Những bài hát bà ru ba lúc nhỏ bây giờ ru con

10:32 21/06/2011
L.T.S: Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1942 ở Vỹ Dạ, Huế. Anh là một trong những sinh viên đầu tiên tham gia cách mạng ở Huế trong kháng chiến chống Mỹ. 

Nhà thơ Trần Vàng Sao

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]Thoát ly lên chiến khu năm 1966. Những bài thơ đầu tiên của anh in trên các báo của sinh viên, trí thức Huế đầu những năm 60. Thời kỳ ra Hà Nội an dưỡng anh được bạn đọc đặc biệt chú ý với bài thơ “Bài thơ của người yêu nước mình”. Đó là một bài thơ hay được chọn lọc in trong nhiều tuyển tập thơ xuất bản trong và ngoài nước. Thơ anh có bản sắc riêng, độc đáo và đậm đặc chất dân dã của một vùng đất quê hương.


TRẦN VÀNG SAO



Những bài hát bà ru ba lúc nhỏ

bây giờ ru con


(Trích)

Buổi chiều
sau những cơn mưa mùa hè
nước trôi trên đất còn lại những mảnh chai mảnh ngói
mặt trời sáng trong giọt nước mưa đầu ngọn tranh
gió thổi cây cối rung hết lá cho khỏi ướt.

Mùa thu bắt đầu bằng những cơn bão
và nước lớn trên những con sông
rất nhiều tàu giấy chìm trong vũng nước trước nhà
con gà con chết trôi mắc ở đầu miệng cống
nửa đêm gió thổi to
rụng những trái trứng gà trên mái tôn

Chiều chiều con chim chi bay ngang đập cánh
gió đùa cọng rơm ngoài sân

Tháng chín trời mưa không lâu
mưa chưa qua tới bên này sông đã tạnh
hột mưa bay qua cửa sổ
gió đàn ngọn lửa củi tre cười trong bếp

Trưa hôm sau trời nắng rất to
gió rung những bông cỏ gà hai bên đường
con chuồn chuồn ớt đậu đầu chót nhánh nè dưới ao
con buồn ngủ trên vai
mẹ già đi lượm mù u
bà hát thổ nho nhỏ cho con chuồn chuồn không bay xa
cái ống xoáy con chơi vất trong góc nhà

Mặt trời treo trên dây nôi
Như trái trứng gà sống
nửa đêm gió thổi rụng trên mái tôn
sáng mai bà đi lượm
đem về dú trong rương với lá thầu đâu và rơm
còn mùi hương thắp rất kín.



Không đề


Bây giờ là mùa xuân
tôi ăn ở với em làm vợ chồng
cây cỏ tốt tươi
hột mưa tháng giêng rất mát
rớt trên ngọn trầu không
tôi ăn ở cùng em làm vợ chồng
mọi người mừng em phúc hậu
em đứng sau lưng tôi mở mắt cười
tôi nói rất ngắn cảm ơn hết mọi người
            đến chúc mừng chúng tôi trong ngày đám cưới.

1976


Trong cơn sốt

đưa chị Miên về Đông Xuyên



Cơn bão số hai sắp rớt vào Hải Phòng
buổi trưa cây cối ở Vỹ Dạ rất buồn
em đưa chị về Đông Xuyên
qua mấy dãy phố không thấy ai quen để chào
hai chân chị đi vấp vào nhau
con mắt chị nhìn ra xa
chắc trời không mưa qua được núi
chị sợ không qua kịp đò để ngày mai về nhà sớm
đang ăn chén cơm chị bỏ đũa xuống
đội cái nón của mẹ đi đôi guốc của mẹ
chị về mai mốt chị lên
em đưa chị qua mấy dãy phố đông người
Vỹ Dạ Đập Đá
phà còn xa nên lên ngã Tòa Khâm cũ
qua cầu Trường Tiền gió thổi không đội được nón
hạt bụi bay vào mắt chị
trong đầu em có cục sạn chị ơi
chị để tay lên trán em
về đi không thôi mưa không kịp
Đính ơi
mai chị về tới nhà rồi
hết chợ Tây Ba đi trên con đường mưa trôi giải hạ
Chiếc cầu tre bắc qua hói không có tay vịn
chị có mang em dặn chị phải đi đò
lội băng qua mấy đám ruộng
có con rạm chết dưới chân cây lúa ở nơi miệng còn bọt nước
chị buộc sợi chỉ vào chân con rạm cho con chơi
rồi đi phơi lúa

Ở bến Tượng người ngồi đợi đã đông
tàu nổ máy nước sông sôi ục ục
xe qua trên đầu xe qua trên cầu Đông Ba
chị đội vạt áo sau lên đầu
hai con mắt em muốn nhắm lại ngủ một giấc đến sáng mai
chị mở cái giỏ ra gói lại mấy cái bánh để dành cho con
người dưới Đông Xuyên không thấy ai lên tới
em không thấy gì bên kia sông
chị nói nắng to và rất vàng
em muốn ngủ một giấc cho hai con mắt đừng nhắm lại nữa
xe cứ xe không hết trên cầu
chị nắm tay em nói em về
mẹ không la vì em đi với chị
em không về vì chút nữa chị đi một mình
trời mưa chi ướt đầu đứa mồ côi
không có mũ đội
chị cắn vạt áo trong miệng
nước con sông này chia với con sông khác nên không chảy ra biển
Chị ơi
em ném hòn đá xuống sông
gió thổi mát trên mặt
chị ngó xuống dưới xa đường Huỳnh Thúc Kháng
hôm qua máy bay thả bom ở Đông Xuyên
người ở Mỹ Xá lên nói có trẻ con chết và nhà cháy
em ngó vào mắt chị
con rạm nằm ngửa chết khô dưới chân cột nhà
cái chân sau còn mắc sợi chỉ

Thôi em về đi
nhớ đừng dang nắng đỏ hết tóc
mặt đen con gái không ưng
chị nóng ruột chị ngồi lâu không được
hai con chuồn chuồn đậu trên cọng rác trôi ngoài sông
rồi một con bay
người đi nói to bên phố
bánh sắt lăn lăn lên dốc qua cầu
em không nói gì với chị
sáng mai trời có mưa luôn không
giọt mưa dài dưới mái tranh
giọt mưa qua lỗ phên trống vào trong nhà
giọt mưa mắc dưới đuôi ngọn lá trầu không
con chim bay thấp ngang qua kêu một tiếng
đứa con ai đứng dựa cột đình chợ mở mắt to ngó người đi qua đi lại
bây giờ chị sắp về rồi
em xuống đò ngồi với chị một lúc lâu rồi lên bờ
tấm ván ghềnh dưới chân em bước
đò mới chống ra chị ló mặt nói với lên
em lắc đầu không nghe chi hết
chị cười hai con mắt to tròn
chị bán lúa được rồi chị lên
em đứng trên hòn đá mài dao
trời vẫn không mưa được
chị khoát tay em về đi
nước sâu mấy chừng
chị Miên ơi
em như người thổi chai ngồi nhớ hột cát trôi trên nguồn


(16/12-85)






Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • ...sông vẫn xanh màu xanh thuở ấykhác là bây giờ bên sông nhà chọc trời soi bóngô tô đan kín đại lộ lấp loáng nắng trưahình như gió xưa đang háthoa bằng lăng tím lối qua cầu...

  • LƯU LYTên thật: Trần Thị Vân Dung, sinh ngày 28.8.1978 tại Thanh Chương, Nghệ An.Thơ Lưu Ly là sự giãi bày nỗi niềm của một tâm hồn đa cảm mà đơn phương... Sự chân thành mộc mạc của tác giả sẽ mang lại cho người đọc chút “hương đồng gió nội” thật hiếm hoi trong dòng thơ hiện đại.

  • ...Có nơi nào như đất nước tôitiếng trống tràng thành cũng lung lay bóng nguyệtthiếu phụ tiễn chồng ra trậnđêm trở về nằm gối nửa vầng trăng...

  • Trà Mi vốn là bí danh có từ thời hoạt động nội thành của Nguyễn Xuân Hoa được anh “nối mạng” vào “thương hiệu” thơ khi cái đẹp bừng nở trong tuệ giác.Dù không lấy thơ làm cứu cánh nhưng nó vẫn là một hằng số tâm linh đối với bất cứ ai trong mỗi một chúng ta. Sự tung hứng giữa cảm xúc và trí tuệ, sự cộng hưởng giữa truyền thống và hiện đại, sự bức xạ giữa ý tưởng và ngôn ngữ được coi như một nguyên tắc đồng đẳng trong thi pháp thơ Nguyễn Xuân Hoa.Nguyễn Xuân Hoa sinh năm 1947 tại Quảng Điền, TTHuế. Hiện là tỉnh uỷ viên, giám đốc Sở Văn hoá Thông tin TTHuế.Sông Hương trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc chùm thơ mới của anh.

  • ...Em đã lấy những gìmà Chúa không cần nữaNgười đã ban tặng emMột tình yêu đau khổ...

  • Cách đây 700 năm, vào năm 1306, vua Trần Nhân Tông gả công chúa Huyền Trân cho vua Champa, bờ cõi Đại Việt được mở rộng. Hai châu Ô, Lý được vua Chế Mân cắt để làm sính lễ dâng vua Đại Việt. Sau đó, hai châu này được đổi thành châu Thuận và châu Hóa. Thuận Hóa được hình thành từ cơ sở đó.Những bài thơ chữ Hán viết về vùng đất này sớm nhất có thể kể đến như Hóa Châu tác (Làm ở Hóa Châu) vào khoảng năm 1354 của Trương Hán Siêu (?-1354); Hóa Thành thần chung (Chuông sớm ở Hóa Thành) của Nguyễn Phi Khanh (1355-1428); Tư Dung hải môn lữ thứ (Nghỉ chân ở cửa biển Tư Dung) của Lê Tư Thành (vua Lê Thánh Tông 1442 - 1497)... Nhân kỷ niệm 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế (1306 - 2006) TCSH trân trọng giới thiệu cùng độc giả ba bài thơ này.HẢI TRUNG giới thiệu

  • Đá Hạ Long đa tình hóm hỉnhNên mái cong đuôi trống xoè lôngTrời và nước hồng hoang kết dínhSóng nôn nao như tiếng vợ gọi chồng...

  • ...đêm bình yên linh hồn nương náusao ta một mình thao thứcsao ta một mình lay gọilối nào tới ban mai?...

  • ...khoảng vườn xanh xưatrồng toàn cây cẩm túnở một bông thôi cũng đủ nhớ thương người...

  • ...từng hàng cỏ mọc bon chencôn trùng nương náu cũng quen lâu rồi...

  • LTS: Nguyễn Xuân Hoàng viết nhiều, viết đủ các thể loại nhưng tác phẩm đã công bố phần lớn là truyện ngắn, bút ký, tản văn, tiểu luận v.v... còn thơ thì ít khi xuất hiện. Song, có lẽ thơ mới là “ngọc châu” trong văn nghiệp của anh. Những bài thơ gần đây được Hoàng viết ra như một sự dự phóng điềm gở của định mệnh.Khắc khoải yêu thương, khắc khoải đợi chờ là tâm trạng của Hoàng được “mã hoá” trong chùm thơ mà Sông Hương vừa tìm thấy trong di cảo của anh.

  • ...Xin hãy để ta mơ về Hợp NhấtLòng bản thể thẳm sâu hòa điệu giữa lòng ta...

  • LÊ HUỲNH LÂMSinh năm 1967, tại Phú Vang - Thừa Thiên Huế; Kỹ sư tin học (ĐH Bách Khoa Hà Nội). Tác phẩm đã in: Sông hoa (tùy bút)....ấy là một khuôn mặt trầm tư? U uất? Khuôn mặt với đầy đủ đặc tính của một “triết gia bi đát”. Bây giờ, những ngôn từ mà anh dày công nhào nặn đã ý thức hơn về vị thế của mình trong đoản - khúc - người, và chúng không còn cưỡng bức xác thân anh đi ngược chiều nhân loại nữa. Những ngôn từ  (bị dòng đời ám ảnh) đã tự sắp đặt thơ. Bây giờ, thơ trở thành tính từ của thân phận mỗi khi cõi lòng anh lên tiếng...Sông Hương xin chuyển tới bạn đọc ba “cột thơ” rút từ ngôi nhà của anh.

  • ...Không còn ở trong vòm cửa hẹpCả khoảng không bừng sáng quanh ta...

  • ...Tiếng aiTrong gióHú dài…

  • LGT: Như một chuyến hành hương về nguồn cội, với nghĩa cử cao đẹp, Công ty Văn hoá Trí tuệ Việt đã cho ra đời tập sách HUYỀN THOẠI TRƯỜNG SƠN, gồm nhiều thể loại như bút ký, hồi ký, thơ, nhạc,... Đặc biệt hơn hết là danh sách đầy đủ, chính xác của 10.263 anh hùng liệt sĩ yên nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn.
    Sông Hương xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc những dòng thơ được thắp lên từ HUYỀN THOẠI TRƯỜNG SƠN - như một nén nhang gọi hồn những người đã ngã xuống!

  • LGT: Trong cuộc đi tìm mình khắc khoải ở trời , Nguyên Quân mang theo những u uẩn của quá nửa phần đời để mỗi buồn ngồi gặm nhấm. Chắc hẳn cũng nhờ vậy, anh đã làm được một điều không dễ - ấy là gọi tên đúng nỗi buồn giữa mênh mang thi phú...Sông Hương xin giới thiệu chùm thơ của Nguyên Quân mà hai trong số đấy sẽ được tuyển vào 700 năm thơ Huế.

  • Hơn một năm trước, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ giương cao Lá cờ trắng. Nhưng dường như đấy chỉ là hình thức “trá hàng” của một nàng thơ giữa độ hồi xuân.Không hiểu tự bao giờ, loài cúc dại đã cắm rễ vào cõi hồn đa mang của chị hút đến cả nỗi đau dung dưỡng xác thân trong kiếp luân hồi đầy khổ nạn. Tập thơ mới nhất của chị, là sự bung nở của vô vàn cúc dại, để trí nhớ đất này thêm những phút thăng hoa...

  • HẠ NGUYÊN* Sinh năm 1966 tại Hương Cần - Hương Trà -  TT. Huế* Hội viên Hội Nhà báo Việt , Ủy viên BCH Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế khóa IV (2007 - 2012).* Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế* Có nhiều tác phẩm in chung trong các tuyển tập: “20 truyện ngắn và ký 1975 - 1995”, “25 truyện ngắn và ký 1975 - 2000”, “Thời gian và nỗi nhớ”, “Trịnh Công Sơn - cát bụi lộng lẫy”, “Thừa Thiên Huế trong cơn đại hồng thủy (2000)” v.v.

  • NGUYỄN THIỀN NGHITên  thật là Nguyễn Bồn, sinh năm 1948 tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế.Hội viên Hội Nhà văn TT.Huế.Hiện là giáo viên của Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hương Thuỷ.