NGUYỄN KHOA BỘI LAN
Cách đây mấy chục năm ở thôn Gia Lạc (hiện nay là thôn Tây Thượng) xã Phú Thượng có hai nhà thơ khá quen thuộc của bà con yêu thơ xứ Huế. Đó là bác Thúc Giạ (Ưng Bình) chủ soái của Hương Bình thi xã và cha tôi, Thảo Am (Nguyễn Khoa Vi) phó soái.
Nhà thơ Thảo Am Nguyễn Khoa Vy - Ảnh: internet
Biết nhau từ nhỏ, lúc về hưu lại ở gần nhau, hai ông cụ mỗi ngày gặp nhau ít nhất cũng vài lần. Họ cùng với bạn bè lập ra thi xã và thường xuyên tổ chức lắm trò chơi thanh nhã trong lĩnh vực thi ca. Trong những trò chơi ấy, bác Thúc Giạ và cha tôi thường là đầu tàu, thế nhưng phong cách của hai ông cụ thì khác hẳn nhau.
Bác Thúc Giạ rất thông minh nhưng hơi hiền, cả đời không muốn mất lòng ai, dù đó là kẻ mà bác không trọng lắm. Thơ ca của bác nhẹ nhàng, tình tứ. Cha tôi thì không thế. Lúc còn trẻ, cha tôi hay nghịch, lớn tuổi vẫn còn nghịch
O Lý chưa chồng có ý lo...
Cử Tố mất dù la cố tử
Rủ nhau đi thăm một hội viên vì quá chơi bời mà lâm bịnh, các vị khác đem quà bánh, cha tôi chỉ biếu một bài thơ:
Chạy chữa chai chân chẳng chịu chừa,
Chín chiều chua chát chán chê chưa.
Những câu những bài như trên cha tôi có thể làm rất nhanh để vui đùa với bạn bè và đã làm khá nhiều nhưng làm đâu bỏ đó không ghi chép. Trong sáng tác cha tôi thường than thở về nhân tình thế thái, về những điều chướng tai gai mắt trong xã hội. Ông không đả kích mà châm biếm, nhẹ nhàng, vui vẻ; nhưng cũng có nhiều lúc khá cay chua, độc địa.
Sớm mai anh gặp em, em nói thiếu tình yêu
Buổi chiều lại gặp em, em nói thiếu tiền tiêu.
Ngày xuân em hãy còn nhiều.
Sáu ngàn ba vạn còn biết bao nhiêu là buổi mai chiều nữa hở em?
Oan như tre miếu cao thành thấp.
Ngọng bởi xôi chùa dở hóa hay
Đổi trắng thay đen tiền của sẵn
Vào lòn ra cúi bạc lăn tròn.
Cha tôi ít sự mất lòng ai dù đó là kè lắm bạc nhiều tiền, quyền cao chức trọng:
Bần cư náo thị vô nhân vấn.
Phú tận thâm sơn lắm khách tầm.
Đừng có chê bạc điếc vàng câm.
Đi đâu thiên hạ cũng rầm rầm chạy theo.
Nhưng mà:
Ai tầm chứ em đây không tầm.
Tam đẳng nhân thì tam đẳng vật.
Chớ có hiểu rằng ai cũng như ai,
Trong một cuộc thi hò giã gạo do thi xã tổ chức có nhiều vị tai to mặt lớn hay sính thơ đến dự, cha tôi đã gà cho phe nữ:
Tiếng đồn anh hay chữ,
Xin hỏi thử cho thông,
Thánh hiền xưa đặt chữ công
Tại sao lại có cái quéo trong lòng làm chi?
Và khi bên nam không đối được, cha tôi liền gà cho họ:
Người xưa đặt chữ công.
Trong lòng có cái quéo,
Đó là nơi lắt léo, khôn khéo của thánh hiền.
Em ơi em hãy chịu phiền,
Phải cho có nhiều kinh nghiệm em hiểu liền chữ công.
Ở Huế có nhiều chùa. Gia đình tôi cũng có lập chùa. Ông cố, bà nội tôi đi tu. Bà con họ hàng chúng tôi nói chung đều kính Phật, trọng tăng. Nhưng đối với một số vị tuy mặc áo cà sa, mà không chân tu lắm thì cha tôi cũng không tha:
A Di Đà Phật muốn quy thiền,
Bê bết lòng tham vẫn giữ nguyên...
Lòng muốn đi tu thành chánh quả,
Mắt còn tham ngắm cảnh danh hoa.
Khi phong trào Phật giáo lên cao, một số người chạy đôn chạy đáo hết chùa nọ đến chùa kia, đến đâu cũng nói đạo lý nhà Phật nhưng chẳng phải vì lòng thành. Cha tôi tặng cho họ hai câu:
Lăng xăng đi kiếm Phật Di Đà,
Phật ở trong lòng đâu ở xa.
Cha tôi rất ghét bọn làm mật thám cho Tây. Ở gần nhà, chúng tôi có một tên tay sai đắc lực của Xô-nhi (Sogny), chánh mật thám Trung Kỳ, cũng làm một cái am trong vườn để thờ Phật. Cha tôi liền ra một câu, thách các nhà thơ trong thi xã đối lại:
Thâm trần tục, thục trần tâm.
Kinh thỉ sám nguyện từ thán sĩ.
Câu trên đây cũng như câu đối tết của cha tôi lúc đó, chưa có câu nào đối lại vừa lòng thi xã. Câu đối Tết như sau:
Tết tới túng tiền tiêu
Tính toán toan tìm tay tử tế
Thơ ca nghịch ngợm, châm biếm của cha tôi thường gây ra những cuộc bình luận, tranh luận, khen chê, thách đố trong thi xã; làm cho không khí rộn ràng, vui vẻ của thi xã càng thêm vui vẻ, rộn ràng. Có lẽ vì thế mà bác Thúc Giạ đã viết trong bài tựa của Thảo Am thi tập:
Thảo Am từ thuở về hưu,
Tính ưa vui vẻ chẳng cưu ưu phiền.
Con người có tánh tự nhiên,
Giàu sang chẳng lụy của tiền không ham...
Thật ra "giàu sang chẳng lụy, của tiền không ham" mà vui thì cha tôi có vui đâu. Và cái không vui đó không phải nhất thời, mà kéo dài cả cuộc đời. Tôi không nghĩ rằng bác Thúc Giạ không thật hiểu cha tôi. Lúc đó, theo chỗ chúng tôi biết, một số nhà trí thức ở Huế vào lứa tuổi của bác Thúc Giạ và cũng có lòng như bác đều không ít thì nhiều mang một tâm trạng giống Thượng Tân Thị:
Để bụng chỉn e tằm đứt ruột
Hở môi còn sợ vách nghiêng tai.
Bác Thúc Giạ cũng sợ, càng sợ cho người bạn thơ của mình nhất là từ khi trong gia đình tôi có người bị đày, bị tù bị đi an trí vì tội làm cách mạng. Cha tôi cũng phải dè dặt. Nhưng có ai giấu nổi ý nghĩ của mình, tâm tư thầm kín của mình khi làm văn chương!
Khi còn nhỏ tôi thường được nghe những vị lớn tuổi trong gia đình nhắc đến ngày thất thủ kinh đô. Ông cố tôi từ quan về chùa. Viên giác đại sư Nguyễn Khoa Luận đã làm nhiều bài thơ thở than về nỗi bất hạnh của đất nước. Cha tôi cũng thường nhắc đến ngày khó quên ấy:
Tháng năm Ất Dậu tối hăm ba,
Tiếng súng vang trời giặc Pháp qua...
Sau khi nói đến đau thương tang tóc của kinh thành hai câu kết như sau:
Thơ tả đôi câu làm kỷ niệm,
Nhớ ngày quốc hận của dân ta.
Thơ tả đơn sơ nhưng quốc hận khá sâu sắc. Tôi không hiểu lúc thiếu thời cha tôi có tham gia ít nhiều vào một phong trào yêu nước nào không? Trong thơ ca như bài "Thuận An" chỉ nhắc đến một cách mơ hồ:
Năm mươi năm trước đã về đây
Lặn lội cùng ai tự tháng ngày
Trấn hải đài kia không lính Việt
Thừa lương cát nọ có ông Tây.
Trò đời xưa thế mà nay thế.
Non nước khi vơi có lúc đầy.
Thấy cảnh ngậm bùi (?) thêm nhớ bạn.
Ai còn ai mất mấy ai hay.
Không làm được gì cha tôi càng kính trọng các chiến sĩ cách mạng và cũng nể nang một số thanh niên bạn bè của con em mình mà cha tôi biết rõ có xu hướng yêu nước.
Nhật đến và làm cuộc đảo chính. Bác Thúc Giạ và cha tôi không thương tiếc Pháp mà cũng chẳng niềm nở gì với Nhật. Hai ông cụ thờ ơ với cái gọi là "Cách mạng tháng ba" và khi ngồi với nhau đều không tiếc lời châm biếm cái "Đế quốc Việt Nam" của Bảo Đại và Trần Trọng Kim.
Thế rồi phong trào Việt Minh lan đến Huế và sớm có ở địa phương tôi. Khi biết rõ Việt Minh do Nguyễn Ái Quốc lãnh đạo, hai ông cụ rất mừng. Khăn đen áo dài, tối nào hai cụ cũng cặp kè nhau đi dự các cuộc mít tin, cướp chính quyền, đi theo các đoàn tuần hành mà không biết mệt. Chẳng bao lâu xã hội nổi tiếng trong toàn tỉnh về thơ ca hò vè cách mạng tháng Tám. Ai cũng biết rõ có sự đóng góp tích cực của hai nhà thơ lão thành. Cha tôi say sưa nhập cuộc:
Việt Minh là việc của mình,
Anh chị em ơi mau mau cầm cờ vác gậy mà đi biểu tình với bà con.
"Cách mạng tháng ba" rõ ràng là sự xâm lăng của phát xít Nhật.
Cách mạng tháng Tám mình mới thật là cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
Đừng có nghe cái bọn lăm le bán nước ăn bậy nói càn.
Cứ nhắm thẳng ngọn cờ Việt Nam mà tiến bước thì mới đi đúng con đường của tổ tiên.
Sau ngày cách mạng tháng Tám cha tôi là cộng tác viên tích cực của phòng văn nghệ Nha Tuyên truyền Trung Bộ. Sáng tác của cha tôi trong lúc này đã được in thành sách vào cuối năm 1946.
Giặc Pháp trở lại đánh chiếm Huế. Nhà chúng tôi bị địch chiếm để làm đồn. Cha mẹ chúng tôi mỗi người một nơi đi ở nhờ nhà bà con. Sách vở trong nhà bị đốt phá. Nhìn bọn lính Tây lại lố nhố trong đồn Mang Cá, cha tôi nổi xung:
Lũ quỷ lại về nơi lũy cũ
Thầy tu mô Phật cũng thù Tây
Đã nổi xung thì không còn sợ, khi Phan Văn Giáo cho người về vừa đem chuyện làm thơ ca cho Việt Minh của cha tôi để hăm dọa, vừa đem chuyện lương bổng hậu để dụ dỗ, hắn đề nghị cha tôi lên làm cho đài phát thanh Trung Phần, cha tôi từ chối. Không những thế, ông còn làm một bài ca trù đem phổ biến trong thi xã:
Tâm an mao ốc ổn
Tính định thể can trường
Chốn quê mùa cày ruộng cuốc nương
Đừng lấm lét vào trường danh với lợi.
…
Lòng dặn lòng chớ chớ bôn chôn.
Ngày hai bữa khoai môn lếu láo,
Những câu chuyện mười voi không nước xáo
Để cho phường thông thạo nói nhau nghe
Thôi đừng vãi cát bụi tre.
Suốt trong 9 năm chống Pháp cha tôi có một quan điểm rõ ràng về cuộc chiến tranh, căm thù bọn xâm lược, khinh bỉ bọn tay sai, xót thương những người hy sinh vì Tổ quốc: và mong đợi những người yêu nước chóng về:
Bến bãi xa xa canh gà gáy sáng,
Thương trời văng vẳng tiếng nhạn kêu sương.
Thuyền em đậu bến sông Hương
Trông mặt trời cho mau rạng để người thương em về.
Nói về Huế lúc này cha tôi viết:
Núi Ngự không cây cu ngủ đất.
Sông Hương vắng khách đĩ kêu trời
Chiến tranh càng ác liệt cái nhìn của cha tôi càng sâu hơn:
Thần kinh thắng cảnh tiếng non Bình
Nông nổi bây giờ kém vẻ xinh,
Gò sỏi vẫn si gan cảm tử.
Rừng thông còn vững gốc hy sinh.
Suối khe khôn cạn dòng ân hận,
Cây cỏ còn căm họa chiến chinh
Hàng quán khi xưa đâu chẳng thấy
Thấy vòm canh mới cửa nhà binh
Bài thơ "Lựu giảng" tặng các con cha tôi viết:
Trót đã xông pha với lửa than.
Nay đã rõ mặt nước da vàng.
Hai vai trung hiếu con còn gánh.
Một khối ân tình mẹ vẫn mang.
Dao lưỡi tuy dùi mà đứt ruột.
Lửa lòng không nóng cũng sôi gan
Phấn son ta phải tô dồi lại
Sân khấu trèo lên cứ vẻ vang
Tháng 7-1954 đất nước tạm chia làm hai miền, ở miền Nam Pháp đi thì Mỹ đến. Bọn thực dân mới và tay sai mới hung hăng ác độc hơn. Sinh hoạt của thi xã như dừng hẳn lại. Các nhà thơ cũng ít lui tới với nhau. Cha tôi miêu tả không khí của Huế lúc này:
Cấm ăn, cấm nói, cấm hỏi, cấm chào
Cấm người qua lại xôn xao mở miệng cười thì ngậm lại
Nước mắt trào thì nuốt đi
Nhưng cha tôi cũng khuyên bạn bè:
Cứ lui cứ tới,
Cứ đợi cứ chờ.
Cứ bền lòng giữ dạ tóc tơ,
Con dã tràng xe cát có bao giờ kể công.
Đầu năm 1968 bộ đội ta vào thành phố Huế, cha tôi tưởng như mình trẻ lại:
Tiếng súng nổ vang trời thiên hạ khỏi lo mua pháo tết
Hàng rào nằm sát đất chúa xuân không ngại bước chông gai.
Nhưng rồi bộ đội lại rút. Địch khủng bố dìm nhân dân miền Nam trong máu lửa, đánh phá cả miền Bắc. Già cả, bệnh tật, chán nản, đau buồn, người bạn thơ thân thiết cũng không còn, cha tôi vẫn cố gắng làm một bài thơ nói lên tâm trạng của mình và có lẽ đó là bài thơ cuối cùng:
Lạc dạ thương lây cả mọi người.
Nhất là thế kỷ thứ hai mươi
Sa trường lắm cậu phơi gan ruột,
Phố diện nhiều cô kém vẻ tươi
Tưởng tới tự do nôn cả ruột.
Trông hoài độc lập mỏi con ngươi.
Những điều nghe thấy thêm đau đớn.
Khóc chẳng ai thương lại phải cười.
Cha tôi đã mất cuối năm ấy.
Bây giờ có ai lên núi Ngự Bình đi sâu thêm vài trăm thước vào khu Nội táng, nghĩa địa của gia đình Nguyễn Khoa, sẽ thấy một ngôi mộ bình thường như hàng trăm ngôi mộ khác nhưng có một chút khác thường đó là hai câu đối:
Chẳng có danh thơm mà để lại.
Làm chi xác thối phải chôn đi.
Đấy là ngôi mộ của nhà thơ Thảo Am.
Huế 8-1987
N.K.B.L.
(SH29/02-88)
Sau ba năm đi giang hồ Trung Quốc. Nguyễn Du trở về, ở tại Thăng Long từ cuối năm 1790 cho đến năm 1794. Đó là ba năm «Chữ tình chốc đã ba năm vẹn», lưu lại trong Lưu Hương Ký của Hồ Xuân Hương.
Báo Tin Tức Chúa Nhựt, 3.11.1940 mở đầu bằng mấy hàng như sau: “Hai mươi chín tháng Chín Annam (20 Octobre 1940). Thêm một ngày đáng ghi nhớ. Một người đã mất: cụ Sào Nam Phan Bội Châu”
Với giọng văn sinh động, pha chút hài hước, hình minh họa ngộ nghĩnh, phù hợp với lứa tuổi học trò: “Chuyện kể về thầy trò thời xưa”, “Những tấm lòng cao cả” hay bộ văn học teen “Cười lên đi cô ơi”… sẽ đem đến cho độc giả nhiều cung bậc cảm xúc và hoài niệm.
Trong tất cả các Ni sư Phật giáo mà tôi được biết và chịu ơn hoằng pháp vô ngôn, có lẽ người gần gũi với tôi nhất trong đời là Cố Đại Trưởng lão Ni chúng – Sư Bà Cát Tường - nguyên trụ trì chùa sư nữ Hoàng Mai ở Thủy Xuân – Huế.
LTS: Nhà thơ, nhà văn Thanh Tịnh năm 78 tuổi sức khỏe không còn như buổi thanh niên, nhưng ngòi bút của ông vẫn còn cái sung sức của một người đã từng yêu du lịch và làm nghề hướng dẫn khách du lịch toàn Đông Dương. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc những trang hồi ký đầy lý thú của Thanh Tịnh.
NGUYỄN XUÂN HOA
Tôi không có dịp được học với thầy Phạm Kiêm Âu, người thầy nổi tiếng ở Huế, nhưng lại có cơ duyên cùng dạy ở trường nữ trung học Đồng Khánh với thầy trong các năm 1974 - 1975.
Vậy là nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh đã về cõi thiên thu giữa một sáng mùa thu Hà Nội lay phay gió mù u!...Trước khi chưa kịp được vuốt mắt, dường như đôi đồng tử của ông vẫn còn lưu giữ lại hình ảnh đau đáu về con sông Cụt quê nhà.
Với một tướng lãnh võ biền, thì mục tiêu cuộc dẹp loạn là đánh tan loạn quân, rồi ca khúc khải hoàn, ăn mừng chiến thắng.
PHÙNG TẤN ĐÔNG
“Đời của nó như thể bềnh bồng
Cái chết của nó như thể an nghỉ”
F.Jullien
(Dẫn nhập cuốn “Nuôi dưỡng đời mình - tách rời hạnh phúc” - Bửu Ý dịch, 2005)
THANH TÙNG
Hiệp định Genève ký kết, sông Bến Hải tưởng chỉ là giới tuyến tạm thời, không ngờ đã trở thành ranh giới chia cắt đất nước Việt Nam hơn 20 năm. Nỗi đau chia cắt và biết bao câu chuyện thương tâm, cảm động đã diễn ra ở đôi bờ Hiền Lương kể từ ngày ấy. Nhiều cuộc tình đẫm máu và nước mắt. Có những đôi vợ chồng chỉ ở với nhau đúng một đêm. Có người chồng Bắc vợ Nam, khi vợ được ra Bắc thì chồng lại đã vào Nam chiến đấu, đời vợ chồng như chuyện vợ chồng Ngâu.
“Thưởng thức là ngưỡng cửa của phê bình. Chưa bước qua ngưỡng cửa ấy mà nhảy vào cầm bút phê bình thì nhất định mắc phải những sai lầm tai hại. Không còn gì ngượng bằng đọc một bài người ta đem dẫn toàn những câu thơ dở và những câu ca dao dở mà lại đi khen là hay”. (Vũ Ngọc Phan, trích từ Hồi ký văn nghệ, tạp chí Văn Học, Hà Nội, số 4 năm 1983, trang 168).
VƯƠNG TRÍ NHÀN
I
Hè phố Hà Nội vốn khá hẹp, chỉ có điều may là ở cái thành phố đang còn lấy xe đạp làm phương tiện giao thông chủ yếu này, người đi bộ có phần ít, phía các phố không phải phố buôn bán, vỉa hè thường vắng, bởi vậy, nếu không quá bận, đi bộ lại là cái thú, người ta có thể vừa đi vừa nghỉ, thoải mái.
Gặp người thư ký của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm xưa, tôi có dịp biết thêm những tình tiết mới quanh câu chuyện hơn 30 năm về trước khi tiểu thuyết “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng được tái bản lần đầu.
THẾ TƯỜNG
Ký
"Quê hương là chùm khế ngọt
cho con trèo hái cả ngày"
Một nhà báo Pháp sắp đến Việt Nam để tìm lại một di sản chiến tranh, nhưng ở một khía cạnh nhân văn của nó - đó là những con người, địa điểm từng xuất hiện trong các bức ảnh mà nữ phóng viên chiến trường nổi tiếng Catherine Leroy ghi lại trong cuộc tấn công Mậu Thân vào thành phố Huế.
Thanh Minh là bút danh chính của Nguyễn Hưu(1), người làng Yên Tập, tổng Phù Lưu, huyện Can Lộc, nay là xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
LTS: Nhà văn Lan Khai tên thật là Nguyễn Đình Khải, sinh năm Bính Ngọ 1906 ở Tuyên Quang, song lại có gốc gác dòng họ Nguyễn ở Huế. Ông nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam từ những năm 1930 - 1945, được mệnh danh là “nhà văn đường rừng”, để lại hàng trăm tác phẩm văn học, trong đó có gần 50 cuốn tiểu thuyết.
Thực tế lịch sử gần 70 năm qua đã khẳng định rằng Cách mạng Tháng 8 năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là kết quả của hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ và là kết quả tất yếu từ công lao to lớn của Bác chuẩn bị cho việc tiến hành cuộc cách mạng giải phóng kể từ ngày Bác về nước.
Tháng Bảy âm. Tháng cô hồn. Mồng một âm đã rả rích mưa báo hiệu cho một tháng âm u của Tiết Ngâu. Sắp rằm, tâm trí chợt như hửng ấm khi tiếp được cái giấy Hà Nội mời dự lễ khánh thành nhà bia và Khu tưởng niệm đồng bào ta bị chết đói năm 1945. Chợt nhớ, công việc này đã manh nha từ hơn mười năm trước…
LTS: Nguyễn Hưu, bút danh Thanh Minh, sinh năm 1914, quê huyện Can Lộc, hoạt động báo chí và văn học từ những năm 1934 - 1935. Ông là nhà báo, nhà thơ, dịch giả Hán - Nôm, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, nhà quản lý văn hóa văn nghệ có nhiều thành tựu và cống hiến. Ông là Hội trưởng Hội văn nghệ Hà Tĩnh đầu tiên. Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông [21.8], VHNA sẽ lần lượt đăng một số bài viết về ông.