Những bài thơ ra đời trên sông nước Kinh thành Huế của Trần Quý Cáp

08:57 02/03/2017

Mùa Xuân 1904
Trần Quý Cáp bước vào tuổi 34 và đỗ đầu Tiến sĩ khoa Giáp Thìn tại Huế. Ông ở Huế chưa đầy nửa năm, rồi về Quảng cho kịp ngày khai hội Duy Tân.

Ảnh: internet

Trong thời kỳ ngắn ngủi và đặc biệt này, ông đã yết kiến vua Thành Thái, kết giao với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và một số trí thức tân học khác. Vĩnh Quyền, khi sưu tầm tư liệu để viết truyện dài lịch sử Mạch Nước Trong (NXB. Thanh Niên, Hà Nội, 1986) rất chú ý đến thời kỳ này. Anh cung cấp cho chúng tôi 19 bài thơ chữ Hán chưa hề được dịch của Trần Quý Cáp. Những bài này do Tiêu Đẩu Nguyễn Bá Trác - một môn đệ của Trần Quý Cáp - sao lục và đăng trong phần Văn Uyển, tạp chí Nam Phong, số 74 và 76 năm 1924.

Dưới đây, chúng tôi dịch và giới thiệu 4 bài tiêu biểu Trần Quý Cáp viết trong thời kỳ ở Huế, trước ngày ông lao vào cơn bão Duy Tân, chống thuế rồi bị xử chém (17 tháng 5 Mậu Thân, 1908).

1. TAM GIANG TẢ PHIẾM

Tam giang giang thượng phiếm xuân tình,
Khai thác hà niên nộ lãng bình
Chu tiếp đ kim lâm Sở ngạn,
Phong vân hồi thủ vọng Tn kinh.
Viễn thôn liệt thụ chi như kích,
Lăng hiểu
cô ngư đỉnh há thành
Độc hữu xạ triều nhân bt kiến,
Trung lưu kích thủy phòng ca hành.

Dịch nghĩa: BUỔI SÁNG THẢ THUYỀN TRÊN TAM GIANG.

Mùa xuân tạnh ráo, thả thuyền trên sông Tam Giang (1)
(Vùng sông này) mở mang năm nào mà bây giờ đã hết sóng dữ?
Mái chèo giờ đây đến bờ nước Sở (2)
Gió mây ngoảnh lại trông ngóng kinh đô nước Tân (3).
Hàng cây bày ra ở xóm xa, cành như giáo mác;
Cá đem bán suốt buổi sáng, thuyền con về thành phố.
Chỉ có nước triều rút nhanh (như bắn súng) là người ta không thấy được,
Giữa dòng sông, (ta) chèo mạnh, cất bài ca, thuyền đi.

Dịch thơ:

Sông Tam Giang buông thuyền xuân tạnh
Đào năm nao, sóng giận đã yên?
Nhắm bờ nước Sở chèo Iên
Gió mây ngoảnh lại ngóng bên kinh Tần
Xóm xa cây tựa ngàn giáo mác
Thuyền cá về sáng mát thị thành
Nước triều ai biết xuống nhanh
Hò dô ta hát bài hành thuyền đi.


2. QUY CHU KỶ KIẾN

Bng bng miêu th giang chi my,
Tiu đỉnh tà xanh trúc ảnh thùy
Tiềm hữu vi ngư xuân thủy trướng,
Lâm thê túc điu vãn phong đi.
Tư khư (4) dã phụ hạ thôn khứ,
Tái mễ thương thuyn bàng ngạn xuy,
Cánh hữu đông đông hà xứ c,
Tà dương thôi khách xướng tân thi.

Dịch nghĩa:   LUI THUYỀN, GHI ĐIỀU MẮT THẤY

Lúa non, lúa nếp xanh mơn mởn bên bờ sông,
Thuyền nhỏ chèo lúc chiều trong bóng tre rủ xuống
Con cá chìm ẩn trong nước sông mùa Xuân đang lớn;
Con chim ngủ trong cây rừng, gió tối xao động.
Người thiếu phụ miền quê đi lể mể ở xóm dưới;
Chiếc thuyền buôn chở gạo, thổi cơm chiều bên bờ sông.
Lại có tiếng trống tùng tùng ở đâu vọng tới,
Bóng chiều (như) giục khách ngâm lên một bài thơ mới làm.

Dịch thơ:

Mượt mà lúa nếp bên sông
Chiều tà – thuyền nhỏ chèo trong bóng chiều
Cá chìm ngại nước xuân triều
Chim ngủ đỗ cây rừng chiều gió rung
Xóm quê thiếu phụ bước chùn
Thuyền buôn chở gạo bên sông nhóm lò
Tùng tùng vẳng tiếng trống xa
Thơ ngâm giục khách, chiều tà đuổi theo...


3. PHIẾM CHU TAM GIANG, ỨC HỮU, THƯ THỬ TÍNH KÝ (5)

Quân thị Yên ba cựu điếu đ, (6)
Xuân phong xuy duệ thướng Huyn đô (7)
Cuồng ca năng sử qun tiên đảo, (8)
Túy nhãn hồi khán nhất tọa vô.
Thường thức tm thường kiêm nữ sử (9)
Hung hoài thác lạc ký xư b. (10)
Đông Ba (11) tạc dạ đào thanh tráng,
Hận bất huề quân đáo Ngũ H. (12)

Dịch nghĩa:   THẢ THUYỀN Ở TAM GIANG, NHỚ BẠN, VIẾT BÀI NÀY GỬI BẠN.

Anh là một tay đi câu ngày trước trong cảnh khói sóng (anh là dật sĩ thanh cao),
Gió Xuân thổi bay tà áo đến Huyền đô.
Ca hát ngông cuồng có thể khiến các vị tiên nghiêng ngửa
Trong mắt say, quay nhìn lại, một tòa nhà cũng không còn!
Hiểu biết bình thường (của anh) gồm cả chuyện giới nữ lưu;
Lòng ôm chí lớn đã buông thả (thì) gởi cho cây xư, cây bồ.
Đêm hôm qua ở bến sông Đông Ba, tiếng sóng rộ lên,
(Tôi) giận (mình) sao không dìu anh đến Ngũ Hồ.

Dịch thơ:

Khói sóng ngày xưa anh thả câu,
Gió xuân bay áo... cõi Mơ nào?
Ngông cuồng hát tới, bầy tiên đổ,
Say khướt nhìn lui, chẳng thấy lầu!
Hiểu thấu chuyện thường: thêm các chị
Tung hê chí lớn: gởi ngàn lau!
Đông Ba đêm trước ầm ào sóng
Lòng giận... Ngũ Hồ chẳng đón nhau...


4. TAM GIANG LIÊN CÚ (13)

Hà sơn thiên him c Ô châu,
Kỳ tạo Mân khai (14) duyệt Kỷ thâu (thu)
Vạn lãnh chu tao hoàn phượng khuyết,
Nhất giang khuất khúc bảo ngư hu (15)
Xuân phong cô tửu kiu biên đỉnh,
Thang dạ trù binh trúc hạ lâu.
Kiều thủ Bình Sơn đa vượng khí

Miếu đưng (16) kinh hoạch hữu gia du.

Dịch nghĩa:

LUI THUYỀN TRÊN PHÁ TAM GIANG (Thơ Liên cú)

Đất châu Ô xưa, sông núi và trời hiểm trở.
Đất Kỳ, đất Mân (ở Trung Quốc) gầy dựng và mở mang đã trải bao năm?
Muôn ngọn núi vây quanh kinh đô;
Một giòng sông uốn khúc như ôm lấy miệng cá.
Trong gió xuân, bên chân cầu, có chiếc thuyền nhỏ bán rượu,
Vào đêm vắng, (có người) bàn việc binh cơ trong mái lầu có bóng tre rủ xuống.
Ngửng nhìn núi Ngự Bình có nhiều vượng khí,
(Có lẽ) nơi miếu đường (nhà vua) cũng đã trù hoạch những mưu kế hay!

Dịch thơ:

Hiểm thay đất cũ châu Ô
Mở mang thuở ấy đến giờ bao năm?
Núi muôn đợt - cửa vua nằm
Sông một khúc - miệng cá giăng ôm trùm
Bên cầu, thuyền rượu, gió xuân
Trên lầu tre rủ, việc quân đang bàn
Nhìn lên núi Ngự mênh mang,
Tốt sao khí thịnh, miếu đường mưu sâu!


Ngô Thời Đôn
dịch và chú thích
(TCSH41/02&03-1990)


---------------
(1) Tam Giang: Phá Tam Giang ở Huế.
(2),(3) Bờ Sở Kinh Tần: Sở và Tần là hai nước thời Xuân Thu Chiến Quốc đang lâm chiến. Có lẽ tác giả viết vậy để ám chỉ thời cuộc. “Gió mây” chỉ sự lập công danh, phải chăng tác giả kín đáo nói về tâm sự mình (như Kinh Kha vào đất Tần)?
(4) Tư khư: dáng đi lể mể, nặng nhọc.
(5) Lúc Phan Chu Trinh ở Huế (1902 - 1904) Trần Quý Cáp tặng Phan bài này.
(6) Trương Chí Hòa ẩn sĩ đời Đường, tự xưng là “Yên ba điếu đồ” (Phường câu trong khói sóng). Lúc ở quê nhà, Phan Chu Trinh nổi tiếng đi câu.
(7) Huyền đô: “đô thành huyền hoặc”, chỉ cõi tiên.
(8) Phan Chu Trinh có tài hát xướng, ngâm ngợi.
(9) Trần Quý Cáp nhắc chuyện Phan Chu Trinh quen một nữ sĩ đàn giỏi, thơ hay ở Huế.
(10) Loài cây vô dụng. Ý nói muốn sống như người thô vụng.
(11) Sông đào Đông Ba hoặc đoạn sông Hương chảy ngang trước chợ Đông Ba (Huế).
(12) Năm cái hồ lớn ở Trung Quốc, chỉ thắng cảnh nói chung.
(13) Liên cú là lối thơ mỗi người làm một câu cho đến hết bài. Có lẽ đây là sáng tác tập thể của Trần Quý Cáp, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… khi gặp nhau ở Huế? vào mùa xuân 1904.
(14) Kỳ, Mân: tên của 2 trong 3 vùng đất (Mân, Kỳ, Phong) do ông khai sáng và đưa giáo hóa của Văn chương nhà Chu (Trung Quốc) lập nên. Từ hai vùng này, Văn Vương mở thêm đất Cảo và các vùng khác. Phải chăng, các tác giả muốn nói đến sự quan trọng của vùng đất đầu tiên, bàn đạp về phía Nam của Tổ quốc ta?
(15) Ngư hầu: Họng cá. Có thể hiểu hai cách: a/ Địa thế tự nhiên của kinh thành Huế; núi bao bọc vòng ngoài, sông Hương bọc vòng trong; kinh thành lọt thỏm vào trong, tựa như nằm trong miệng cá(?) b/ Dòng sông Hương chảy bao lấy Mang Cá, một góc hiểm yếu của phòng thành Huế.
(16) Miếu đường: Chỗ vua và các quan làm việc; đây chỉ Thành Thái, một vị vua có tư tưởng yêu nước.





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • HOÀNG NGỌC CƯƠNG

    LGT: Trong quá trình tìm hiểu về sự nghiệp trước tác của Thái sư - Tuy Thịnh Quận công Trương Đăng Quế (1793 - 1865)(1), chúng tôi đã phát hiện ra bài tựa Ninh Tĩnh thi tập tự [寧靜詩集序: Bài tựa Tập thơ Ninh Tĩnh]; được in trong sách Trương Quảng Khê công văn tập [張廣溪公文集: Tap văn của ông Trương Quảng Khê], từ tờ 29a - 30a, tập sách hiện đang được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, dưới ký hiệu R.315.

  • TÔN THẤT BÌNH

    Kim Long (còn được gọi là Kim Luông) vốn là đất các chúa Nguyễn chọn nơi lập phủ từ năm 1636 đến 1687. Năm 1687 chúa Nguyễn Phúc Trăn mới dời phủ về Phú Xuân, cách Kim Long chỉ 3 cây số, dọc theo bờ Sông Hương.

  • CAO THỊ THƠM QUANG

    Kinh thành Huế là tòa thành ở Cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều Nguyễn trong suốt 140 năm từ 1805 đến 1945. Hiện nay Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 29 tháng 3 năm 1993.

  • TRẦN VĂN DŨNG   

    Vừa qua, sau khi tấm hình chụp về Ngọ Môn không có 8 bộ mái lợp ngói thanh lưu ly ở lầu Ngũ Phụng xuất hiện trên các trạng mạng xã hội đã lôi cuốn một lượng lớn độc giả quan tâm tìm hiểu, đã có nhiều ý kiến bình luận đưa ra khác nhau.

  • TRẦN VĂN DŨNG

    Nhà vườn truyền thống là di sản đặc trưng tạo nên bản sắc văn hóa Huế, ảnh hưởng lớn đến việc hình thành tính cách, tâm hồn của con người xứ Huế.

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Triều Sơn, một tên làng đã vào dạ người Huế bao đời nay, qua câu hò ru em vời vợi. Nhiều người Huế nghĩ rằng làng Triều Sơn chuyên buôn bán, với cụm từ “Triều Sơn bán nón” có trong bài hò ru em phổ biến.

  • THANH HOA - LÊ HUỆ

    Chợ Đông Ba có vị trí đắc địa khi nằm ở trung tâm thành phố Huế, dọc bờ sông Hương, bên đường Trần Hưng Đạo, cách cầu Trường Tiền khoảng 100m về phía Bắc. Đây không chỉ là niềm tự hào của người dân xứ Huế mà còn là nơi để du khách tìm hiểu văn hóa vùng đất Cố đô.

  • VÕ QUANG YẾN

    Tạp chí Sông Hương đã có nhiều lần đề cập đến vấn đề sông Hương và cầu Trường Tiền, nhất là về năm xây cầu: Phan Thuận An, Phụ trương đặc biệt số 2; Quách Tấn, số 23; Hồ Tấn Phan, Nguyễn Thị Như Trang, số 29.

  • “Màu vàng lồng lộng chảy tràn lá xanh” là bộ sưu tập 11 chiếc áo dài xưa, bảo vật của gia đình Tiến sĩ Thái Kim Lan, gồm long bào Vua Khải Định, áo dài gấm the, áo mệnh phụ, áo lụa vàng, áo dài Hoàng thái hậu, áo mệnh phụ công nương, áo gấm xanh rêu, áo xiêm, áo dài lụa vân xanh... Được sự hỗ trợ của Viện Goethe tại Hà Nội lần này bộ sưu tập được đưa từ CHLB Đức về trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa Huế,  từ 18/5 đến 12/6/2016. Nghệ sĩ sắp đặt Veronika Witte, cũng từ CHLB Đức, trực tiếp thực hiện trong một không gian vô cùng lý tưởng. Tại phòng trưng bày chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh chủ nhân bộ sưu tập.

  • PHẠM HỮU THU

    Những ai đã từng qua lại con đường Ngô Quyền, hẳn sẽ mừng vui khi thấy nơi này vừa xuất hiện một công trình mà nhiều người quen gọi là Bệnh viện quốc tế Trung ương Huế. Đây là mô hình xã hội hóa được thành lập theo Quyết định của Bộ trưởng Y tế và Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị đầu tiên của cả nước (trong số 18 bệnh viện) được Chính phủ cấp tín dụng ưu đãi nhằm hiện thực hóa chủ trương này.

  • LÊ QUANG THÁI

    Một thời trong quá khứ xa gần, người phương Tây đã từng gọi và như đặt tên cho Đô thành Phú Xuân Huế là “thành phố quan lại”.

  • Một số thông tin chung

    Một trong những bài viết nêu vấn đề Hội Quảng Tri - Huế có thể bị xóa bỏ đã được báo Tuổi Trẻ nêu lên trong bài “Huế xóa bỏ dấu tích nơi cụ Phan Bội Châu từng diễn thuyết?” ngày 26/11/2015. Trong đó có cho biết:

  • Một số thông tin chung

    Một trong những bài viết nêu vấn đề Hội Quảng Tri - Huế có thể bị xóa bỏ đã được báo Tuổi Trẻ nêu lên trong bài “Huế xóa bỏ dấu tích nơi cụ Phan Bội Châu từng diễn thuyết?” ngày 26/11/2015.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Hội quán Quảng Tri hiểu một cách nôm na ý nghĩa về cái tên của hội quán này là nơi giao lưu, sinh hoạt văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật... nhằm mở rộng sự hiểu biết. 

  • LTS: Trong thời gian qua, báo chí trong nước đã phản ảnh về việc Hội Quảng Tri - nơi diễn ra các hoạt động khai trí ở Huế đầu thế kỷ 20 - được đề xuất phá dỡ, xây mới để làm …trụ sở UBND phường.
    Đề xuất này khiến người dân Huế và những người yêu Huế nói chung, nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ Huế nói riêng lo lắng, nhiều ý kiến đề nghị cần cẩn trọng.

  • ĐỖ XUÂN CẨM

    TƯỞNG HAI LÀ MỘT, NHƯNG MỘT MÀ HAI

    Nhắc tới cây Bồ đề, hầu như đa phần người dân xứ Huế có cảm giác rất thân thuộc.

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Từ năm 1917, tạp chí B.A.V.H đăng bài “Cầu ngói Thanh Thủy” của R.Orban. Trong bài nghiên cứu này ngoài phần khảo tả cầu ngói, tác giả đã công bố bản dịch đạo sắc do vua Lê Hiển Tông ban khen bà Trần Thị Đạo, người có công đóng góp tiền của xây dựng cầu ngói Thanh Thủy.

  • NGUYỄN XUÂN HOA

    Năm 1776, trong sáu tháng làm quan ở Huế, có điều kiện ghi chép những điều mắt thấy tai nghe, đọc kỹ văn thơ ở vùng đất Thuận Hóa để viết tập bút ký Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn đã đưa ra một nhận định mang tính tổng kết: Đây là vùng đất “văn mạch một phương, dằng dặc không dứt, thực đáng khen lắm!”.

  • Ở thời điểm năm 1987, GS Trần Quốc Vượng là người đầu tiên nêu quan điểm cần đổi mới tư duy lịch sử, nhận thức đúng sự thật lịch sử và thảo luận tự do, dân chủ, rộng rãi, trong đó có vấn đề xem xét lại nhà Nguyễn và thời Nguyễn.