Sau 1986, nền văn học bước vào thời kì đổi mới, hoà nhịp với công cuộc đổi mới mạnh mẽ và toàn diện trên đất nước ta. Lê Minh Khuê là nhà văn đã trưởng thành từ văn học chống Mĩ. Trước yêu cầu mới, chị đã có nhiều cố gắng, thể hiện những nỗ lực sáng tạo của một cây bút nữ. Trong đó, phải kể đến những đổi mới về bút pháp truyện ngắn.
Nhà văn Lê Minh Khuê (đứng giữa) nhận giải Thành tựu văn học trọn đời.
Tổ chức cốt truyện đa dạng
Từ những năm 80 trở đi, xu hướng phản ánh cuộc sống đa chiều, chuyển đổi cốt truyện một mạch thẳng sang cốt truyện nhiều mạch, nhiều ngã rẽ đã xuất hiện trong truyện ngắn của Lê Minh Khuê. Để thực hiện chức năng mới, cốt truyện biến hoá linh hoạt, mở rộng thành cốt truyện đa tuyến, đan xen dồn nén các chi tiết, sự kiện. Con đường phát triển của cốt truyện từ phương thức kể và tả là chủ yếu, đến bớt dần nguyên tắc kể và tả, tăng thêm phần phân tích, triết luận.
Đồng đô la vĩ đại không còn tuân theo mô hình quen thuộc của cốt truyện truyền thống. Mở đầu truyện đã đi thẳng vào phút cao trào là trận đánh nhau kinh thiên động địa của anh em con nhà lão Trương. Từ đây mở ra hàng loạt câu chuyện trong quá khứ, tạo thành những mạch đan xen. Mỗi nhân vật là một mạch chuyện về thăng trầm của một gia đình, có thể tồn tại độc lập như một câu chuyện, trở thành những mạch phụ hướng tới lí giải chủ đề.
Nếu cốt truyện sự kiện của Lê Minh Khuê dành được nhiều sự chú ý của dư luận thì cốt truyện tâm lí mới thực sự thể hiện phần lắng sâu trong tâm hồn của chị. Càng về sau Lê Minh Khuê càng thể hiện sở trường xây dựng cốt truyện tâm lí. Những truyện ngắn không có cốt truyện của Lê Minh Khuê giản dị và lặng lẽ, viết về những điều tốt lành nho nhỏ trong cuộc sống nhưng chất chứa những giá trị lớn lao và những tâm sự nhân sinh đau đáu. Một buổi chiều thật muộn, Mong manh như là tia nắng, Lưng chừng trời, Một mình qua đường…là những truyện thuộc loại này.
Một mình qua đường không hấp dẫn người đọc bởi chuỗi sự kiện, hành động mà vì đau đáu nỗi niềm nhân sinh thế sự. Các nhân vật được giới thiệu từ đầu, không có biến cố thay đổi lớn về tính cách hay số phận nhân vật. Truyện chỉ bắt lấy một khoảnh khắc của cuộc đời rồi tái hiện. Đọc truyện ngắn của Lê Minh Khuê, người đọc tìm thấy tâm thế xã hội qua những giai đoạn lịch sử khác nhau.
Như vậy, cốt truyện của Lê Minh Khuê ở chặng đường này biến hoá linh hoạt, khi mở rộng thành cốt truyện sự kiện, khi xuất phát từ nội tâm của nhân vật tạo thành cốt truyện tâm lý. Sự linh hoạt trong xây dựng cốt truyện bộc lộ rõ ưu thế của nó trong phản ánh, lí giải hiện thực đời sống và thế giới tâm hồn của con người.
Thử nghiệm kết cấu đa tuyến linh hoạt
Từ tập Một chiều xa thành phố, đặc biệt từ Bi kịch nhỏ phần lớn các tác phẩm được kết cấu theo kiểu đa tuyến. Đây là kiểu kết cấu phức tạp hoá, là cách thức tổ chức chi tiết, sự kiện trong thế phát triển của hiện thực chưa hoàn thành. Nhà văn tổ chức sắp xếp các tình tiết, sự kiện diễn biến không theo trình tự thời gian, cũng không nhất thiết theo logic điều kiện - kết quả, nguyên nhân - kết quả như kết cấu đơn tuyến.
Truyện ngắn Bi kịch nhỏ rất tiêu biểu cho lối kết cấu đa tuyến. Trong truyện không chỉ có một tuyến thời gian của nhân vật chính theo kiểu kết cấu truyền thống. Truyện mang kết cấu lắp ghép, vừa kể về vụ án con giết cha rùng rợn vừa nối kết với câu chuyện về gia đình ông Tuyên. Kết cấu phức tạp không chỉ xoay quanh nhân vật ông Tuyên mà còn là câu chuyện về Quang, người con bị bố bỏ rơi ngay từ khi chưa ra đời, kể về Cay – con gái ông Tuyên - lớn lên trong nhung lụa, hưởng thụ nhưng đã có tiên cảm không lành về số phận, kể về cuộc đời Thảo – cháu ông Tuyên - cũng là một bi kịch.
Kết cấu của Bi kịch nhỏ thể hiện thành công dụng ý nghệ thuật của tác giả, gửi gắm thông điệp nhân sinh sâu sắc. Bức tranh đồng hiện “Con giết cha, cha giết con” đã phản ánh thảm kịch cuộc sống và quy luật bất biến: Vận mệnh và tương lai của thế hệ sau có liên quan, phụ thuộc lớn lao vào suy nghĩ và hành động của lớp người đi trước. Các tình tiết, sự kiện diễn biến của các tuyến nhân vật đều không tuân theo trình tự thời gian mà luôn là những mảnh ghép của hiện thực còn dang dở truyền tải nhiều ý tưởng của nhà văn.
Với kết cấu đa tuyến, nhiều truyện ngắn của Lê Minh Khuê đã kết thúc nhưng vẫn còn khoảng trống, kết thúc mà chưa đưa ra kết luận sau cùng cho người đọc tự suy ngẫm, liên tưởng về nhiều vấn đề cuộc sống. Hoặc không kết thúc mà để ngỏ một cốt truyện khác, gợi mở những cách tiếp cận, đánh giá. Lê Minh Khuê cũng như các nhà văn hiện đại tái hiện những khoảnh khắc không đầu không cuối vì họ nhận thấy một sự thật là cuộc đời không có điểm kết thúc mà chỉ có những điểm tạm dừng ở một thời khắc nào đó. Kết thúc mở của văn chương thời đổi mới đánh thức ở người đọc tiềm năng suy ngẫm về cuộc đời và số phận con người ở nhiều hình vẻ và tầng bậc khác nhau.
Sử dụng phương thức trần thuật từ nhiều điểm nhìn
Ở chặng đường này, Lê Minh Khuê đã có bước đổi mới quan trọng trong phương thức trần thuật. Những truyện ngắn kể từ vị thế nhân vật “tôi” hầu hết kể chuyện người khác nên vừa dễ dàng thâm nhập vào câu chuyện vừa có thể quan sát nhân vật từ điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài. Khi tham gia dẫn dắt câu chuyện, nhân vật “tôi” không phải là người biết hết. Người kể chuyện luôn trăn trở, hoài nghi, thậm chí chợt bừng tỉnh nhận ra một điều gì đó đằng sau câu chuyện mà mình theo dõi.
Đó là những truyện Cơn mưa cuối mùa, Bi kịch nhỏ, Trong làn gió heo may, Dạo đó thời chiến tranh, Anh rất yêu em, Đồng tiền có màu xanh huyền ảo… Ở truyện ngắn Cơn mưa cuối mùa, nhân vật “tôi” - Đức kể lại chuyện tình yêu của Mi, cô bạn đồng nghiệp thân thiết của mình. Qua nhân vật người kể chuyện, nhà văn tái hiện sinh động quá trình diễn biến tâm lí nhân vật, thâm nhập vào đời sống tâm hồn của nhân vật từ nhiều điểm nhìn khác nhau.
Trong một số truyện ngắn ở giai đoạn sau, Lê Minh Khuê đã trần thuật từ ngôi thứ ba. Ở đây, người trần thuật hoàn toàn tách mình khỏi diễn biến truyện, hướng người đọc quan tâm đến những sự kiện cùng các kết quả của chúng mà không phải tỏ thái độ, dựng lên các mảng hiện thực cuộc sống khá phong phú, sinh động bằng cái nhìn khách quan và dân chủ. Đó là cảnh sống mỏi mòn của người cha với kỉ niệm, trong căn nhà thừa vật chất thiếu tình thương (Ga xép).
Đó là câu chuyện hôn nhân của anh chàng đẹp trai, có học với cô vợ giàu có, xấu ma chê quỷ hờn để có tiền cứu mẹ. Nhưng rồi càng ngày, anh càng nhận ra vẻ đẹp trong tâm hồn cô (Câu chuyện tác thành). Cảnh làm ăn tưng bừng của một quán bia nhờ tận dụng được nguồn nước cống rửa đồ ăn (Làn nước dịu dàng). Cảnh sống tù túng, thụ động trong bao, tiệm cận với cái chết cuả một kiểu người trong xã hội (Trong ghế bành)…
Những cảm nhận ấy hoàn toàn phụ thuộc vào người tiếp nhận vì Lê Minh Khuê không còn là người dẫn đường chỉ lối cho người đọc đến với quan niệm đơn nhất, cũng không giữ quyền điều khiển nhân vật mà rất ngang bằng, thậm chí thấp hơn nhân vật. Trần thuật khách quan từ nhiều điểm nhìn cũng là cách để nhà văn tạo khoảng cách thích hợp để có thể nhìn rõ tất cả, tăng cường đối thoại với người đọc, tạo cho họ một tâm lí thoải mái của người có vị trí bình đẳng trong đánh giá sự việc.
![]() |
Một số tác phẩm của nhà văn Lê Minh Khuê |
Cuộc sống diễn tiến thật tự nhiên, có quy luật nhưng luôn hàm chứa những bất ngờ, ngẫu nhiên và thậm chí có khi bí ẩn. Sự tinh tế nhạy cảm của nhà văn là rất quan trọng mà Lê Minh Khuê là người giàu có linh cảm. Truyện ngắn của chị luôn bộc lộ khả năng cảm nhận đời sống trong những ấn tượng rất mơ hồ nhưng lại có căn cứ.
Lê Minh Khuê chưa đào sâu vào phương diện đời sống tâm linh, nhưng cũng đã bắt đầu tìm vào phần mơ hồ, vô thức với những dòng chảy miên man, vô định trong tâm lí của con người. Trạng thái vô thức qua những giấc mơ của mỗi cá nhân thể hiện sự bất lực trong nhận thức của con người. Nhân vật lão Thiến không hiểu được tại sao mình sống trong nỗi ám ảnh về bộ xương của anh lính Mĩ (Anh lính Tony D). Những giấc mơ là sự tồn tại của vô thức trong con người, là những ẩn số không tìm được lời giải đáp về cuộc đời. Và những giấc mơ ấy đã trở thành động cơ thức tỉnh cá nhân thoát khỏi những đam mê, dục vọng tầm thường.
Con người là sự hợp thể giữa phần vô thức và ý thức. Ý thức giúp con người nhận biết, lí giải thế giới xung quanh. Nhưng phần vô thức, tâm linh lại đem tới những năng lực mà ý thức nhiều khi không chạm tới được. Đó là khả năng nhận biết bằng thế giới tinh thần vô cùng bí hiểm, bằng sức mạnh của niềm tin hoàn toàn mang màu sắc duy cảm. Ông Lăng (Ga xép) trong những năm tháng cuối đời chủ yếu sống bằng dòng kí ức, bằng những ám ảnh mơ hồ về số phận con người, bằng sự giao cảm với một thế giới khác.
Để diễn đạt trạng thái thông linh trực cảm của con người, Lê Minh Khuê đã sử dụng một lớp từ phù hợp với trạng thái ấy. Chỉ mấy trang cuối của Biển mịt mờ, người đọc cũng bắt gặp ấn tượng trực cảm qua hàng loạt cụm từ. Chị dường như luôn ngạc nhiên trước mọi bất ngờ của đời sống, như cảm được mọi chuyện bằng trực giác và cố gắng truyền những xúc cảm tươi nguyên ấy sang người đọc.
Ngay từ tập truyện đầu tay của Lê Minh Khuê, người đọc đã thấy ở cây bút này lối cảm đời sống theo con đường của trực giác. Trong Ngày đi trên đường, những câu văn chất đầy cảm giác. Đọc truyện ngắn của chị cũng khó có thể giải thích cặn kẽ mọi điều bằng lí trí. Theo hướng này, Lê Minh Khuê cảm nhận đời sống không phải do sự sai khiến của lí tính mà theo mệnh lệnh của trái tim. Vì thế hiệu quả gây ấn tượng của truyện ngắn gia tăng rõ rệt.
Đào sâu vào thế giới tâm linh con người, các nhà văn hiện đại đang tiếp nối những người đi trước. Đến đây, thế giới nội tâm sâu sắc với lối cảm đời sống theo con đường của trực giác được khám phá ở những chiều kích khác nhau. Ở mảng này, phải ghi nhận sự tinh tế của những cây bút nữ. Đặc điểm nổi bật của phụ nữ là sự nhạy cảm, trực giác chính là phẩm tính của các nhà văn nữ.
Như vậy, Lê Minh Khuê nói riêng, các nhà văn trong văn học hiện đại nói chung đã đi sâu vào đời sống tinh thần với sức mạnh tự nhiên mãnh liệt của con người để chỉ ra những bi kịch tâm hồn đầy ẩn ức, từ đó người đọc thấu hiểu tâm hồn của con người. Và truyện ngắn chính là thể loại thuận lợi để biểu đạt một cách tự nhiên, cụ thể những nỗi niềm, những tâm tư thầm kín đầy bí ẩn ấy. Hiện tại, Lê Minh Khuê vẫn đang tiếp tục đi trên lộ trình truyện ngắn của mình. Người đọc hoàn toàn có thể chờ đợi và tin tưởng vào một ngòi bút nhân hậu và đa cảm với những trang viết thấm đẫm tình người của chị.
Theo Nguyễn Thị Mai Loan - GD&TĐ
Cùng thời điểm, nhà văn Bích Ngân giới thiệu đến bạn đọc 3 tập sách: Anh nhớ em muốn chết!, Tiếng gọi bến bờ và Đường đến cây cô đơn, do NXB Tổng hợp ấn hành.
Nhằm giúp các bạn học sinh có một nền tảng kiến thức văn học phong phú, vững vàng, NXB Kim Đồng tổ chức biên soạn Tủ sách Văn học trong nhà trường, với sự tham gia biên soạn, tuyển chọn, bình giảng của các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực này.
Nhằm giúp các bạn học sinh có một nền tảng kiến thức văn học phong phú, vững vàng, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức biên soạn Tủ sách Văn học trong nhà trường, với sự tham gia biên soạn, tuyển chọn, bình giảng của các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực này.
Nhìn từ phía viết văn, nghề báo giúp người làm văn chương có cảm quan hiện thực bén nhạy, tinh tế, sự dấn thân mạnh mẽ, vốn liếng ngôn từ sống động, cập nhật. Nhìn từ phía nghề báo, năng lực văn chương giúp người làm báo kỷ luật ngôn ngữ cao độ, khả năng liên tưởng dồi dào, lối viết biến hóa và linh hoạt, và nhất là khát vọng sáng tạo những tác phẩm có sức sống lâu bền.
Nói thế vì còn có Dương Tường của báo, của thơ, của văn. Nhưng Dương Tường dịch là được biết đến nhiều nhất. Nhắc tên Dương Tường, bạn đọc cả nước đều biết đó là một dịch giả. Và đều tỏ lòng khâm phục tài dịch của ông.
Sáng 6-9, tại Nhà sách Cá Chép (115 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) đã diễn ra buổi ra mắt bản dịch đầy đủ “Hán Sở diễn nghĩa” và giới thiệu bộ sách “Hán Sở diễn nghĩa liên hoàn họa”, với sự tham gia của dịch giả Châu Hải Đường, nhà báo Yên Ba và nhà sưu tập Từ Xuân Minh.
Có một “Tây Tiến” trong thơ và cũng có một “Tây Tiến” bằng văn xuôi. Đó chính là những gì chứa đựng trong tập hồi ký “Đoàn binh Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng vừa được nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bạn đọc. Tập hồi ký thuật lại sinh động và chi tiết quãng thời gian Quang Dũng tham gia đoàn quân Tây Tiến.
Có người trực tiếp cầm súng chiến đấu ở chiến trường, có người bước chân vào quân ngũ khi đất nước đã hòa bình. Dù ở thời bình hay thời chiến, bằng tài năng và trải nghiệm của mình, họ đã và đang được xem là những nhà văn của lính, khi mang đến những tác phẩm gợi nhớ về quá khứ hào hùng.
Hội thảo "Thơ và văn xuôi ĐBSCL 45 năm" (1975 - 2020) vừa được tổ chức tại Bến Tre ngày 26-8.
Chỉ tính riêng năm 2019, ngoài các bài viết, thơ đăng rải rác trên các báo, Nguyễn Hồng Vinh đã xuất bản hai tập sách: Xanh mãi (quý 2) và Giữ lửa tập 3 (quý 3).
Nhà văn chiến trường là những người gánh trên vai 2 sứ mệnh: chiến đấu và viết. Việc viết có thể diễn ra giữa những ngày bom rơi đạn nổ, cũng có thể sau khi đã lặng im tiếng súng. Họ viết như là một sứ mệnh không chỉ cho riêng mình. Nhà văn Đoàn Tuấn là một trong những người như vậy.
Chưa khi nào chúng ta được chứng kiến một nền văn học trẻ sôi động và không ngừng cập nhật như lúc này, cho dù đang ở tình trạng được đón chào khá nồng nhiệt nhưng lại dễ dàng bị lãng quên nhanh chóng. Có người tạo được dấu ấn nhất định, có người vẫn chưa định hướng cho bản thân và sáng tác thiếu nhiều yếu tố...
Sáng ngày 8/8, NXB Trẻ tổ chức buổi ra mắt sách của 3 nữ nhà văn – nhà báo: Võ Thị Xuân Hà với tập truyện ngắn “Chuyện của các nhân vật có thật trên đời”, Thùy Dương với tiểu thuyết “Lạc lối” và Y Ban với tập truyện ngắn “Có thể có có thể không”.
Những tác phẩm được tặng thưởng và hỗ trợ hàng năm là các công trình, bài viết lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật có chất lượng tốt được các nhà xuất bản, các báo, đài, tạp chí công bố hàng năm.
Năm nay, tổng số có 86 tác phẩm, trong đó có 37 sách, 49 bài viết và chương trình phát thanh được các cơ quan, đơn vị đề nghị xét tặng thưởng.
Phan Nhân 1972 với 400 trang sách có thể xem là cuốn hồi ký của một thế hệ học sinh trường chuyên Phan Bội Châu (thành phố Vinh, Nghệ An), còn gọi là trường Phan, được xem là trường chuyên THPT đầu tiên được thành lập tại miền Bắc Việt Nam, từ năm 1974.
Khi các trường ca: Đổ bóng xuống mặt trời, Trên đường và Ngày đang mở sáng của nhà thơ Trần Anh Thái lần lượt xuất hiện vào các năm 1999, 2004, 2007 trên thi đàn, nó ngay lập tức thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu, phê bình hàng đầu cùng nhiều độc giả yêu thơ.
Cả cuộc đời nhọc nhằn với những con chữ, nhà văn - nhà báo Trần Bạch Đằng đã sống trọn vẹn với cách mạng, nghề viết và đồng đội.
Ở giai đoạn nào Hoài Thanh cũng có đóng góp quan trọng cho sự nghiệp văn học của đất nước. Mỗi bài viết của ông đều ghi nhận tài năng phê bình kiệt xuất, tấm gương sống trung thực và lao động bền bỉ.
1. Đời người trăm năm như nhau, nhà văn Tây hay ta gì gì ông Trời cũng chẳng ưu ái thêm ngày nào, vậy mà bên trời ấy thế hệ này đến thế hệ khác nảy nòi bao nhiêu tiểu thuyết gia lớn. Còn ta thì không. Tại sao?