LÊ MINH PHONG
Trong chợ, những người ăn xin vẫn lết đi theo cách thức riêng biệt của họ. Thỉnh thoảng lại có những đồng tiền lẻ rơi xuống trên những vũng nước đen sì và những người ăn xin lại tranh nhau nhặt chúng rồi xỉ vả nhau cũng bằng thứ ngôn từ riêng biệt của họ. Không biết không gian này có phải là trong ảnh hay không.
Minh họa: NHÍM
Trong khi đó thì cha vẫn cười. Nụ cười của cha không hề méo mó. Đó là nụ cười của một người đàn ông mãn nguyện. Bên cạnh cha có một người phụ nữ đang nâng ly rượu và sau người phụ nữ đó là một người thanh niên đang gọi điện thoại. Có lẽ đó là khung cảnh trong một nhà hàng sang trọng ở ngoại ô. Cái khung đen bao quanh bên ngoài tấm ảnh khiến cho cảnh vật bên trong càng thêm phần sang trọng. Như thế, theo một cách thức khác biệt của mình, cha vẫn cười nụ cười đó. Không biết đã bao nhiêu năm rồi cha vẫn cười như thế. Dĩ nhiên là cha cười trong ảnh.
Mẹ ngất lịm đi khi người ta đem xác anh hai về. Mấy ngày sau đó mẹ chỉ nuốt được một ít cháo. Máu đã đông lại trên mười đầu ngón tay của mẹ bởi mẹ đã dùng chính hai bàn tay của mình cào đất trên mộ anh hai nhằm thấy được đôi mắt của anh. Tất nhiên là không thể biết được những sự việc như thế có phải là trong ảnh hay không nhưng rõ ràng là máu đã đông lại trên mười đầu ngón tay của mẹ.
Tại nhà thương điên, cô gái vẫn ẵm cái gối vào lòng và ru con, người đàn ông có làn da màu vàng vẫn kéo lê cái khúc gỗ trên nền đá và làm những tiếng kêu của tàu lửa. Người đàn ông có làn da màu vàng nhìn vào chiếc gối trên tay cô gái rồi nói: “Nó cắn đấy. Mắt nó vàng. Đem nó chạy đi, bằng những chuyến tàu không bao giờ quay lại ấy.” Cô gái nói: “Đó là con trai tôi. Nó sinh vào đầu tháng chạp năm ngoái. Người ta đã nhét giẻ rách vào miệng nó. Mắt nó vàng và nó không bao giờ biết khóc. Nó thường tru lên khi trăng lộ dạng, nó muốn làm bạn với lửa.” Cô gái nói.
“Làm bạn với lửa.” Cô gái nói.
“Làm bạn với lửa.” Cô gái nói.
Khung cảnh này như thật, không xác định được có phải là trong ảnh hay không.
Trong một bức ảnh lớn hơn bên cạnh, mẹ đang tung hoa lên trời. Phía sau mẹ là những người chuẩn bị chụp ảnh. Rõ ràng là mẹ đang trong thời kỳ hạnh phúc. Mắt mẹ sáng ngời lên. Những cánh hoa bay lên rồi rơi xuống trên tóc mẹ trước khi rơi xuống và nằm im trên những lá cỏ xanh mướt. Cách đó không xa, ở chỗ có hàng rào bằng tre, những người khác đang đưa tay vẫy vẫy, không biết họ muốn gì. Những xác hoa nằm ra ngoài cái viền màu đen bao quanh tấm ảnh. Mẹ vẫn cười.
Tượng Chúa được người ta làm bằng đá. Trong bức ảnh này rõ ràng tượng Chúa được người ta tạc từ một khối đá trắng khổng lồ. Chúa đang cười trong ảnh. Trong ảnh, mắt Chúa đang cười. Những con chiên đang quỳ dưới tượng Chúa. Họ tự do hát thánh ca và ca tụng Thiên Chúa, bởi Người đã tạo sinh. Những đứa trẻ đang băng qua hàng rào để tiến sát đến tượng Chúa. Vẫn không có một tiếng còi nào vang lên. Trong ảnh, những đứa trẻ đang sờ tay lên tượng Chúa và cảm nhận sự mát lạnh của đá và nghe tiếng thì thầm của đấng tối cao. Cái viền màu đen bao quanh bức ảnh khiến cho tượng Chúa không được bề thế như người ta vẫn thường tưởng tượng.
Có những thứ không nằm trong ảnh. Không hạn định như trong ảnh. Nhưng không thể xác định được chắc chắn là chúng có nằm trong một cái khung nào đó hay không.
Trong một bức ảnh chen giữa, cha đang làm một việc gì đó như thuyết giảng. Nhìn lướt qua là biết ngay rằng cha đang tự biện. Cha đưa một ngón tay chỉ lên trời và mắt cha nhìn thẳng vào mắt những kẻ đang nghe cha nói. Đúng như cái cách thức mà Socrates đã làm.
“Tôi đã viết...” Cha nói.
“Tôi chấp nhận là tôi đã viết sự thật.” Cha nói.
“Và đó là tội lỗi? Tôi là tên nghịch phản?” Cha nói.
Đằng sau cha là những người trùm màng đen che mặt. Có thể họ bưng nước tới cho cha. Và cũng có thể họ đang ban phát cho cha một cái chết bằng chén thuốc độc mà cha không đủ quyền năng để cự tuyệt. Cha nói lại với người đàn ông có thân hình to lớn bên cạnh: “Thấy chứ. Nhưng xin Zeus chứng giám, hai lần tôi đã nghĩ cách tự biện, và cả hai lần tiếng nói quỷ thần lại ngăn cản.”[*] Những tiếng nói đó của cha cũng đã bị cái viền đen bao quanh tấm ảnh ngăn lại.
Anh ba chết vào một buổi chiều mùa đông. Lúc ấy có mưa nhỏ và gió lạnh. Mẹ cắn vào môi mình khi người ta để xác anh ba ngoài sân rồi bỏ đi. Không biết những người đàn ông đó là ai, nhưng cái hành động đó khiến mẹ cứ cắn vào môi mình cho đến khi miệng mẹ là một vũng máu đen đặc.
Trong một bức ảnh nằm ngang, cha đang ở trần. Chỉ thấy tấm lưng trần và mái tóc xoăn tít của cha từ phía sau. Cha đang cúi xuống. Ngoài những chi tiết đó tuyệt nhiên không có một hình ảnh nào khác. Cha muốn kéo dài sự hiện hữu của mình, cha muốn có thêm những truyền nhân liên minh với những ý tưởng của cha. Và về sau thì rõ ràng là cha đã thất bại.
Sau cái chết của anh tư thì xác của anh năm được đưa về trên một cái xe bò cũ kỹ. Còn nhớ rằng lúc đó tiếng khóc của mẹ hoà vào những tiếng ken két của bánh xe bò nghiến trên đường đá. Mắt mẹ ráo hoảnh khi nhìn những người đàn ông không biết từ đâu lôi xác anh năm về. Họ đang ngồi rít thuốc. Ống điếu được làm bằng tre.
Trong tấm hình nhỏ nằm ở góc phía trên không có cha. Chỉ có những nén nhang đang cháy trên một cỗ quan tài được sơn màu đỏ, và mẹ thì đang lấy khăn lau mắt. Tuyệt nhiên không có khuôn mặt của cha. Chỉ thấy người ăn xin và những người khác kéo đến từ nhà thương điên đang ngồi xuống bên cạnh mẹ. Họ nói về những truyện ngắn hoang tưởng của cha. “Xa rời hiện thực quá. Huyễn hoặc quá.” Họ nói thế. “Vì thế nên vô nghĩa.” Họ lại nói trong khi tay họ đang ném từng mẩu đất xuống lỗ huyệt của cha.
Mẹ đang lết đi sau những kẻ ăn xin trên sân ga. Những chuyến tàu lần lượt đến và đi, mẹ cũng không buồn đếm. Chỉ khi có một vài xu rơi xuống trên đầu mẹ thì mẹ mới ngẩng lên. Mẹ thấy những khuôn mặt khác nhau qua đôi mắt kèm nhèm của mẹ. Không biết đó có phải là những mặt người hay không. Mẹ không thể biết bởi bây giờ mẹ cũng là một hình ảnh bất động trên sân ga, bất động trong ảnh.
Cha thì vẫn với cái cách thức cũ. Ông không cười.
Khi đôi chân của anh sáu được đưa về thì mẹ cười vui sướng. Những người đàn ông xa lạ đưa đôi chân của anh sáu về, họ bỏ đôi chân đó vào trong một cái túi được đan bằng thân cây cói. “Những gì còn sót lại...” Họ nói. Khi những người đàn ông ra đi thì mẹ trở nên linh hoạt lạ thường. Bà hát lên những bài hát xưa cũ rồi tập đi bằng cách dựa vào đôi chân của anh sáu. Đã mấy lần mẹ chúi xuống trên nền đất, đôi chân anh sáu lăn lóc dưới nền nhà. Rồi mẹ lại tiếp tục lồm cồm bò dậy.
Và cười.
Con nhớ những người đàn ông xa lạ đưa thi hài con về bằng cách để thi hài con trên những miếng gỗ mục. Họ để xác con ở ngoài sân rồi bỏ đi. Lần này họ không nói gì với mẹ. Con thấy rõ ràng, khi vuốt mắt cho con, mẹ đã cười theo cái cách thức riêng biệt của mẹ. Đêm ấy có mưa và có những tiếng cú xen lẫn với tiếng mõ cầu kinh của mẹ.
Tất cả có thể là trong ảnh hoặc không. Nhưng đều được đóng khung. Những cái khung lớn có viền to màu đen bằng gỗ hoặc bằng sắt. Những tấm ảnh nhỏ được sắp xếp một cách lộn xộn, bừa bãi trong khung ảnh lớn. Những khung ảnh lớn nằm trong những khung ảnh lớn hơn và cứ thế rộng thêm ra. Không nhìn thấy được giới hạn. Và không lâu nữa, sau cái chết thê thảm của mẹ, người ta sẽ tống tất cả những chiếc khung vào thùng sắt và khoá chặt lại.
Rồi bỏ đi.
L.M.P
(SH281/7-12)
...................................
[*] Socrates tự biện.
Ven Hồ Gươm ở phía lề đường bên phải, cách chân tượng vua Lê Thái Tổ ước ngoài trăm mét, luôn có một bồ đoàn. Bồ đoàn là chừng dăm tấm thảm Tầu rải sàn nhập lậu từ các tỉnh phía Bắc được các gia đình Hà Nội trung lưu ưa dùng.
1Sau lần đi gặt thuê cho đồng bào dân tộc ở Vĩnh Thạnh về, tôi bị trận sốt rét nặng. Dai dẳng trở đi trở lại gần ba tháng mới khỏi. Những ngày sau đó, trong người thấy cứ nôn nao, bứt rứt.
Có thể cô gái ấy đã trồi lên từ thủy cung do thủy triều xuống quá nhanh. Một nửa thân hình của cô từ dưới eo trở lên, hoàn toàn khỏa thân nhô ra khỏi mặt nước.
Mặt trời như còn ngái ngủ. Cùng với cánh cò trắng từ đâu bay về sáng nay, tôi bần thần chờ đợi một điều gì đó. Nó mong manh và đằm thắm theo về với cơn gió lạnh. Như mặt trời vẫn thập thò, như đường về mệt mỏi, như hàng cây đìu hiu. Vừa gần gũi tưởng có thể ôm giữ được mà cũng vừa cách xa vời vợi.
Hôm qua nghe đài, có một cái tên giống hệt người thân của mình đã mất tích trong chiến tranh. Rồi một tên khác, kế tiếp một tên khác với hòm thư toàn những chữ số. Hai anh em tôi nhìn nhau. Đã biết bao lần anh em tôi nhìn nhau như vậy. Từ khi con bé thiên thần kia còn chưa biết khóc vì buồn.
ITiệc có vẻ sắp tàn. Nàng đứng lặng lẽ gần cửa ra vào đưa mắt bao quát căn phòng rộng. Đèn chùm sáng trắng. Nhạc êm dịu trong phòng hôn lễ đã giúp nàng tự tin hơn khi bước chân vào có một mình với bộ đồ xoàng xĩnh đang mặc.
Bây giờ thì Hồng sắp được gặp chị. Người chị mà suốt những năm tháng đi xa, ở đâu Hồng vẫn luôn nghĩ tới. Cứ mỗi lần như thế, một tình cảm thân thương choán ngập tâm hồn Hồng.
- Mẹ nếm thử xem. Con cho thêm một tý đường nữa nhé.Tôi ngừng tay bên rồ rau sống xanh um cầm lấy thìa nước chấm nhấm nháp lắng nghe vị vừa chua vừa ngọt vừa bùi bùi tan ra trên đầu lưỡi: - Một thìa nhỏ nữa thôi con. Ngon rồi đấy.
Bác Hai đang ngồi trước mặt tôi, lặng im như pho tượng. Đôi mắt bác đăm đăm không chớp, nhìn về một cõi xa xăm mà tôi đoán chừng là ở nơi ấy chắc chắn có những kỷ niệm vui buồn về người em trai của bác, chính là cha tôi.
Cuối năm, Đài truyền hình liên tục thông báo gió mùa đông bắc tràn về, miền Tây Bắc nhiệt độ 00C, khu vực Hà Nội 70C...
Tôi tạm xa Hà Nội một tuần. Cũng chẳng biết là phải xa hay được xa nữa. Bố mẹ phái: - Cho con Hạ đi ăn giỗ!
Tặng anh Hữu Ngọc, anh Đoàn, Lành - Ngọc Anh. Tưởng nhớ chị TâmHảo không có giấy mời. Có thể những người bạn cũ của anh ở Huế cũng đã nghỉ hưu cả rồi, hoặc giả họ bận trăm công ngàn việc nên cũng chẳng nhớ anh ở đâu mà tìm... Song điều ấy không quan trọng.
Chiến tranh biên giới Tây Nam kết thúc, nhận tấm thẻ thương binh, tôi trở về quê nhà. Để bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình, tôi dã dành tất cả số tiền chính sách nhận được mở một quầy sách báo. Khách hàng của tôi khá đông.
Ông Biểu đột ngột nằm xuống. Tưởng như mọi cái đâu vào đấy. Như linh cảm trước, cuối năm con hổ, ông Biểu đã sắm cỗ áo quan dạ hương thơm nức. Xe cộ cần bao nhiêu chẳng có. Mọi thứ nếu muốn, chỉ sau một tiếng “alô” là tha hồ.
- Mẹ nếm thử xem. Con cho thêm một tý đường nữa nhé.Tôi ngừng tay bên rổ rau sống xanh um cầm lấy thìa nước chấm nhấm nháp lắng nghe vị vừa chua vừa ngọt vừa bùi bùi tan ra trên đầu lưỡi: - Một thìa nhỏ nữa thôi con. Ngon rồi đấy.
Nó tỉnh dậy. Sương lành lạnh, thời tiết thật khắc nghiệt, ban ngày trời nắng như thiêu như đốt. Khẽ co ngón tay, một cảm giác đau buốt suốt từ đỉnh ngón chạy vào tim, xương sống như có luồng điện chạy qua. lạnh toát.
Chuyện kể rằng ở xóm Đồng có một gia đình hiếm con lắm, chữa mãi đến năm chồng 45 tuổi, vợ 40 tuổi mới có mang.
Khúc sông lặng lẽ như thói quen của nó vẫn lặng lẽ vào mùa thu nước kiệt. Bây giờ, dòng chảy chỉ còn là một dải nông lờ, xuống đến tận mép nước mới nghe được tiếng chảy róc rách như tiếng nói thầm.
“Ai cũng biết rằng tạo hóa sinh ra đất, nước, cây cỏ, chim muông, thú vật... và con người. Động vật có trước con người có sau. Như vạy họ là tiền bói của con người. Đã không thờ kính tiền bối, lại làm điều ác với họ, con người phải gánh chịu lấy hậu quả. Âu đó cũng là lẽ trời...!”
Chủ nhật, tôi đến thăm một người bạn quen nhưng không thân lắm ở bên kia Cầu Kho, phía Tây Bắc thành phố. Đã dăm bảy năm nay tôi không gặp anh, mặc dù đã biết anh chuyển về dạy ở Đại học Nông Lâm khá lâu.