viên Hội Mũi Học Hoa Kỳ (Fellow), Hội viên Hội Tai Mũi Họng và Đầu Cổ Đức Quốc (FachArzt HNO), nguyên Chủ nhiệm Bộ Môn Tai Mũi Họng, Đại học Y Khoa Huế trước 1975) đã gửi cho SÔNG HƯƠNG công trình khảo cứu này (có sửa chữa và bổ sung) để độc giả tạp chí có đầy đủ tư liệu. Trân trọng những lý giải khoa học hết sức mới mẻ của tác giả, SÔNG HƯƠNG xin giới thiệu toàn văn công trình này.

  • BỬU NAM Gặp Trần Đình Sử trong một hội thảo lớn toàn quốc, hội thảo "Tự sự học" do anh đồng khởi xướng và đồng tổ chức, tôi xin anh một cuộc trò chuyện về tình hình lý luận và phê bình văn học hiện nay. Anh vui vẻ gật đầu và nói: "Gì thì gì không biết, chứ với Tạp chí Sông Hương, tôi không thể khước từ. Trước hết, đây là một tạp chí văn học đứng đắn, có sắc thái riêng, vả lại còn là tình cố hương, bởi dù gì thì gì tôi vẫn là người con của xứ Huế cố đô."

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO(Nhân đọc 2 bài viết của Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Hòa)*

  • PHẠM PHÚ PHONGNguyễn Huy Thiệp là một trong những hiện tương văn học hiếm hoi. Ngay từ những truyện ngắn đầu tay như Huyền thoại phố phường, Muối của rừng, Tướng về hưu... tên tuổi của anh đã nổi bật trong và ngoài nước.

  • PHONG LÊ(Nhìn từ bình diện ngôn ngữ)Dân tộc là một phạm trù lịch sử. Văn học dân tộc do vậy cũng là một phạm trù lịch sử, hình thành và phát triển theo lịch sử.

  • HOÀNG NGỌC HIẾN“…Tất cả những sự cách tân này cần thiết cho sau đó một chủ nghĩa cổ điển mới có thể xuất hiện…”            Paul Valéry

  • TRẦN HUYỀN SÂMNgười ta nói “Phê bình là bà đỡ cho tác phẩm”, nhưng người ta cũng nói: “Nhà phê bình là con chó ăn theo nhà văn”.

  • NHỤY  NGUYÊN thực hiện

     

    Thi nhân Việt Nam hiện đại  - bộ bản thảo trường thiên hoành tráng về nền thi ca Việt hiện đại dự tính 4.000 trang khổ 15,5 x 20,5 cm, bao gồm 2.200 trang tiểu luận và 1.800 trang tuyển thơ của nhà phê bình văn học Thái Doãn Hiểu.

  • NGUYỄN VĂN THUẤNLTS: Nhóm nghiên cứu, lý luận phê bình trẻ” bao gồm sinh viên và cán bộ giảng dạy trẻ đến từ các trường đại học ở Huế (chủ yếu là Khoa Ngữ văn - ĐHSP Huế), với sự chủ trì của Ts. Trần Huyền Sâm. Nhóm hình thành trong tháng 6 - 2008 vừa qua với sự giúp đỡ của Tạp chí Sông Hương và Nhà sách Cảo Thơm.

  • Trong hoạt động văn học, cùng với mối quan hệ giữa tác phẩm với hiện thực, tác phẩm với nhà văn, mối quan hệ giữa tác phẩm và bạn đọc cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong quy trình vận hành từ hiện thực - nhà văn - tác phẩm đến bạn đọc.

  • LTS: Ngày 19/12/2007, Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định thành lập Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật. Sau một thời gian chuẩn bị chu đáo, Hội đã có buổi ra mắt nhân dịp gặp mặt thân mật đại biểu cơ quan báo chí toàn quốc vào ngày 20/5/2008.Chúng tôi xin lược trích bài phát biểu của đồng chí Phùng Hữu Phú - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương.

  • Thuyết phân tâm học của S.Freud và về sau là C.G.Jung và các người kế nghiệp đã có ảnh hưởng sâu rộng đến tư tưởng của con người hiện đại, bao gồm cả nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực văn học nghệ thuật. Tuy vậy, ở ta, do nhiều lý do chủ quan và khách quan, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về sự ảnh hưởng của phân tâm học trong văn học - nhất là văn học hiện đại Việt .

  • Trong thập niên 1970 danh từ thi pháp (poétique) trở thành thông dụng, thi pháp học dần dần trở thành một khoa học phổ biến, dính liền với ngành ngữ học, trong một khung cảnh học thuật rộng lớn hơn, là khoa ký hiệu học.

  • Bản chất nhận thức của văn học đã được biết đến từ lâu. Hễ nói đến văn học là người ta không quên nói tới các chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ.

  • Mới đây, trong khi tìm tài liệu ở Thư viện quốc gia, tôi tình cờ đọc bài báo thuộc thể loại văn hóa - giáo dục: “Giáo sư Vũ Khiêu - Học chữ để làm người” trên chuyên mục Trò chuyện cuối tháng báo An ninh Thế giới số tháng 9/2005, do Hồng Thanh Quang thực hiện.

  • (Muốn khẳng định cuộc đời của mình không ai không thêm vào đó chút ít huyền thoại)                                 - M. Jourhandeau -

  • Văn học, từ xưa đến nay là sự khám phá không ngừng nghỉ về con người, đặc biệt về tâm hồn con người. Khám phá đó giúp cho con người hiểu rõ về bản thân mình hơn, cũng có nghĩa là con người sẽ biết sống tốt đẹp hơn, chất lượng sống do đó sẽ được nâng cao.

  • Một phương diện giúp khẳng định phong cách của bất cứ nhà văn nào, mà chúng ta không thể bỏ qua, đó là nghiên cứu yếu tố ngôn từ - chất liệu cơ bản để sáng tạo nên tác phẩm văn chương mà nhà văn đã vận dụng một cách nghệ thuật.