Những niềm hy vọng từ thế hệ viết trẻ Huế thứ ba

10:09 17/06/2011
FAN ANH 1. Sự đồng hành của “ba thế hệ viết trẻ”
[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Cố đô Huế là mảnh đất của văn chương và nghệ thuật. Giá trị bền vững về mặt văn hóa và tinh thần ấy không chỉ được xây dựng trong hoàn cảnh Huế là kinh đô cuối cùng của một triều đại, mà cho đến những năm đầu thế kỷ XXI, cho dù trong cả nước dần xuất hiện các trung tâm kinh tế, văn hóa, công nghiệp hiện đại, nhưng Huế vẫn là một trong ba cái nôi lớn của văn học nghệ thuật. Dẫu không thể so sánh với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh về số lượng người cầm bút, số lượng tác phẩm xuất bản, nhưng Huế vẫn xứng đáng tự hào là mảnh đất mà những thế hệ viết lần lượt gối đầu nhau, dựa trên một phong cách và cái hồn đậm chất cố đô do có sự kế thừa và giao lưu mật thiết giữa những thế hệ viết. Cho đến nay, chỉ tính riêng những cây bút đã (hoặc đang từng bước) trưởng thành trong những câu lạc bộ viết trẻ, cũng có thể tính đến ba thế hệ đồng hành. Một điều đặc biệt trong đời sống văn học ở Huế, đó là tính quy tụ và tổ chức những cây bút trẻ trong từng thế hệ vào những câu lạc bộ văn học trẻ do Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn đỡ đầu. Chính những tổ chức có tính định hướng thành một trào lưu này đã giúp các cây bút có dịp trao đổi chuyên môn nhiều hơn, có cơ hội hơn trong việc gặp gỡ các nhà văn thành danh ở Huế, nhất là việc tạo ra những sân chơi, những ấn phẩm in được hỗ trợ tài chính và được ưu tiên đăng tải tác phẩm trên các tạp chí văn học nghệ thuật hàng đầu của địa phương, đặc biệt là tạp chí Sông Hương qua chuyên mục “Trang viết đầu tay”.

Cho đến nay, ở Huế có sự hiện của “ba thế hệ viết trẻ” từ các câu lạc bộ văn học. Trong đó, hai thế hệ đi trước nay đã trưởng thành và cũng không hoàn toàn trẻ nữa, nhưng vẫn là tấm gương và động lực, là cầu nối quan trọng của thế hệ viết trẻ Huế thứ ba tiếp tục sáng tạo và kế thừa truyền thống của một mảnh đất văn học nghệ thuật. Thế hệ viết trẻ Huế thứ nhất ra đời vào những năm cuối thuộc thập niên 70 của thế kỷ XX, họ được quy tụ dưới hình thức câu lạc bộ Văn học trẻ với chủ nhiệm CLB là nhà thơ Phạm Tấn Hầu. Thế hệ này đã để lại nhiều tác phẩm và chứng kiến sự trưởng thành vượt bậc của một loạt các cây bút đầu đàn hiện nay như Trần Thùy Mai, Phạm Tấn Hầu Phùng Tấn Đông, Trần Huyền Trang, Phạm Phú Phong… Thế hệ viết trẻ Huế thứ hai ra đời vào những năm thuộc thập niên 90 thế kỷ XX, được quy tụ dưới mái nhà Áo trắng, cũng đã giới thiệu một loạt các cây bút hiện nay đang vào độ chín như Phạm Nguyên Tường, Đông Hà, Lê Tấn Quỳnh, Lê Vĩnh Thái, Nguyễn Lãm Thắng… Thế hệ viết trẻ Huế thứ ba ra đời vào những năm đầu thế kỷ XXI, dù chỉ mới thành lập không lâu đưới hình thức Câu lạc bộ văn học trẻ, nhưng cũng đã hứa hẹn giới thiệu những sức bật mới trong tương lai. Như vậy, chưa kể các thế hệ viết cây đa, cây đề thành danh trong hai cuộc kháng chiến hiện vẫn còn sống và viết như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lâm Thị Mỹ Dạ, Hồng Nhu, Nguyễn Khắc Phê, Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Quang Hà, Hà Khánh Linh… ở Huế hiện vẫn đang song hành gối đầu nhau cùng phát triển ba thế hệ “viết trẻ”. Chính ba nguồn lực này đã tạo ra những nét mới, sự kế thừa và đặc biệt là những cách tân, thể nghiệm, khám phá không ngừng nhằm bồi tụ những đợt phù sa mới cho văn học cố đô Huế.

2. Bắt đầu từ những tâm huyết và trăn trở

Cho đến thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, khi thế hệ viết trẻ Huế thứ nhất cũng đã toan “về già” với độ tuổi trên dưới xấp xỉ 60, thế hệ viết trẻ Huế thứ hai cũng đã vào độ chín với trên dưới tuổi 40, thì một thực tế cấp thiết được đặt ra: ở Huế trong những năm đầu thế kỷ mới đã không còn một đội ngũ viết trẻ thực sự nữa. Đó là thực trạng: “trong Hội thống kê về đội ngũ sáng tác trẻ nữ của cố đô Huế chỉ có vỏn vẹn chưa đầy 5 người mà tuổi đã ngoài 30, còn tuổi từ 20, 25 đến 30 thì không thấy!?...” (Lê Vĩnh Thái);  “19 năm văn xuôi không - một - bóng - người, là lỗ hổng quá lớn đối với tiến trình phát triển nền văn học của một vùng đất thiêng” (Nhụy Nguyên). Chính hiện trạng này đã dẫn đến nguy cơ văn học ở Huế có thể diễn ra sự đứt gãy trong vài năm tới, khi trong nhiều năm, Hội Nhà văn tỉnh thực sự khó khăn trong việc phát hiện và kết nạp những hội viên trẻ, có tiềm năng viết và đam mê thực sự với nghiệp sáng tạo văn chương. Chính thực trạng đáng lo ngại ấy đã dẫn đến cuộc tọa đàm đầy tâm huyết với tựa đề “Văn học trẻ Huế - nhìn lại và phát triển” do Tạp chí Sông Hương và Hội Nhà văn TT Huế tổ chức vào năm 2008. Trong cuộc tọa đàm đầy chân tình này, các nhà văn đi trước như Hồ Thế Hà, Nguyễn Quang Hà, Tô Nhuận Vỹ, Võ Quê… đã thể hiện sự mong mỏi, kỳ vọng vào một thế hệ viết trẻ Huế thứ ba. Các tham luận tâm huyết của các nhà văn, nhà thơ như Phạm Tấn Hầu, Đặng Như Phồn, Lê Vĩnh Thái, Nhụy Nguyên, Đông Hà… càng chỉ ra sự cấp thiết phải chấn hưng và bồi dưỡng cho thế hệ viết trẻ Huế đương đại, nhằm giữ mạch nguồn Huế và truyền thống văn học Huế trong hoàn cảnh mới, thời đại mới, xu hướng mới và những đòi hỏi cách tân mới trong đời sống văn học.

Từ những dự phóng và ước vọng tâm huyết và quyết liệt đó, Câu lạc bộ Văn học Trẻ Huế đã được ra đời vào 7 tháng 11 năm 2008, dưới sự chứng kiến và niềm hân hoan của đông đảo các hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, các cây bút trẻ và giới chức lãnh đạo, báo chí. Trong đêm thơ - nhạc đầy ý nghĩa tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh, nhà thơ Phạm Nguyên Tường đã đọc quyết định thành lập câu lạc bộ Văn học Trẻ Huế, với 90 thành viên ban đầu với Ban điều hành có 9 người, do nhà thơ Phan Tuấn Anh làm chủ tịch, nhà thơ Lê Vĩnh Thái làm phó chủ tịch.

3. Cho đến những quả ngọt đầu tiên và các dự phóng trong tương lai

Từ khi ra đời cho đến nay, cho dù thời gian tồn tại ngắn ngủi, còn nhiều khó khăn về kinh phí và nhân sự, nhưng Câu lạc bộ Văn học Trẻ Huế đã dần trở thành nơi quy tụ và lan tỏa một thế hệ cầm bút mới, trẻ trung, năng động, sáng tạo nhưng cũng đầy trăn trở với nghiệp văn chương. Câu lạc bộ Văn học Trẻ Huế (thế hệ thứ ba) mang một đặc thù khác với hai thế hệ trước, đó là các thành viên chủ yếu là những sinh viên và giảng viên trẻ đang theo học hoặc dạy ngữ văn trong các giảng đường đại học, tập trung ở ba trường đại học có khoa Ngữ Văn đó là ĐH Khoa học, ĐH Sư phạm và ĐH Phú Xuân. Chính đặc điểm này vừa là một thế mạnh, đồng thời lại là một thách thức không nhỏ cho Câu lạc bộ trong quá trình tổ chức vận hành cũng như phát động, bồi dưỡng sáng tác. Việc đối tượng hội viên được mở rộng, phạm vi đông đảo, trình độ đồng đều, được đào tạo hết sức căn bản đã tạo động lực và sức bật mạnh mẽ cho Câu lạc bộ. Khác với hai thế hệ viết trẻ Huế đi trước vốn là người gốc Huế hoặc định cư lâu dài ở Huế, Câu lạc bộ Văn học Trẻ Huế thế hệ thứ ba quy tụ những sinh viên trên khắp cả nước có năng lực và đam mê sáng tạo, những người con phương xa đến Huế theo học và mang nặng tình yêu với mảnh đất cố đô.

Chính nhờ những thuận lợi đó, cộng với sự quan tâm, động viên kịp thời của Tạp chí Sông Hương và Hội Nhà văn Huế, Câu lạc bộ Văn học Trẻ Huế đã dần cho những quả ngọt đầu mùa. Đó là ba đêm thơ lớn, được tổ chức quy mô, có giá trị văn học cao, đêm thứ nhất vào buổi thành lập Câu lạc bộ tại trụ sở Hội Liên hiệp VHNT tỉnh, đêm thứ hai tại Festival Thơ 2008 (nằm trong chương trình Festival Huế 2008), đêm thứ ba vào tết Nguyên Tiêu năm 2009. Ngoài ra, với sự giúp đỡ của Hội đồng hương Huế tại Cần Thơ câu lạc bộ còn giới thiệu ấn phẩm tuyển tập Viết trẻ Huế vào tháng 2 năm 2009, giới thiệu những tác phẩm xuất sắc nhất của các Hội viên, ấn phẩm này đã được các nhà văn và bạn đọc đánh giá cao. Dưới sự bảo trợ của Tạp chí Sông Hương, Câu lạc bộ Văn học Trẻ Huế nhiệt tình hưởng ứng cuộc thi Truyện ngắn dành cho sinh viên, và kết quả là giải nhất đã thuộc về một hội viên, cùng nhiều giải thưởng quan trọng khác. Ngoài các chương trình lớn nói trên, các thành viên Câu lạc bộ còn sinh hoạt định kỳ 2 tháng 1 lần với hình thức thảo luận, trao đổi sáng tác hoặc gặp gỡ giao lưu với các nhà văn nổi tiếng ở Huế. Thành viên Câu lạc bộ Văn học Trẻ Huế đã liên tục được tham gia hàng trăm cuộc đối thoại, giao lưu với các vị khách mời nổi tiếng như nhà nghiên cứu Bửu Ý, dịch giả Trịnh Lê Quang, GS.TS M.Ono, nhà phê bình Đặng Tiến, nhà nghiên cứu Trần Thiện Đạo, nhà văn Võ Thị Xuân Hà, các nhà thơ đoạt giải thơ Bách Việt… Ngoài ra, Câu lạc bộ Văn học Trẻ Huế còn tích cực phát hiện các cây bút mới có nhiều tiềm năng như Nguyễn Anh Dân, Hải Vân, Nguyễn Lê Vân Khánh, Lam Khai, Nguyễn Mạnh Thành Công… nhằm giới thiệu cho Tạp chí Sông Hương đăng tải trong “Trang viết đầu tay” và các chuyên mục thường kì khác. Hiện nay, Câu lạc bộ Văn học Trẻ Huế đang khẩn trương hoàn thiện ấn phẩm Viết trẻ Huế 2 với mục tiêu nâng cao chất lượng tác phẩm so với ấn phẩm lần
thứ nhất.

Mặc dù những công việc đã làm là rất đáng ghi nhận, song những hạn chế và thách thức trong thời gian sắp đến không hề giản đơn. Do đặc thù hội viên chủ yếu là sinh viên, nên sự biến động nhân sự hằng năm là rất lớn, đặc biệt là biến động nhân sự trong cả Ban điều hành CLB. Nhiều cây bút có năng lực nhưng ra trường chuyển đi công tác nơi khác khiến quá trình tổ chức, bồi dưỡng sáng tác bị gián đoạn, hụt hẫng. Việc tổ chức các đêm thơ Nguyên Tiêu gặp khó khăn bởi đó là thời điểm sinh viên đang còn nghỉ tết, hoặc các kì Festival đều trúng vào mùa sinh viên nghỉ hè khiến hoạt động ngưng trệ. Cho đến nay, CLB vẫn chưa có một nguồn kinh phí hỗ trợ cố định nào cũng là thách thức không nhỏ. Chính vì vậy, bản thân những thành viên trong CLB Văn học Trẻ Huế mong mỏi có thêm sự quan tâm thiết thực của các cấp bảo trợ, quản lý. Đồng thời, cũng tự nhận thấy các hạn chế của mình trong quá trình điều hành hoạt động, nhằm khắc phục và điều tiết trong thời gian sắp đến.

Trong công trình Viết từ đầu thế kỷ mới, GS Phong Lê nhận định: “Cái vốn căn bản đầu tiên để chúng ta hy vọng và trông đợi ở một thế hệ viết - đó là sức trẻ, là tuổi trẻ. Không có một cuộc cách mạng nào trong lịch sử, kể cả cách mạng văn học mà không được thực hiện bởi một lực lượng trẻ…”. Niềm mong mỏi và kì vọng ấy của các thế hệ đi trước là một yêu cầu và đòi hỏi chính đáng, tất yếu của lịch sử, của tiến trình văn học. Hơn ai hết và hơn bao giờ hết, thế hệ viết trẻ Huế hiện nay ý thức rõ ràng vai trò chủ thể của mình trong đời sống văn học. Để từ đó, không ngừng học tập, nghiên cứu; không ngừng nghiền ngẫm, thể nghiệm cách tân; không ngừng tích lũy thực tiễn để viết và sáng tác, đặc biệt không ngừng biết cách vượt qua những hạn chế, non yếu và thất bại của chính mình nhằm góp phần xây dựng một nền văn học đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa Huế trong thế kỷ XXI.

F.A
(267/5-11)







Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN HỒ  

    Lần đầu tiên Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức trại sáng tác văn học nghệ thuật, với chủ đề “Công an Thừa Thiên Huế - Vì bình yên cuộc sống” chào mừng kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Ngày truyền thống lực lương CAND Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2019).

  • ĐỖ TẤN ĐẠT

    (Nhân đọc tập thơ “Nhật ký gió cuốn” - Nxb. Văn học 2018 của tác giả Phạm Tấn Dũng)

  • VƯƠNG TRỌNG  

    Với người làm thơ và bạn đọc Việt Nam, hầu như ai cũng biết thơ Đường luật phát sinh từ đời Đường Trung Quốc cách nay trên một thiên niên kỷ, nhưng không nhiều người biết thơ Tứ tuyệt cũng khởi sinh từ đời nhà Đường.

  • PHẠM PHÚ PHONG    

    Trong bài thơ mở đầu cho tập thơ đầu tiên Cái lùng tung (2007) của Trần Văn Hội, anh có viết rằng: “có những điều anh chưa nói với em/ đó là sự lặng im trong thơ anh” (Đó là sự lặng im), không chỉ là dự cảm, là sự ướm thử mà là định mệnh, là thi mệnh thể hiện quan niệm nghệ thuật của tác giả, trở thành tuyên ngôn cho cuộc sống và sáng tạo nghệ thuật, xuyên suốt cuộc đời và thơ ca Trần Văn Hội.

  • (Một đôi chỗ cần lưu ý)

    CHU TRỌNG HUYẾN

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    (Đọc Phấn hoa, tiểu thuyết của Phạm Ngọc Túy, Nxb. Thuận Hóa, 2019)


  • Trước khi Thơ Mới ra đời, Huế là một trung tâm có nhiều tác giả Thơ Đường nổi tiếng. Sau khi Thơ Mới ra đời và phát triển mạnh mẽ Thơ Đường vẫn thịnh hành cho đến ngày nay.

  • ĐỖ LAI THÚY
     

    Khi mọi thần thoại gãy đổ,
    thơ chính là nơi thần linh trú ngụ.

                (Saint John Perse)
    Tôi không tiến đi đâu cả,
    Tôi là hiện tại.

                (Pablo Picasso)

     

  • TRẦN THÙY MAI    

    (Nghĩ về tập nhạc mới của Trần Ngọc Tuấn)

  • HỒ THẾ HÀ

    Gần nửa thế kỷ liên tục sáng tạo, Nguyễn Quang Hà đã tự tạo cho mình chứng chỉ nghệ thuật vững chắc ở thể loại văn xuôi và đạt được những giải thưởng danh giá do các Tổ chức văn học uy tín trao tặng: 

  • UÔNG TRIỀU  

    Trước kia tôi mê F.Dostoevsky và đánh giá ông là một nhân vật vĩ đại. Tất nhiên bây giờ ông vẫn là một nhà văn vĩ đại bất chấp cảm giác của tôi thế nào.

  • Việc đọc sách đang bị văn hóa nghe nhìn thu hẹp trước sự phát triển không ngừng của công nghệ, nhất là đối với thế hệ trẻ trước cơn bão của mạng xã hội.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Rừng sâu có trước các dân tộc,
    sa mạc đến sau con người

                (F.R.de Chateaubriand)

  • HUỲNH NHƯ PHƯƠNG 

    Trong năm học đầu tiên sau ngày hòa bình (30/4/1975), tất cả các thầy, cô giáo ở Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn đều chưa được dạy học trở lại. Những giáo sư tên tuổi và những giảng viên trẻ cùng ngồi chung trong giảng đường tập trung học chính trị. Một số khác đã đi ra nước ngoài trong những ngày biến động trước đó.

  • VŨ THÀNH SƠN   

    Thơ Vũ Lập Nhật cho chúng ta một cảm giác mất thăng bằng, một thế đứng chông chênh nguy hiểm, như thể khi bước vào thế giới thơ của Vũ Lập Nhật là chúng ta đang bước vào một thế giới khác, một thế giới song song không biên giới; ở đó, trật tự, định luật vạn vật hấp dẫn, sự sáng suốt của lý tính như bị thách thức.

  • THÚY HẰNG  

    Xoài xanh ở xứ sương mù” là tập tản văn dày 340 trang do nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh ấn hành cuối năm 2018. 

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH 

    Chân trời là giới hạn của tầm mắt, dẫn đến ảo tượng về sự giao nối giữa trời và đất. Do vậy, chân trời vừa hữu hạn, vừa vô hạn.

  • ĐÔNG HÀ  

    Tôi yêu thơ Nguyễn Trọng Tạo từ những năm còn là sinh viên. Tuổi trẻ nhiều háo hức, về tình yêu, về non xanh và tơ nõn. Nhưng khi bắt gặp những câu thơ chảy ngược trong tập Đồng dao cho người lớn, tôi lại choáng váng. 

  • NGÔ MINH

    Có một ngày nhạt miệng, thèm đi. Đi mãi mới hay phố cũng thiếu người. Có một ngày nằm dài nghe hát. Rồi ngủ quên trong nỗi buồn nhớ mông lung.