Những câu thơ hồn vía

14:40 29/07/2008
TẠ VĂN SỸĐọc tập thơ CÁT MẶN của LÊ KHÁNH MAI, NXB Hội nhà văn - Hà Nội 2001

Ở bài thơ "Ảo" trong tập Cát Mặn - Lê Khánh Mai viết "Câu thơ hồn vía/Gửi mây bồnh bềnh". Thế nào là hồn vía? Nếu hiểu điều đó là cái gì bản ngã nhất, tinh tuý và cá tính nhất của một người thì riêng tập thơ này ta có thể nhặt được một số câu có thể gọi là "hồn vía" của thơ Lê Khánh Mai.
Ngay câu lục bát trong bài "Tự cảm" dùng để đề từ cho cả tập, ta đã thấy "hồn vía" của tác giả nữ này: "Trót dan díu với mưa nguồn/Trái tim chớp bể mãi còn đa đoan"! Ở đây, bất giác có sự liên tưởng đến một tác giả nữ khác, nhỏ hơn Lê Khánh Mai một phần tư thế kỷ, là Vũ Thị Tú Anh, khi trả lời phỏng vấn trên báo Người Đẹp: "Là nữ sĩ đâu cứ nhất thiết phải đa đoan"! Tại sao thế nhỉ? Cũng cùng là nữ sĩ mà người thì "mãi còn đa đoan" và người thì "đâu cứ phải đa đoan" Một đứng tuổi, một trẻ măng; một tít Bắc, một tận Nam; một khi nói và một khi viết không hề hay biết gì ý nghĩ trong đầu của người kia, vậy mà. .. Thôi thì tuỳ quan niệm, tuỳ cách xử trí và số phận từng người. Ở đây ta thử tìm cái nỗi "đa đoan" của Lê Khánh Mai trong tập thơ "Cát mặn".
Không đa đoan sao được khi mà, nhìn những chiếc lá xanh thường tình muôn thuở, tác giả lại phải bật thốt lên: "Dẫu là một kiếp phù sinh/Vẫn xanh vật vã hết mình thì thôi" (Lá). Cái hồn vía của câu thơ này là "vật vã" và "hết mình". Sao mà đớn đau và tội nghiệp cho kiếp lá đến thế! Kiếp lá hay chính là kiếp người nữ sĩ?.
Ơ một bài thơ khác - bài "Nghĩ về biển" - Lê Khánh Mai lại viết: "Vì sao biển không nguôi vị mặn/Dưới lòng sâu/Quằn quại một niềm đau"! Đã "vật vã" sống lại "quằn quại" đau thì phải là người "đa đoan" mới viết được những câu thơ không nguôi" đau đáu nỗi đời như thế. Và, không chỉ tự nhận riêng mình niềm đau ấy để cam chịu, người phụ nữ này còn muốn sẵn sàng hy sinh để - nếu được - cho người khác vơi bớt đi nỗi niềm nhân thế: "Buồn ơi/Gọi chẳng thành tên/Sao như giằm sắt ghim lên tim này/Giá mà hoá kiếp loài trai/Đau kia hết ngọc/Cho người long lanh" (Nỗi niềm). Vì chỉ nghĩ đến thế nhân nên tác giả bằng lòng với thân phận: "Tôi gom hương sắc tháng Ba/Tặng riêng tôi/Một phận hoa lỗi mùa" (Viết cho một mùa sinh). Đã vật vã, quằn quại đến lỗi mùa, vậy mà "Những câu thơ/Như chú ngựa bất kham trong lồng ngực" vẫn thôi thúc Lê Khánh Mai "Em khát viết những vần thơ định mệnh". (Khát). Đúng là định mệnh! Định mệnh đã bắt Lê Khánh Mai làm thơ nên định mệnh đã buộc Lê Khánh Mai vào vòng đa đoan khó lòng ra khỏi, giống như "Bao nhiêu con sóng đi hoang/Cũng không thoát được đại dương ngàn trùng" (Sóng). Âu đành với định mệnh người thơ (mà người thơ nào chả có chút... dại khờ) nên tác giả lại cũng như sóng biển "Bạc đầu sóng vẫn dại khờ/Khi yêu vồ vập như trò trẻ con" (Sóng).Vì dại khờ, vì yêu vồ vập nên người thơ này đã. .. "Ngàn năm giấu lửa để... nhen một chiều" (Giây phút tình cờ)! Vâng, đó là cách diễn thơ tuyệt vời cho câu thành ngữ nôm na mà sâu sắc "Khôn ba năm dại chỉ một giờ"...
Ngoài những câu thơ tự sự đằm sâu triết lý nhân sinh, đau đáu nhân tình của một tâm hồn "đa đoan" mà đằm thắm ấy, Lê Khánh Mai còn có những câu thơ hay khác ở mảng thơ tả cảnh, trữ tình. Hãy xem cảnh đêm ở núi rừng hoang dã Tây Nguyên: "Những cơn gió la đà say ngật ngưỡng/Kìa góc trời/Lơ lửng một liềm trăng" (Uống rượu với bạn thơ ĐăkLăk), hoặc chỉ 2 câu thơ tả buổi sớm ở thôn quê mà khiến người đọc phải vận động cả thị giác, thính giác và cảm giác khi thưởng thức: "Trâu ra chuồng lịch kịch phì phà sương/Móng trâu gõ một điệu buồn vạn thuở" (Ký ức mùa đông). Cái đồng quê ấy ngoài hình ảnh con trâu cày của cha đã khá hay lại còn có chiếc đòn gánh của mẹ cũng rất gợi hình tinh tế: "Lời ru mặn cả trưa nồng/Mẹ tôi đòn gánh vít cong bóng chiều" (Cát mặn). Và, cái quê nhà ấy càng thêm vời vợi trong tâm tưởng khi đọc được lời tự thú rất đỗi ngậm ngùi của đứa con xa: "Bây giờ thành thị ta say/Quê nhà hoa khế rụng đầy vườn hoang" (Cây khế trong vườn mẹ)
Những câu thơ vừa nhặt nhạnh được trên đây theo tôi là những "câu thơ hồn vía" của Lê Khánh Mai. Và tôi tin rằng đó là những câu thơ hay của Lê Khánh Mai và của thơ hiện nay.
T.V.S

(nguồn: TCSH số 155 - 01 - 2002)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LTS: Tháng 9 vừa qua, tại Huế, người cháu ruột gọi Bà Hoàng Thị Kim Cúc bằng Cô là Hoàng Thị Quỳnh Hoa đã xuất bản và giới thiệu cuốn “LÁ TRÚC CHE NGANG - CHUYỆN TÌNH CỦA CÔ TÔI”. Cuốn sách đã trưng dẫn ra nhiều tư liệu trung thực về sự thật chuyện tình giữa Hàn Mặc tử và Hoàng Thị Kim Cúc mà lâu nay trên văn đàn có nhiều thêu dệt khác nhau.

  • Họ tên: Dương Thị Khánh
    Năm sinh: 1944
    Quê quán: Thừa Thiên Huế
    Hiện ở: 71 đường 3 tháng 2, thành phố Đà Lạt

  • HỒ LIỄU

    Trần Thị NgH [bút danh khác là Thọ Diên] tên thật là Trần Thị Nguyệt Hồng, sinh 18/4/1949 tại An Xuyên, Cà Mau. Năm mười tuổi bắt đầu đọc thơ. Bắt đầu viết văn từ năm 1968.

  • LTS: Nhân kỷ niệm 15 năm ngày mất của thi sĩ Bùi Giáng (17/12/1926 - 7/10/1998), sáng 14/9 tại Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM đã diễn ra buổi tọa đàm khoa học, thu hút 25 tham luận của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu và khoảng 400 người đến dự.

  • CHINGHIZ AIMATỐP

    Dưới đây cuộc trao đổi ý kiến giữa Irina Risina, phóng viên báo Litêraturnaia Gazeta với nhà văn Ch. Aimatốp ít lâu sau Đại hội lần thứ 8 của các nhà văn Liên Xô.

  • BÙI VIỆT THẮNG 

    (Đọc Thuyền trăng - Tập thơ của Hồ Thế Hà, Nxb. Văn học, 2013)

  • TRẦN THÙY MAI

    Tôi biết chị Võ Ngọc Lan từ khi còn làm việc ở Nxb. Thuận Hóa, lúc đó tôi được giao biên tập cuốn Niệm khúc cho mưa Huế của chị.

  • YẾN THANH

    Năm nào đó, hình như tôi đã trồng ở đây một cây ưu tình, cây đã ra hoa lẫn vào màu xanh ngõ vắng, và đã dẫn tôi đến một miền trắng xóa như một giấc mơ đổ vỡ bên trời.
    (Ngõ Huế - Hạ Nguyên)

  • TRUNG SƠN

    100 NĂM NGÀY SINH BÁC SĨ NGUYỄN KHẮC VIỆN (1913 - 2013)

  • Các tạp chí văn nghệ ở các địa phương trong những năm qua đã đóng góp rất nhiều vào dòng chảy văn học Việt Nam. Đó là nơi góp sức hình thành tên tuổi của nhiều tác giả, tác phẩm từ các địa phương trước khi soi vào gương mặt chung của nền văn học nước nhà, là nơi giữ gìn bản sắc văn hóa văn nghệ của mỗi vùng đất, là nơi khởi thủy của những khuynh hướng sáng tạo mới...

  • NINH GIANG THU CÚC

    Tôi đọc Tim Tím Huế của Bùi Kim Chi bằng tâm trạng, và tâm cảm mình là một kẻ đang được dự phần trong cuộc hành hương về vùng trời hạnh phúc, về thiên đường của tuổi măng tơ, về lứa tuổi mà ai đó đã rất tự hào và trân quý khi họ viết.

  • NINH GIANG THU CÚC

    Tôi đọc Tim Tím Huế của Bùi Kim Chi bằng tâm trạng, và tâm cảm mình là một kẻ đang được dự phần trong cuộc hành hương về vùng trời hạnh phúc, về thiên đường của tuổi măng tơ, về lứa tuổi mà ai đó đã rất tự hào và trân quý khi họ viết.

  • THÁI KIM LAN

    Đầu năm 1999, nhà Văn hóa Thế giới ở Berlin gửi xuống Muenchen cho tôi ngót chục bài thơ, nhờ chuyển ngữ sang tiếng Đức cho tuần lễ văn hóa Việt Nam tại Berlin vào cuối tháng 3 năm ấy. Như thường lệ không đắn đo, tôi sốt sắng nhận lời.

  • LÊ MINH PHONG

    Đừng đặt tên cho họ…
    Có thể họ còn vô vàn những cuộc phiêu lưu khác nữa.

                               (Robbe - Grillet)

  • PHAN TRẦN THANH TÚ

    “Chính anh là người đã nhẫn tâm với bản thân mình khi tôn thờ chỉ có một điều duy nhất” (Đoản khúc số 97)

  • KỶ NIỆM 123 NĂM NGÀY SINH CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

    TRẦN HIẾU ĐỨC

  • HOÀNG HƯƠNG TRANG 

    Chữ Quốc Ngữ (Q.N) viết theo dạng 24 chữ cái ABC xuất xứ từ các Thầy Dòng truyền giáo Tây Phương mang vào nước ta, cho đến nay gọi là được phổ biến trên dưới trăm năm, gói gọn vào thế kỷ 20.

  • THỤY KHỞI

    Lần hồi qua những trang thơ Lê Vĩnh Thái mới thấy chất liệu thơ từ Ký ức xanh (2004), Ngày không nhớ (2010) cho đến nay Trôi cùng đám cỏ rẽ(*) (2012) hẳn là sự hối hả của dòng chảy ký ức miệt mài băng qua những ghềnh thác thời gian, mà ở độ tuổi của anh có thể bị ăn mòn.

  • Hoàng Minh Tường

    Nhà văn, nhà báo Lê Khắc Hoan xuất hiện và gây ấn tượng trên văn đàn khá sớm: Năm 1959, khi đang là giáo viên trường Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa, Lê Khắc Hoan đã có truyện ngắn đầu tay Đôi rắn thần trong hang Pa Kham đoạt giải Khuyến khích báo Thống Nhất (Nguyễn Quang Sáng giải Nhất với truyện ngắn Ông Năm Hạng).

  • LÊ HUỲNH LÂM  

    Khi thơ như một tấm gương phản chiếu tâm hồn của tác giả, phản ánh nhận thức của người sáng tạo với cuộc sống quanh mình, chiếc bóng trong tấm gương ấy là một phần của sự thật. Đôi khi sự thật cũng chưa được diễn đạt trọn vẹn bằng ngôn ngữ của nhà thơ.