Những ngày trên đầm Cầu Hai

08:54 01/01/2014

PHẠM HỮU THU

Với tư cách là Bí thư Tỉnh ủy lâm thời và Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) của tỉnh Thừa Thiên - Huế, đầu năm 1942, sau khi vượt ngục trở về, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã có quãng thời gian gắn bó với vùng đầm Cầu Hai, nơi có cồn Rau Câu, được Tỉnh ủy lâm thời chọn làm địa điểm huấn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Để đảm bảo bí mật và an toàn, Tỉnh ủy đã chọn một số cơ sở là cư dân thủy diện đảm trách việc bảo vệ và đưa đón cán bộ.
Số cơ sở này chủ yếu là dân vạn đò của làng chài Nghi Xuân.

Ông Trần Thôn luôn tự hào về tấm bằng “Có công với nước” mà cha mình đã đóng góp - Ảnh: internet

Do làng chài Nghi Xuân quần tụ gần Nghi Giang (nay thuộc xã Vinh Giang, huyện Phú Lộc) nên hai ngư dân là cụ Trần Thuật và người cháu ruột là Trần Thản không chỉ trở thành cơ sở liên lạc của Tỉnh ủy mà con thuyền của họ trở thành nơi đồng chí Nguyễn Chí Thanh ẩn náu để bí mật lãnh, chỉ đạo phong trào.

Ông Trần Thôn, năm nay 75 tuổi là người con trai thứ hai của cụ Trần Thản kể:

- Lúc đó tôi mới lên 6, tuổi còn nhỏ nên được cha tôi cho nằm chung với bác Nguyễn Chí Thanh. Bác Thanh thường xoa đầu, kể chuyện và ấp tôi ngủ”.

Thuyền của ông Trần Thản lúc đó thuộc loại lớn nhất ở làng chài Nghi Xuân, đó là chiếc thuyền 3 mui nên đủ rộng để kê chiếc rương gỗ đóng kín hình chữ nhật.

Chức năng của chiếc rương khá tiện, phía trên dùng để nằm hoặc ngồi, còn bên dưới cất giữ đồ đạc của gia đình. Mỗi khi giặc đi tuần, để đảm bảo an toàn cho cán bộ, ông Trần Thản liền dở nắp rương để đồng chí Nguyễn Chí Thanh lách vào ẩn núp, sau đó dùng lưới phủ lên để ngụy trang.

Còn theo lời của ông Trần Toản, em ông Trần Thôn:

- Lớn lên tôi thường được nghe cha tôi khoe: chính nhờ có bác Nguyễn Chí Thanh giáo dục nên cha tôi đã được giác ngộ cách mạng.

Từ một người nuôi giấu cán bộ, cụ Trần Thản trở thành thành viên của Trạm liên lạc phía Nam của tỉnh.

Để đảm bảo bí mật, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã bày vẽ cho cụ Trần Thản cách thu giấu, đó là cho tài liệu, truyền đơn vào các nêm tre (thay phao) cột dọc ở hai bên mạn thuyền. Nhờ vậy mà mỗi khi nhận nhiệm vụ đưa tài liệu của Tỉnh ủy từ nhà in ở nhà cụ Lê Tự Thạch (làng Diêm Trường) lên Huế hoặc các huyện ở phía Bắc đều không bị kẻ địch phát hiện.

Riêng khu vực quanh vùng cồn Rau Câu, để giữ bí mật, chính đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã bày cho cụ Trần Thản cách vận động bà con dùng cây dương (phi lao) làm cừ đem đóng ở các luồng mà tàu giặc thường tuần tiễu, mục đích là ngăn không cho chúng đến gần. Nhờ giác ngộ và bày vẽ tận tình cho người dân làng chài Nghi Xuân nên khu vực cồn Rau Câu được đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Ngày 23/5/1945, Tỉnh ủy chọn nơi đây tổ chức hội nghị mở rộng. Và người dân làng chài Nghi Xuân trở thành tai mắt của cách mạng. Trong 3 ngày diễn ra hội nghị lịch sử ở đầm Cầu Hai, ngoài cho mượn thuyền, người dân làng chài Nghi Xuân còn tham gia đưa đón và bảo vệ đội ngũ cán bộ, góp phần giúp cho hội nghị chuẩn bị Tổng khởi nghĩa ở Thừa Thiên Huế diễn ra an toàn. Danh xưng Việt Minh Nguyễn Tri Phương ra đời ở đây.

Ngày 19 và 20/8/1945, theo kế hoạch của Ủy ban Khởi nghĩa huyện Phú Lộc, làng chài Nghi Xuân huy động trên 30 thuyền chở tự vệ và nhân dân tổng Diêm Trường, dưới sự chỉ huy của đồng chí Nguyễn Đình Sản vượt đầm Cầu Hai sang hợp lực với tổng An Cư, An Nông, Lương Điền tiến hành cướp chính quyền ở huyện đường Cầu Hai, mở đầu cho cuộc “Phú Vang, Phú Lộc đò lên Huế” mít- tinh giành chính quyền tại sân vận động Huế ngày 23/8/1945.

- Sau khi cướp huyện đường Phú Lộc, cha tôi được ông Nguyễn Đình Sản giao dắt con ngựa, chiếc ba-ton của huyện trưởng Phú Lộc Tôn Thất Lâm mang về báo công với nhân dân tổng Diêm Trường! - Ông Trần Toản hoan hỉ thuật lại điều mà cha ông rất tự hào về những ngày cách mạng mùa Thu và nhờ “góp phần xứng đáng vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám” nên cụ Trần Thản được công nhận là cán bộ lão thành cách mạng, năm 2012 được Nhà nước hỗ trợ nhà ở 50 triệu đồng..

Làng chài ấy nay không còn nữa, bởi từ sau cơn bão có tên là Cecil 1985 dân làng chài Nghi Xuân lần lượt được đưa lên bờ định cư và lớp hậu duệ nay đã hội nhập và giữ vai trò nòng cốt ở Chi hội nghề cá Vinh Giang thuộc huyện Phú Lộc.

P.H.T
(SDB11/12-13)







 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Ngày 18 tháng 9 năm 2015, được sự nhất trí của lãnh đạo tỉnh, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm thành lập. Đây là một hoạt động có ý nghĩa lịch sử và cũng vô cùng giàu chất nhân văn, nhằm ôn lại những trang sử vẻ vang của một vùng đất giàu văn hóa - về một trung tâm văn hóa - văn học nghệ thuật tiêu biểu của nước nhà.

  • TRẦN BẢO ĐỊNH

    Thương nhớ chú Tư Sâm.
    Phải nói ngay rằng, hồi trai trẻ, tôi không thích giới văn chương, chỉ thích giới văn nghệ. Chẳng hiểu vì sao?

  • BÙI KIM CHI

    Thời thiếu nữ của tôi gắn liền với Thành nội. Nơi này tôi đã sinh ra và lớn lên. Tôi yêu Thành nội. Thành nội đã đi vào cuộc đời tôi với nhiều sắc màu.

  • THANH TÙNG

    Kinh đô Huế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, bầu trời u ám của xã hội phong kiến Việt Nam lúc mãn chiều xế bóng đã phát ra tín hiệu của một vì sao NGUYỄN TẤT THÀNH.

  • LÊ HUY MẬU

    Anh Điềm, bấy giờ còn là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa TW, nhưng đã sắp nghỉ. Anh ra thăm Côn Đảo. Trong đoàn tháp tùng anh ra Côn Đảo của Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu có tôi.

  • PHẠM HỮU THU

    1.
    Cuối năm 1989, tôi cùng Trần Phá Nhạc ghé 47 C Duy Tân, Quận 3 - TP. HCM thăm anh Trịnh Công Sơn.

  • LGT: Hiện không nhiều tài liệu miêu tả miêu tả về đời sống, sinh hoạt văn hóa, xã hội của Huế vào thập niên 30 - 40 của thế kỷ trước. Bản dịch dưới đây là trích đoạn từ cuốn nhật kí Adieu Saigon, Au revoir Hanoi (Chào Hà Nội, tạm biệt Sài Gòn - Nhật ký kì nghỉ năm 1943) của Claudie Beaucarnot.

  • DÃ LAN NGUYỄN ĐỨC DỤ
                           Hồi Ký

    Ba mươi tháng tư. Tôi đang dùng bữa tối cùng gia đình thì chợt nghe tivi thông báo ông Thanh Nghị chết.

  • PHƯỚC VĨNH

    Hình ảnh Hồ Chủ tịch là nguồn cảm hứng sáng tạo đối với nhiều nghệ sĩ tạo hình Việt Nam.

  • BỬU Ý

    Đinh Cường đã vĩnh biệt tất cả chúng ta! Một nghệ sĩ trong cái ý nghĩa toàn diện, cao đẹp nhất, một nghệ sĩ làm lan tỏa nghệ thuật ra chung quanh mình cho gia đình, cho bạn bè, cho cả đời sống, khiến anh trở thành tâm điểm cho những cuộc gặp mặt, những buổi hội hè.

  • PHAN NGỌC MINH

    1. Năm 2004, tôi triển lãm tranh tại Foyer du Vietnam - Paris, do ông Võ Văn Thận, là nhà thơ kiêm phụ trách quán bảo trợ. Tại đây tôi đã gặp gỡ được nhiều bạn bè Việt Pháp, trong không khí thân thiện ấm áp… 

  • PHAN NGỌC MINH

    1. Năm 2004, tôi triển lãm tranh tại Foyer du Vietnam - Paris, do ông Võ Văn Thận, là nhà thơ kiêm phụ trách quán bảo trợ. Tại đây tôi đã gặp gỡ được nhiều bạn bè Việt Pháp, trong không khí thân thiện ấm áp…

  • VÕ SƠN TRUNG

    Trong gần một thế kỷ qua, bạn đọc Việt Nam đã tiếp cận khá nhiều tác phẩm của đại thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore, trong đó có hàng chục tập thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch nói, tiểu luận, và thậm chí cả hồi ký của thi hào…

  • Lần đầu nói chuyện trực tiếp với họa sĩ Đinh Cường tại xe cà phê Tôn trước nhà thờ Tôn Nhân Phủ ở Thành Nội, tôi: “Thưa thầy!” Anh khoát tay: “Úi dà, bày đặt. Chỗ bạn bè anh em với nhau cả, thầy bà chi nghe đỗ mệt!”

  • TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG

    Thật vui mừng và xúc động khi cầm trên tay tập sách Rừng hát của cố nhạc sĩ Trương Minh Phương do gia đình tặng. Tuyển tập dày 1.328 trang, chia làm 4 phần, tập hợp những sáng tác, nghiên cứu văn học nghệ thuật trong cuộc đời của nhạc sĩ.

  • VÕ TRIỀU SƠN

    Ngay sau Lễ Quốc khánh 2/9/1945 ra mắt nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, công cuộc kiến thiết đất nước được bắt đầu, trong đó có văn hóa.

  • VÕ TRIỀU SƠN

    Ngay sau Lễ Quốc khánh 2/9/1945 ra mắt nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, công cuộc kiến thiết đất nước được bắt đầu, trong đó có văn hóa. Những ngày tháng đầu tiên của các hoạt động văn hóa nghệ thuật dưới chính thể Việt Nam mới diễn ra thật sôi nổi. Sau đây là lược thuật một số hoạt động trong mùa đông 1945, cách đây tròn 70 năm.

  • LỮ QUỲNH

    "Vì tôi là người Huế và đã một thời tuổi trẻ nặng nợ với sông Hương suốt những mùa hè nóng bức ngủ đò nên tôi nhìn sông Hương luôn luôn với đôi mắt của người bạn.

  • Sáng ngày 27-11-2015 tôi  đến nghĩa trang Père Lachaise để tiễn anh đến nơi yên nghỉ cuối cùng, sau khi hỏa táng, anh sẽ nằm trong ngôi mộ gia đình, đây cũng là nơi nhạc sĩ Chopin yên giấc ngàn thu nhưng trái tim thì trở về quê hương Ba Lan. Nguyễn Thiên Đạo cũng thế anh nằm ở Paris nhưng trái tim và tâm hồn anh từ lúc sống đến lúc chết luôn luôn hướng về Việt Nam.

  • HOÀI MỤC

    Vừa giải phóng xong ba tôi đưa cả gia đình từ thành phố về quê. Cuộc sống vất vả nhưng quá nhiều cái mới lạ nên đầu óc con nít của tôi khi mô cũng thấy háo hức.