Những quê hương bé nhỏ

09:47 19/07/2018

Những quê hương trên trái đất này đều là nhỏ bé như những dấu chấm trên bản đồ, nhưng trong tim mỗi người, chúng mãi thôi thúc họ tìm về những kỷ niệm ấu thơ, về gia đình, về tình yêu đầu đời. Đó là những câu chuyện được chia sẻ tại buổi giao lưu giới thiệu sách “Những quê hương bé nhỏ: Congo, Burundi, Thuỵ Sĩ và Việt Nam” tối ngày 18/7, tại Hà Nội.

Các diễn giả tại buổi tọa đàm

Tham gia chương trình có sự góp mặt của ba diễn giả: tác giả, dịch giả Quỳnh Lê; nhà văn Nguyễn Trường Quý; MC - nhà báo Mỹ Trà. Diễn giả Quỳnh Lê là tác giả của những cuốn sách “Kinshasa – không niềm hân hoan dưới mặt trời rực rỡ”, “San San chân to đi xốp”, “Pho Mát và Đậu Bắp: Làm trẻ con ở Thuỵ Sĩ”,  đồng thời là dịch giả của hai tác phẩm “Quê hương bé nhỏ” (Gael Faye, giải Goncourt Thiếu niên 2016) và “Ba áng mây trôi dạt xứ bèo” (Nuage Rose).

Ở vai trò tác giả, Quỳnh Lê đã khơi gợi những ký ức về một Hà Nội xa xôi của thời nhỏ ( San San chân to đi xốp ), tình yêu ở miền đất Congo loạn lạc (Kinshasa - không niềm hân hoan dưới mặt trời rực rỡ ) và cuộc sống nuôi dạy con ở xứ Thụy Sĩ bình yên chưa hết điều lạ (Pho Mát và Đậu bắp: Làm trẻ con ở Thụy Sĩ).

Ở vai trò dịch giả, chị đã kết nối những vùng đất quê hương mà những tác giả nói tiếng Pháp bỏ lại sau lưng và cuối cùng cũng đã trở về, sau những chiến tranh loạn lạc – hai cuốn sách Quê hương bé nhỏ và Ba áng mây trôi dạt xứ bèo đã chinh phục nhiều độc giả vì cái nhìn yêu thương sâu nặng về tuổi thơ trong trẻo. 

Ở góc độ văn hóa, những miền đất được nhắc đến đều thừa hưởng di sản của ngôn ngữ tiếng Pháp, song mỗi nơi chúng bộc lộ khác nhau, chúng là ngôn ngữ của thi ca, của tình yêu nhưng cũng là ngôn ngữ của bạo lực và khổ đau, như một bí ẩn của những quê hương trên trái đất này.

Tác giả Quỳnh Lê ký tặng sách 
 

Đọc và xem sách, độc giả sẽ được theo dõi những câu chuyện rất đỗi hồn nhiên, tươi vui, trong sáng nhưng cũng đầy bi kịch và ám ảnh, để lại những ấn tượng và cảm xúc sâu xa.

Chia sẻ về tác phẩm “Quê hương bé nhỏ”, diễn giả Quỳnh Lê nói: “Tác phẩm là hành trình tìm về tuổi thơ cùng những ký ức đẹp đẽ và đau thương bởi các cuộc xung đột đẫm máu ở Burundi và Rwanda những năm 1994.

Đây cũng là câu chuyện của một người xa xứ luôn chôn giấu trong lòng nỗi nhớ cố hương. Cảm giác đồng bệnh tương liên đối với câu chuyện chính là nguyên nhân tôi nhận lời dịch cuốn sách này.”

Theo Tuấn Hiệp - GD&TĐ

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Nhà văn Linda Lê được xem như một trong những hiện tượng sáng chói của văn chương người Việt ở nước ngoài viết bằng tiếng Pháp. Nhiều tác phẩm của bà đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam, gần nhất là “Vượt sóng” (Phạm Duy Thiện dịch, Công ty Tao Đàn & NXB Hội Nhà văn, 2018), cuốn tiểu thuyết mà tác giả đã chất chứa rất nhiều những trầm tư sống động của một nhà văn về công việc/hành vi viết, mục đích và ý nghĩa của nó.

  • Nhà văn Linda Lê được xem như một trong những hiện tượng sáng chói của văn chương người Việt ở nước ngoài viết bằng tiếng Pháp. Nhiều tác phẩm của bà đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam, gần nhất là “Vượt sóng” (Phạm Duy Thiện dịch, Công ty Tao Đàn & NXB Hội Nhà văn, 2018), cuốn tiểu thuyết mà tác giả đã chất chứa rất nhiều những trầm tư sống động của một nhà văn về công việc/hành vi viết, mục đích và ý nghĩa của nó.

  • “Có hai ông sui gia nhậu với nhau, trên bàn có một dĩa lòng vịt xào với hành nho nhỏ. Ông sui gia tính ham ăn, liền thò đũa lòn nguyên dĩa gắp lên rồi giũ giũ vờ như muốn cho nó rớt xuống. Nhìn thấy vậy, ông sui kia nóng ruột nói: Anh lấy giò đạp xuống thử coi nó xuống không?”.

  • Cuốn sách “Hồi ức chiến tranh Vị Xuyên” của Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy vừa được Tạp chí Môi trường và đô thị phối hợp với NXB Thông tin và truyền thông ra mắt độc giả tại Hà Nội.

  • Trong lịch sử Hà Nội hiện đại, có nhiều hạng người. Có công dân hạng một, hạng hai, hạng ba... cho đến lớp người bần hàn. Họ đi qua lịch sử với nhiều tư thế: "Chân ta bước, lòng ung dung tự hào", "vừa đi vừa cúi đầu ngẫm nghĩ", "sấp mặt xuống để tồn tại", cho đến cả tư thế "bò người ra để mà sống"...

  • “Tôi rất vui, vì bây giờ gia đình và bạn bè ở Việt Nam có thể đọc được tác phẩm của tôi. Giấc mơ của tôi đã trở thành sự thật”. Đó là chia sẻ của tác giả Angie Chau (thuộc thế hệ nhà văn Việt Nam thứ hai tại Hoa Kỳ) khi tập truyện ngắn Những người thầm lặng vừa được NXB Tổng hợp giới thiệu đến độc giả trong nước.

  • Đã thành truyền thống, 5 năm một lần, Bộ Quốc phòng tiến hành xét, trao Giải thưởng văn học nghệ thuật, báo chí về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng. Trong số hàng trăm tác giả tham dự xét giải ở chuyên ngành văn học lần này (từ năm 2014 đến 2019), đáng chú ý là sự xuất hiện của các cây bút thuộc “thế hệ 7x, 8x” - những người được sinh ra và trưởng thành trong thời bình.

  • Chiều 24-2, tại Nhà hát Quân đội phía Nam, Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã tổ chức lễ trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật, Báo chí đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng 5 năm (2014 - 2019) của Bộ Quốc phòng khu vực phía Nam.

  • Sáng 21-2, tại Hà Nội, Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng văn học nghệ thuật, báo chí đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng 5 năm (2014-2019) của Bộ Quốc phòng.

  • Khi dòng sách tản văn, tùy bút, tiểu thuyết ngôn tình thiên về yếu tố thị trường đang có xu hướng chững lại thì thời gian gần đây, một số đơn vị xuất bản trong nước đã bắt đầu mở rộng cửa cho những tác giả trẻ đi theo lối viết chính thống, có nhiều thể nghiệm sáng tạo.

  • Nguyễn Thị Kim Hòa (hội viên Hội Nhà văn Việt Nam) không còn là cái tên xa lạ trong làng văn chương nước nhà. Bởi những năm gần đây, Hòa liên tục gây ấn tượng bằng những tác phẩm đậm chất sáng tạo, và là chủ nhân của nhiều giải thưởng văn chương uy tín. Và khi nhắc đến văn chương của Nguyễn Thị Kim Hòa, phải đề cập ngay đến thể loại văn học thiếu nhi.

  • “Nhắc đến Phan Quang, chúng ta vẫn hình dung ông là nhà báo lớn, nhà hoạt động xã hội xuất sắc, quên mất Phan Quang còn là nhà văn...".

  • Sau 2 cuốn sách Sài Gòn dòng sông tuổi thơ và Sài Gòn khâu lại mảnh thời gian, nhà văn Lê Văn Nghĩa ở tuổi 67 tiếp tục ra mắt tạp bút Sài Gòn chuyện xưa mà chưa cũ, do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành đầu xuân Canh Tý. Hơn 400 trang sách là những ký ức vừa rộn ràng vừa xôn xao về đô thị nhộn nhịp nhất phương Nam.

  • “Linh điểu” là tiểu thuyết thứ 10 của Nguyễn Văn Học, vừa được NXB Dân trí và Công ty sách Trí thức Việt phát hành, quý I/2020. 

  • Hay tin nhà văn, nhà báo Trần Thanh Phương vừa trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Nhân dân 115 (TPHCM), rất nhiều văn nghệ sĩ đã bày tỏ sự thương tiếc. Bởi một lẽ, hiếm hoi có một người cần mẫn với chữ nghĩa, với văn chương như ông.

  • Trong phong trào Thơ mới, có nhiều thi sĩ làm thơ với đề tài mùa xuân và để lại những thi phẩm lừng danh.

  • Năm mới Canh Tý 2020, nhà thơ Hoài Vũ đón mùa xuân thứ 85 trong cuộc đời nhiều thăng trầm. Các tuyển tập thơ, truyện ngắn và văn học dịch của Hoài Vũ sẽ lần lượt ra mắt bạn đọc, được chọn lọc từ những tác phẩm đã xuất bản.

  • Sau 1986, nền văn học bước vào thời kì đổi mới, hoà nhịp với công cuộc đổi mới mạnh mẽ và toàn diện trên đất nước ta. Lê Minh Khuê là nhà văn đã trưởng thành từ văn học chống Mĩ. Trước yêu cầu mới, chị đã có nhiều cố gắng, thể hiện những nỗ lực sáng tạo của một cây bút nữ. Trong đó, phải kể đến những đổi mới về bút pháp truyện ngắn.

  • Đây là tập thơ của tác giả Hồ Quang Toản, vừa được NXB Hội Nhà văn ấn hành. “Đời muối” với 72 bài thơ chở nặng những ký ức đẹp về mẹ và quê hương, là khúc tình ca tác giả chọn để thủ thỉ với tình yêu, với những khảo nghiệm đã thành tên in dấu cung đường anh đã đi qua.

  • Sáng 6-1, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác văn học, nghệ thuật năm 2019, triển khai công tác năm 2020 và trao giải thưởng văn học nghệ thuật 2019.