Những kỷ niệm từ họa sĩ Đinh Cường

16:21 26/01/2016

PHAN NGỌC MINH

1. Năm 2004, tôi triển lãm tranh tại Foyer du Vietnam - Paris, do ông Võ Văn Thận, là nhà thơ kiêm phụ trách quán bảo trợ. Tại đây tôi đã gặp gỡ được nhiều bạn bè Việt Pháp, trong không khí thân thiện ấm áp…

Họa sĩ Đinh Cường và họa sĩ Phan Ngọc Minh

Nhưng có một kỷ niệm không bao giờ quên ở đó là một cú điện từ Mỹ gọi đến, người đầu dây tự giới thiệu là họa sĩ Đinh Cường, anh nói: “Nhà phê bình Đặng Tiến báo tin, mình gọi để chúc mừng triển lãm tranh của bạn…”. Dù trước đó, tôi chỉ biết tên tuổi anh qua thông tin tác phẩm chứ chưa quen biết hay gặp gỡ bao giờ, nhưng anh nói chuyện, hỏi thăm kết quả về triển lãm, rất là thân thiện như đã quen nhau từ lâu rồi. Và từ đó, chúng tôi trở thành bạn thân thiết.

2. Trong lần triển lãm tranh ba tác giả (Đinh Cường, Hoàng Đăng Nhuận và Phan Ngọc Minh) tại Gallery Chiêu Ê, Huế (2010), có vài người bạn từ Hà Nội vào dự khai mạc triển lãm, đã chọn mua bức chân dung sơn dầu Trịnh Công Sơn, nhờ tôi hỏi giá để xin gửi tiền cho anh. Sau đó, anh đã giao bức tranh cho khách với giá rất đặc biệt tình thân.

Tháng 11/2013, triển lãm tranh Đinh Cường và tôi, tại Gác Trịnh, trên đường Nguyễn Trường Tộ (Huế), tôi giới thiệu hai người bạn yêu tranh tại Đà Nẵng là cô Hồng Nga và anh Tống Văn Thụy. Sau khi xem ảnh (vì không ra dự khai mạc được) chọn tranh, mỗi người lấy một bức. Hai người liên hệ để nhờ tôi chuyển đúng số tiền đề trong bảng giá. Anh bảo bạn của Minh quá tuyệt vời! Cho mình giảm các bạn một ít, để khuyến khích các bạn tiếp tục sưu tập tranh anh em.

3. Đâu hơn 10 năm trước, nhân một lần về Việt Nam, anh và vài người bạn trên đường từ Huế về lại Sài Gòn, ghé lại Đà Nẵng thăm bạn bè, chúng tôi hẹn gặp nhau tại một quán bar. Đây cũng là lần đầu tiên anh và tôi gặp nhau, trong ly bia thân tình, dù vội vã, anh tranh thủ nhờ tôi đưa đi thăm nhà văn Nguyễn Văn Xuân. Hôm đó, thầy Xuân (tên thân mật anh em thường gọi), dù đang nằm trên giường bệnh nhưng gặp lại bạn cũ, thầy hớn hở vô cùng. Anh thăm hỏi, tặng quà và chụp ảnh lưu niệm rồi chia tay trong niềm xúc động lưu luyến.

Kỷ niệm với anh Đinh Cường còn rất nhiều điều để nói. Chẳng hạn một lần cùng anh thăm nhà văn nữ Quế Hương, hẹn cà phê. Trong khoảnh khắc gặp bạn cũ tình thân từ thời ở Huế, gặp lại, anh không nói gì nhiều, vội vã lấy giấy bút vẽ chân dung bạn, không chỉ vẽ Quế Hương mà cả phu quân của nhà văn nữa. Hay một lần khác, trở lại Đà Nẵng, cùng anh đến thăm nhà bạn Nguyễn Quang Chơn - một người yêu và sưu tập tranh Đinh Cường - có vài bạn văn nghệ đến chung vui, gồm Trần Phương Kỳ (nhà nghiên cứu ChămPa), nhà văn Trần Trung Sáng, anh cũng vẽ chân dung hai người thân yêu nhất của gia đình bạn mình. Đó là hai bức chân dung tặng bạn, đẹp để đời.
 

Bùi giáng Đà lạt. Tranh Đinh Cường

4. Anh gửi tặng rất nhiều thứ ấn tượng,  nhất là tập album tranh in màu rất đẹp, gồm khoảng 30 bức tranh vẽ chân dung Bùi Giáng, có in dòng đề: “Đinh Cường vẽ Bùi Giáng”. Bức vẽ ở trang đầu tiên, ký Bùi Giáng buồn… (1972), Bùi Giáng Sài gòn (1982), Bùi Giáng Đà lạt (1992),… cho đến Bùi Giáng chết (1998). Có lẽ đây là series tranh chân dung đẹp nhất vẽ về Bùi Giáng - một thi sĩ quái kiệt của Sài thành một thời. Tập tranh chân dung này sau đó đã đăng trên một số tờ báo uy tín trong nước.

Cào lá ngoài sân đêm là tập thơ của Đinh Cường, do Thư Ấn Quán in tại Hoa Kỳ 2014, sách dày trên 150 trang, in thơ và nhiều phụ bản chân dung của thân hữu văn nghệ do anh vẽ: Thanh Tâm Tuyền, Phạm Công Thiện, Nguyễn Đức Sơn, Trịnh Công Sơn, Bửu Ý, Ngọc Dũng, Trần Vàng Sao, Bửu Chỉ, Lê Khắc Cầm, Lê Uyên Phương,…

Và gần đây nhất, anh gửi tặng tôi tập sách Đi vào cõi tạo hình do Văn Mới xuất bản năm 2015, in tại Mỹ, là tập khảo luận mỹ thuật, viết về các họa sĩ, nhà điêu khắc nổi tiếng, phần lớn xuất thân từ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương như: Lê Phổ, Mai Thứ, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Đỗ Cung, Bùi Xuân Phái, Tôn Thất Đào, Lê Văn Đệ, Văn Đen, Tạ Tỵ, Võ Đình, Điềm Phùng Thị,… Đây là tập sách rất cần thiết, góp thêm phần tư liệu về những họa sĩ ưu tú của mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20.

Một người bạn thân của Đinh Cường, điêu khắc gia Phạm Văn Hạng đã nhận xét: “Đinh Cường là một nghệ sĩ tài danh, sống hết mình với nghề, sống đẹp với bạn bè, là một - người - hiền”.

Đúng như vậy! Đinh Cường không chỉ để lại hàng ngàn họa phẩm cho đời. Ông còn làm thơ, viết báo, tiểu luận hội họa, tạp ghi về bằng hữu, đã đăng trên nhiều báo, tạp chí trong và ngoài nước; và hơn thế nữa, ông là một nghệ sĩ dấn thân đích thực, sống trọn đạo với nghề, đã Sáng tạo và Hiến dâng.

Tôi tin rằng những gì anh đã để lại cho đời, trong lòng bằng hữu bè bạn và công chúng yêu nghệ thuật sẽ là những kỷ niệm đẹp mãi mãi không thể nào mờ phai được.

Cuối đông, 09/01/2016
P.N.M  
(SH324/02-16)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • THANH TÙNG  

    Nhạc sĩ Phạm Duy không phải người Huế, nhưng qua những lần dừng lại ở Huế ông đã cho ra đời nhiều giai điệu trữ tình và nhiều hình ảnh đẹp, sâu lắng, trong đó thấp thoáng nhiều bóng hồng xứ Huế.

  • NGUYỄN QUANG HÀ  

    Để giữ gìn thành phố Huế, chính quyền miền Nam tổ chức nhiều đồn bốt để bảo vệ. Ở phía Nam Huế có đồn An Cựu gần núi Ngự Bình.


  • HUY CẬN - XUÂN DIỆU

                        (Trích)

  • DƯƠNG PHƯỚC THU  

    Ngày 22/7/2021, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức buổi tọa đàm khoa học lấy ý kiến cho Đề án xây dựng Phòng Truyền thống Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, kể từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay.

  • DƯƠNG HOÀNG  

    Trải qua những năm tháng đấu tranh giải phóng dân tộc tập hợp dưới ngọn cờ của Mặt trận Dân tộc Thống nhất, nhân dân Thừa Thiên Huế đã từng bước được rèn luyện, thử thách trong gian khó và cùng lớn lên với những tên gọi, những hoạt động, nhiệm vụ cũng thay đổi qua từng giai đoạn để phù hợp hơn với hoàn cảnh thực tại của phong trào cách mạng.

  • HÀ KHÁNH LINH

    Còn sống sót sau 30/4/1975 chúng tôi thường tìm đến nhau dẫu có người thân thể không còn nguyên vẹn, hoặc mắc một số bệnh nào đó do di chứng của chất độc hóa học màu da cam Diocine của Mỹ, hoặc bị sốt rét ác tính, hoặc bị tra tấn khi rơi vào tay giặc…

  • NGUYỄN QUANG HÀ  

    Chừng 9 giờ tối anh em du kích ra đón chúng tôi ở nghĩa trang làng. 

  • PHƯỚC HOÀNG   

    Ngày 23 tháng 8 năm 1945, tại sân vận động Huế, trước sự chứng kiến của hơn một vạn người, nhà thơ Tố Hữu, Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên tuyên bố, chính quyền đã về tay nhân dân, đồng thời ra mắt Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời Thừa Thiên.

  • MẶC HY

    (Nhớ về nhạc sĩ Nguyễn Hồng và các bạn văn nghệ hy sinh 40 năm trước)

  • MINH ĐẠO

    Khi tôi viết nhưng dòng này, tôi không còn nhìn thấy gì nữa. Bóng tối bao phủ lấy tôi đã 10 năm qua rồi.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU  

    Nhà báo - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tên khai sinh Võ Giáp, sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, tại làng An Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho yêu nước, mà thân phụ là một “thầy đồ” trường huyện.

  • XUÂN HOÀNG
              Hồi ký

    (Trích Chương V, tập II - "Trường tư thục Thuận Hóa")

  • PHẠM PHÚ PHONG    

    Người già thường hay nghĩ ngợi về quá khứ. Không biết có phải vì thế hay không mà khi đọc lại Biên niên Sông Hương[1], tôi bỗng nhớ đến một cuộc hội thảo về Tạp chí Sông Hương diễn ra cách đây gần tròn 37 năm.

  • VŨ THỊ THANH LOAN  

    1. Lemur Nguyễn Cát Tường là một họa sĩ trẻ tài năng của khóa IV trường Mỹ thuật Đông Dương (1928 - 1933). Sau khi tốt nghiệp, ông thường xuyên cộng tác với báo Phong Hóa, Ngày Nay của Tự Lực Văn Đoàn.

  • HOÀNG THỊ NHƯ HUY

    Chiếc áo dài đầu tiên đời tôi được mẹ may vào năm tôi lên Đệ Thất (lớp 6 bây giờ). Biết nói sao niềm vui sướng của tôi khi lần đầu mặc chiếc áo dài ấy!

  • TRẦN TRUNG SÁNG  

    Khoảng mùa đông 1970 - 1971, khi đang còn đang học lớp 10, trong một chuyến phiêu lưu lãng mạn và rồ dại nhất của tuổi thiếu niên, tôi có lần lạc bước đến một xóm nhỏ gần bên cầu Gia Hội, và đã gặp ông: họa sĩ Lê Vinh, người họa sĩ vẽ tranh xi-nê lừng danh nhất xứ Huế thời bấy giờ. Lúc này, ông chừng độ tuổi 30, người dong dỏng, tóc vuốt ngược, sơmi màu, quần jean, giày cổ cao, dáng dấp phong trần, như bước ra từ màn bạc!

  • HOÀNG PHƯỚC   

    Ngày 6 tháng 1 năm 1946, cuộc bầu cử Quốc hội khóa đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám đã thành công rực rỡ, tiếp đó, ngày 24 tháng 2 năm 1946, cử tri toàn tỉnh Thừa Thiên phấn khởi nô nức đi bầu Hội đồng Nhân dân tỉnh và Hội đồng Nhân dân thành phố Huế. Đây là ngày hội lớn chưa từng có trong lịch sử của toàn thể Nhân dân Việt Nam sau ngày đất nước được độc lập.

  • TRẦN NGUYÊN HÀO  

    Năm 1946, lần đầu tiên toàn thể người dân Việt Nam được hưởng và thực thi quyền làm chủ, tự do lựa chọn bầu ra những người đại diện xứng đáng gánh vác công việc chung của đất nước; cùng với đó là những tư tưởng về dân chủ, pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại bài học giá trị cho mai sau.