Cùng với Thời xa vắng, Sóng ở đáy sông là tiểu thuyết làm nên tên tuổi của nhà văn Lê Lựu. Nếu như Thời xa vắng ngay khi mới xuất bản đã gây tiếng vang, thu hút sự chú ý của bạn đọc trong nước, thì Sóng ở đáy sông chỉ được dư luận chú ý đến sau thành công vang dội của phim truyền hình cùng tên.
Với khả năng nhập vai “rất ngọt” của các nghệ sĩ Duy Hậu, Xuân Bắc, Kim Oanh… cùng kịch bản phim chặt chẽ, chân thực, xúc động, giàu tính nhân văn, phim Sóng ở đáy sông nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của đông đảo khán giả, trở thành hiện tượng của truyền hình Việt Nam những năm 2000. Sự thành công của phim truyền hình này khiến bạn đọc tò mò, tìm đọc lại tác phẩm của nhà văn Lê Lựu.
Tiểu thuyết Sóng ở đáy sông là một câu chuyện dài về cuộc đời của những con người trong một gia đình tiểu tư sản thành thị ở mảnh đất Sáu kho trước năm năm tư thế kỉ hai mươi. Núi - nhân vật chính của tác phẩm - vốn là con của bà vợ lẽ kiêm người ở, từ nhỏ đã phải chịu nhiều cay đắng bởi sự phân biệt hắt hủi của chính cha ruột - ông Đại. Khi Núi bước vào tuổi thiếu niên thì mẹ mất, bị bố bỏ rơi. Ở nơi sơ tán thiếu thốn, Núi phải lăn lộn vào đời để kiếm miếng ăn nuôi các em và bắt đầu trượt dài vào vòng xoáy tội lỗi. Con đường tha hóa của Núi ghi dấu những người đàn bà đi qua đời anh: Hiền, Mây, Hồng. Sau rất nhiều lần vào tù ra tội, nhờ sự cảm hóa của những cán bộ quản giáo và tình yêu chân thật từ Hồng, cuối cùng Núi đã trở thành một công dân có ích cho xã hội.
Câu chuyện về nhân vật Núi, với hành trình hoàn lương đầy gian nan và cảm động, vốn được xây dựng từ “nguyên mẫu” là một tử tù người Hải Phòng tên Sơn mà nhà văn Lê Lựu có dịp tiếp xúc ở trại tù Phi Liệt cuối năm 1992. Trong lần trò chuyện ấy, người tù đã “phác qua” cho nhà văn về gia đình và cuộc đời “vào tù ra tội” như cơm bữa của mình. Dựa trên những lời tâm sự của người tù, bằng trí tưởng tượng và tài năng văn chương, nhà văn Lê Lựu đã xây dựng nên hai nhân vật là ông Đại và Núi trong tiểu thuyết Sóng ở đáy sông.
Ông Đại trong tiểu thuyết có nhiều nét khá tương đồng với bố của người tù tên Sơn ngoài đời thật. Ông cụ vốn là một công chức thời thuộc Pháp. Tiếng Pháp cụ nói thạo hơn tiếng mẹ đẻ. Cụ cũng ba đời vợ, đông con cháu, chỉn chu và khá hóm trong sinh hoạt. Trong cách dạy dỗ con cái, cụ nổi tiếng nghiêm khắc. Con cái cụ, vì thế được ảnh hưởng nhiều tính cách của ông bố: ưa sạch sẽ, ngăn nắp, cẩn thận. Cụ hà khắc nhưng những hàng xóm từ ngõ Mai Viên, phố Trần Bình Trọng gần ga Hải Phòng cho đến khu tập thể Cát Bi những năm trước Đổi mới có thể làm chứng là cụ không lạnh lùng tàn nhẫn một cách phớt tỉnh như “lão Đại”. Cụ công nhận là có ưu ái những đứa con bà cả hơn (điều này cũng dễ hiểu trong bối cảnh thời đại ấy), nhưng chưa bao giờ coi mấy đứa con bà vợ ba là những công dân hạng hai hay những sinh vật hạ đẳng được sinh ra bởi sự dư thừa bản năng giống đực như ông Đại trong tiểu thuyết. Trên thực tế, mẹ của người tù tên Sơn được lấy làm bà ba. Trước khi mất, bà cả đã trăng trối nhờ một người bạn thân (là mẹ Sơn) gá nghĩa với chồng mình. Bà hai về làm vợ một thời gian, chẳng hiểu sao không có con. Rồi bà hai bỏ đi, lúc đó bà ba mới chính thức có danh phận trong gia đình chồng. Cụ ông nhiều vợ nhưng đường hôn thê lận đận vì các bà đều sớm rời cụ để cụ phải sống đời “gà trống nuôi con” khi chưa đến ngũ tuần. Và cũng chính những người hàng xóm nói trên vẫn còn có thể nhớ rất rõ đứa con của người vợ thứ ba đã làm khổ ông cụ đến mức nào vì sự bất kham, biếng học. Khác với những anh con bà cả, anh ta khi bước vào tuổi thiếu niên đã sớm bộc lộ bản chất ma cà bông: học hành lớt phớt dở dang, rồi bị lôi kéo vào chợ đời, chỉ muốn lấy của người làm của mình. Hẳn điều đó đã khiến ông cụ rất phiền lòng. Và đó cũng là đầu mối khiến cho hai cha con ngày càng xa cách. Nhưng cho đến lúc hấp hối, có bao nhiêu con thì cụ vẫn còn nguyên cả, vì cụ chưa từng tuyên bố từ mặt đứa nào. Cũng cho đến cái giây phút ấy, cụ không hề hay biết mình đã được/bị bước vào văn chương, để rồi bị đóng đinh câu rút vào cái vai ác nhân, bị người đời phẫn nộ như thế nào.
Về nhân vật Núi, nếu như trong tiểu thuyết (và cả phim truyền hình), anh ta có cái kết khá viên mãn làm hài lòng đa số người đọc (và người xem), thì nguyên mẫu ngoài đời thực sau khi rời khỏi cánh cửa phòng giam để trở về với cuộc đời lại không may mắn như vậy. Anh bị hàng xóm dị nghị, cảnh giác, khiến luôn phải “sống trong sợ hãi”. Khi Sóng ở đáy sông lên sóng truyền hình và nổi tiếng thì người tù năm nào cảm thấy “thiệt thòi” quá nên đã tìm đến địa chỉ số 4 Lý Nam Đế, Hà Nội gặp nhà văn Lê Lựu để yêu cầu bốn điểm:
Thứ nhất, nhà văn phải trả tiền cho anh vì nhờ có câu chuyện của anh mà nhà văn mới viết nên tiểu thuyết danh giá như thế.
Thứ hai, nhà văn phải tạo công ăn việc làm cho anh vì sau khi bộ phim khởi chiếu, anh không thể hành nghề “5 ngón” như trước.
Thứ ba, nhà văn phải thanh toán mọi phí tổn đi lại giữa Hải Phòng - Hà Nội và chuộc cho anh chiếc xe đạp đã “cắm” để làm lộ phí.
Thứ tư, nhà văn phải chia tiền nhuận bút kịch bản (nghe đâu rất “khủng”) cho anh.
Ngoài bốn “điều khoản” chính, người tù tên Sơn còn yêu cầu nhà văn Lê Lựu phải chịu trách nhiệm trong mối quan hệ căng thẳng giữa “Núi” và bố anh ta, bởi lẽ, khi cả cái đất Hải Phòng ai ai cũng quan tâm Sóng ở đáy sông thì mối quan hệ giữa hai cha con vốn đã tệ nay càng thêm tệ.
Dĩ nhiên những điều kiện không tưởng của người tù tên Sơn ấy đã bị nhà văn Lê Lựu từ chối một cách nhã nhặn và khéo léo, rằng toàn bộ câu chuyện cuộc đời bất hạnh của anh chàng Núi kia đều là sản phẩm trí tưởng tượng của ông; những giờ gặp gỡ ngắn ngủi trong trại tù với anh không thể nào giúp ông dựng một cuốn tiểu thuyết dài mấy trăm trang như thế…
Câu chuyện kiện cáo của người tù tên Sơn với nhà văn Lê Lựu khép lại khá lâu nhưng dư âm của nó vẫn còn mãi đến hôm nay. Mối quan hệ giữa nhân vật và nguyên mẫu luôn là “tệp đính kèm” nhiều kích thích đối với độc giả trên hành trình họ thám mã “tệp chính” tác phẩm.
Theo Lê Thị Thủy - VNQĐ
Hội Nhà văn Việt Nam được chính thức thành lập từ năm 1957, sau Hội nghị thành lập Hội diễn ra tại trụ sở Câu lạc bộ Đoàn Kết, từ 1/4 đến 4/4/1957. Trong lịch sử văn học Việt Nam thời hiện đại đây là lần đầu tiên có một tổ chức của những người lao động văn học trên toàn quốc.
Tái hiện bức tranh Hà Nội thời bao cấp, rồi từ đó đi tìm cái chất nhân văn thuần nhất trong đời sống con người, “Chuyện ngõ nghèo” là cuốn tiểu thuyết đánh dấu sự trở lại của Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh năm 2017 sau một loạt các tiểu thuyết đình đám như: Mẫu Thượng Ngàn, Hồ Quý Ly, Đội gạo lên chùa…
1. “Thiện, Ác và Smartphone” là tập tiểu luận thứ hai của Đặng Hoàng Giang, sau “Bức xúc không làm ta vô can” - cuốn sách ra mắt năm 2015 và gây được tiếng vang rộng rãi.
Nhân chuyến trở lại Việt Nam truyền giảng phật pháp, ngày 4-4, Tiến sĩ Phật học Khangser Rinpoche đến từ Ấn Độ đã dành nhiều thời gian giao lưu cùng bạn đọc tại TPHCM.
Nguyễn Trí được biết đến vào năm 2013 khi tác phẩm Bãi vàng, đá quý trầm hương (NXB Trẻ) đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. “Sự nghiệp” cầm bút của Nguyễn Trí đến nay mới chỉ 5 năm nhưng ông đã có 9 cuốn sách truyện dài, truyện ngắn ra đời.
Phan Việt vừa có buổi giao lưu về tác phẩm mới nhất, cũng là tác phẩm chị cho là quan trọng nhất trong bộ ba "Bất hạnh là một tài sản" của mình.
Sáng 21-3, tại trụ sở Hội Nhà văn TPHCM, đã diễn ra buổi ra mắt tập tiểu luận, phê bình Nhà văn Lê Văn Thảo trong lòng đồng nghiệp do Hội Nhà văn TP thực hiện (NXB Hội Nhà văn xuất bản).
Nhà sách Trí Việt cho biết sau gần 3 năm thực hiện với 6 lần chỉnh sửa, Hội đồng thẩm định cuốn sách “Gạc Ma - Vòng tròn bất tử” do Ban Tuyên giáo TƯ thành lập đã đồng ý cho phép xuất bản cuốn sách này.
Lịch sử phát triển của hệ thống thể loại báo chí cho thấy Bút ký chính luận giữ một vai trò quan trọng trong việc định hướng xã hội. Nó là thể loại không thể thiếu trong việc giáo dục tư tưởng, chính trị cho quần chúng. Trong một thế giới đương đại, trong một xã hội bùng nổ thông tin với nhiều biến động, Bút ký chính luận càng trở nên quan trọng và cần thiết cho đời sống.
Ngày 4 và 5/1, Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam tiến hành họp để bình chọn bảy tác phẩm xuất sắc của làng viết năm qua. Kết quả được công bố hôm 10/1.
Nghiên cứu công phu, tư liệu chính xác, văn phong mạch lạc và giàu cảm xúc, tác phẩm Văn chương phương Nam - một vài bổ khuyết của hai tác giả Võ Văn Nhơn và Nguyễn Thị Phương Thúy không chỉ khiêm tốn “bổ khuyết” mà là công trình giàu tâm huyết với những khám phá ngạc nhiên mới lạ rất hữu ích.
Nói về cuốn sách phê bình văn học Giăng lưới bắt chim của mình, Nguyễn Huy Thiệp hay nhắc lại điều thoạt tiên tưởng rằng ông "lấp lửng": tôi viết có đúng có sai, có chính xác có nhầm lẫn, viết khi mình "đang còn nửa mê nửa tỉnh".
Có một thực tế là rất nhiều người song hành giữa việc viết văn và viết báo. Xét về góc độ thể loại thì văn học và báo chí là hai thể loại khác nhau nhưng giữa chúng lại có sự tương đồng với nhau về nhiều khía cạnh. Vì thế việc song hành giữa văn chương và báo chí là điểu dễ hiểu.
hông biết đã đến đáy chưa thảm trạng tác giả (khoa học và nghệ thuật) bị xâm hại trắng trợn về bản quyền như hai công trình về dân tộc học của GS.Từ Chi, và về sử học của GS.Trần Quốc Vượng. Hai tác giả có tên tuổi đã quá cố, và những nhà xuất bản gây nên sự cố, làm méo mó, biến dạng đứa con tinh thần của họ lại là những nhà xuất bản có những cái tên rất sang, là cơ quan ngôn luận của những cái hội nghề nghiệp lẽ ra phải rất nghiêm chỉnh, đứng đắn trước công luận. Các cơ quan truyền thông đã lên tiếng. Không biết gia đình, thân nhân của hai tác giả có ý kiến gì không? Ta đã có lệ luật gì về những vụ việc như vậy, để đưa ra tòa án dư luận?
Chiều 7.10, Hội đồng giám khảo giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội gồm các nhà văn, nhà thơ: Bằng Việt, Nguyễn Việt Chiến, Phạm Xuân Nguyên, Bùi Việt Mỹ, Nguyễn Sĩ Đại, Lê Minh Khuê, Đoàn Tử Huyến, Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Thành Phong đã họp phiên chung khảo.
Ngày 4/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến dự và phát biểu tại Hội thảo khoa học toàn quốc “Văn học, nghệ thuật với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam” do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác phẩm văn xuôi, trong đó có truyện ngắn xuất hiện trên báo chí đã trở thành món ăn tinh thần nhiều năm nay cho độc giả. Tuy nhiên, dường như món ăn tinh thần này đang ngày càng có xu hướng bị co lại, bị thay thế.
Sáng tạo văn học nghệ thuật về đề tài chiến tranh, cách mạng thời gian qua đã có nhiều đổi mới và được giới chuyên môn ghi nhận.
Viết về cuộc Cách mạng mùa Thu 70 năm về trước, nhà văn Nguyễn Đình Thi - người can dự, đồng thời là chứng nhân của cuộc cách mạng vĩ đại đó (Năm1945 ông dự Hội nghị Quốc dân Tân Trào và được cử vào Ủy ban Giải phóng dân tộc; sau đó được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I là Ủy viên thường trực) đã ví nó giống như “một cuộc lột vỏ”, “rũ bùn” đứng lên của con người, của dân tộc Việt Nam: Súng nổ rung trời giận dữ/ Người lên như nước vỡ bờ/ Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa (Đất nước).
Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới về văn hóa văn nghệ được đề ra trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12/1986), văn học Việt Nam đã có nhiều bước chuyển sâu sắc, đạt nhiều thành tựu đáng kể trên tất cả các thể loại, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền tảng văn hóa, tinh thần của con người và xã hội.