Những ảnh hưởng của văn học phương Tây đối với văn học Việt Nam hiện đại

16:10 24/05/2010
HÀ VĂN LƯỠNG 1. Trên hành trình của văn học Việt Nam hiện đại mà nói rộng ra là văn học Việt Nam thế kỉ XX, bên cạnh việc phát huy và giữ gìn bản sắc và những truyền thống văn hóa dân tộc thì nhu cầu giao lưu, tiếp thu văn học nước ngoài, đặc biệt là văn học phương Tây để góp phần hiện đại hóa nền văn học dân tộc trở thành một nhu cầu cần thiết.

Thầy Hà Văn Lưỡng - Ảnh: hueuni.edu.vn

Nhiệm vụ hiện đại hóa nền văn học nước nhà đồng thời với yêu cầu giải phóng dân tộc, giành độc lập trở thành hai nhiệm vụ lớn song hành suốt gần trọn thế kỉ XX.

Trong quá trình phát triển, do nhu cầu đổi mới và hiện đại hóa nền văn học, các văn nghệ sĩ của nước ta tiếp thu văn học nước ngoài ở cả hai phương diện: nội dung và hình thức. Quá trình tiếp nhận này diễn ra rất phức tạp trong những bối cảnh lịch sử, xã hội khác nhau với các trào lưu, các nền văn học khác nhau. Đồng thời khi nói đến việc tiếp nhận, ảnh hưởng văn học phương Tây, trước hết là nói đến văn học Pháp, sau này là văn học Nga và một số nền văn học khác.

Quá trình văn học phương Tây ảnh hưởng đến văn học Việt Nam diễn ra ngay từ những thập niên đầu thế kỉ XX và kéo dài suốt thế kỉ này. Chính từ những sự tiếp nhận đó, trên cơ sở một xã hội Việt Nam thực dân nửa phong kiến, nền văn học Việt Nam đã từng bước đi vào con đường hiện đại hóa, hội nhập với văn học khu vực và sau này là văn học thế giới. Đặc biệt, vào những thập niên cuối của thế kỉ XX, khi Đảng và Nhà nước chủ trương hội nhập, mở cửa với các nước trên thế giới, đa phương hóa và đa dạng hóa các mối quan hệ nhằm xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh văn minh thì việc tiếp thu văn học nước ngoài càng diễn ra mạnh mẽ hơn.

2. Trong nửa đầu của thế kỉ XX, văn học Pháp được giới thiệu ở Việt Nam với một khối lượng tác phẩm khá lớn. Thơ ngụ ngôn của La Fontaine, các vở kịch Trưởng giả học làm sang. Người bệnh tưởng (Molière), tiểu thuyết Ba người ngự lâm pháo thủ (A. Dumas), Những người khốn khổ (V. Hugo), Miếng da lừa (H. Balzac)... đã lần lượt được đăng trên các tờ Nam phong tạp chí, Đông dương tạp chí và nhà xuất bản Âu Tây tư tưởng đóng một vai trò quan trọng. Các nhà văn lớn thời kì này phần lớn được đào tạo từ các trường Pháp-Việt và một số đã du học từ Pháp trở về như Hoàng Ngọc Phách, Vũ Đình Liên, Khái Hưng, Chế Lan Viên, Nhất Linh, Nguyễn Mạnh Tường... Đội ngũ này một mặt chịu ảnh hưởng khá mạnh mẽ tư tưởng Tây học, mặt khác là lực lượng cơ bản góp phần quảng bá văn học Pháp ở Việt Nam đầu thế kỉ.

Vào những năm đầu của thế kỉ XX, trong văn học Việt Nam, văn xuôi lãng mạn, văn xuôi hiện thực và phong trào Thơ mới chịu ảnh hưởng sâu sắc văn học phương Tây. Các nhà thơ mới và các nhà văn Tự lực văn đoàn là những người tiên phong đổi mới theo tư tưởng phương Tây trong nhận thức và phản ánh.

Văn xuôi lãnh mạn đã đưa vào văn học Việt Nam những tư tưởng tiến bộ của chủ nghĩa lãng mạn phương Tây. Đó là tư tưởng chống phong kiến, đề cao ý thức cá nhân. Từ những tiếp thu đối với văn học phương Tây, văn học lãng mạn Việt Nam đã có những bước chuyển biến mới trong kết cấu, cốt truyện và các hình thức phản ánh khác. Các nhà văn trong Tự lực văn đoàn như Khái Hưng, Hoàng Đạo, Nhất Linh, Thạch Lam, Thế Lữ đã “đem phương pháp Thái Tây ứng dụng vào văn chương An Nam”. Trong sáng tác của họ, dấu ấn của Chateaubriand, V. Hugo, A. Musset, Lamartine, A. Gide...thể hiện khá rõ.

Viết về đề tài tình yêu của những cặp trai gái có cảnh ngộ éo le, đặc biệt, Nhất Linh và Khái Hưng chịu ảnh hưởng của A. Gide. Nếu như Bản giao hưởng đồng quê (A.Gide) miêu tả tình yêu của một giáo sĩ với một cô gái mù xinh đẹp thì ở Gánh hàng hoa (Khái Hưng và Nhất Linh), tác giả xây dựng mối tình lãng mạn giữa cô gái bán hoa với một văn sĩ mù, còn Nắng thu (Nhất Linh) lại đưa người đọc đến với tình yêu của một cậu học sinh trung học với một cô gái câm mồ côi.

Rõ ràng, ở đây chúng ta thấy có một sự gần gũi về đề tài mà các nhà văn lãng mạn Việt Nam đã tiếp thu được từ văn học phương Tây. Nhận xét về vấn đề này, Đặng Tiến cho rằng: “... Trực tiếp hay gián tiếp, Nhất Linh học được ở Gide giá trị của cảm giác, phương pháp phát triển ngũ quan để tiếp nhận, để cưỡng đoạt hương vị của trần thế. Nhất Linh học được ở Gide cách đầu tư tâm hồn vào sự phân tích, tra vấn hạnh phúc... Đọc Đôi bạn, Bướm trắng, Dòng sông Thanh Thủy qua những im lặng đón chờ hạnh phúc, ta không thể không nghĩ đến những món ăn trần thế của Gide...” (1).

Với tác phẩm Tố Tâm (1925) Hoàng Ngọc Phách trở thành cây bút tiên phong mở đường cho trào lưu lãng mạn trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ. Tố Tâm là cuốn tiểu thuyết báo hiệu bước phát triển mới của thể loại văn xuôi tự sự. Sự đổi mới và cách tân này của Tố Tâm trên cơ sở tác giả chịu ảnh hưởng và tiếp thu những thành tựu của tiểu thuyết hiện đại của Pháp. Khi nói về vấn đề này, Hoàng Ngọc Phách thừa nhận: “Tiểu thuyết Tố Tâm về hình thức chúng tôi xếp đặt theo những tiểu thuyết mới của Pháp, lối kể chuyện, tả cảnh theo văn chương Pháp cả về tinh thần. Chúng tôi vào tác phẩm những tư tưởng mới, tâm lý nhân vật được phân tích theo phương pháp của những nhà tâm lý tiểu thuyết có tiếng đương thời”.

Tác phẩm Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng (1933), chịu ảnh hưởng nhiều mặt của tiểu thuyết phương Tây. Về chủ đề Hồn bướm mơ tiên gần với chủ đề lãng mạng trong Atala (1801) của Chateaubriand và Jocelyn (1836) của Lamartine. Mối tình đầy lãng mạn và phảng phất bi kịch của Lan và Ngọc (Hồn bướm mơ tiên) có phần giống với câu chuyện tình giữa Atala và Chactas (Atala). Nếu Atala từ chối tình yêu của Chactas để giữ vững lời nguyền tôn thờ “Đức Mẹ Đồng trinh”, thì Lan chối từ tình yêu với Ngọc (mặc dù hai người rất yêu nhau) chỉ vì làm theo một lời nguyền của bà mẹ trước giờ phút hấp hối. Những trang miêu tả thiên nhiên trong Hồn bướm mơ tiên gần với những bức tranh thiên nhiên trong “Toute une Jeunesse” của F. Coppée. Một số tiểu thuyết mang tính chất quái dị của Thế Lữ (Vàng và máu - 1934, Trại Bồ Tùng Linh - 1941...) đã chịu ảnh hưởng khá rõ một số truyện kể quái dị của Hofmann và E.Poe. Khi tiếp thu những yếu tố mang tính chất huyễn tương trong truyện của E.Poe, tác phẩm Vàng và máu (Thế Lữ) đã thể hiện sự đổi mới trong phong cách nghệ thuật thể hiện.

3. Bên cạnh văn xuôi lãng mạn, văn xuôi hiện thực trong những thập niên đầu thế kỷ XX đã tiếp thu văn học phương Tây để hiện đại hóa thể loại tự sự. Trong một số tác phẩm của Vũ Trọng Phụng (Lục xì, Làm đĩ...) in rõ dấu ấn phong cách tự nhiên chủ nghĩa của E.Zola. Nhà văn Nam Cao đã chịu ảnh hưởng phong cách phân tích tâm lý nhân vật và trong Truyện người hàng xóm (Nam Cao) có nhiều nét tương đồng với truyện Ghi chép dưới nhà hầm của Đôxtôiepxki.

Trong việc tiếp thu văn học phương Tây để đổi mới văn học nước nhà, trường hợp những sáng tác của Hồ Biểu Chánh là một hiện tượng khá đặc biệt. Theo Vũ Ngọc Phan, Hồ Biểu Chánh là một hiện tượng khá đặc biệt. Theo Vũ Ngọc Phan, Hồ Biểu Chánh (1885- 1958) là “một nhà tiểu thuyết nổi tiếng”, một nhà văn bình dân nhất Nam Kỳ. Những tác phẩm của ông góp phần hình thành thể loại tiểu thuyết Việt Nam trên chặng đường phôi thai. Khi sử dụng chữ quốc ngữ để sáng tác, Hồ Biểu Chánh đã tiếp thu mạnh mẽ những tác phẩm văn học phương Tây. Một số tác phẩm của ông thường phóng tác theo các tác phẩm phương Tây nhằm thể hiện những nội dung mới của đời sống xã hội Việt Nam trên con đường vận động và biến đổi. Đó là trường hợp các tiểu thuyết như: Chúa Tàu Kim Quy (phóng tác theo Bá tước Monte-Cristo của A.Dumas), Cay đắng mùi đời (phỏng theo Không gia đình của H. Malot), Ngọn cỏ gió đùa (phỏng theo Những người khốn khổ của V.Hugo). Những tác phẩm trên nổi bật về xu hướng đạo đức xã hội, ngợi ca cái đẹp, cái tốt, cái thiện và lên án, chống lại cái ác. Việc phóng tác của Hồ Biểu Chánh đối với một số tác phẩm văn học phương Tây như trên là nhắm tiếp thu kinh nghiệm văn học nước ngoài để đổi mới thể loại tự sự mới hình thành và phát triển trong những năm đầu của thế kỷ XX. Ở đây, khi phóng tác, nhà văn không “chuyển dịch” như một số tác giả khác, mà biến thành riêng của mình để thể hiện cuộc sống và con người phức tạp của vùng Nam Bộ.

4. Trong vòng gần mười năm đầu thế kỷ XX (1932- 1945) các nhà thơ của phong trào Thơ mới đã tiếp thu và chịu ảnh hưởng của các nhà thơ lãng mạn Pháp như Chateaubriand, Lamartine, Musset, Hugo, Baudelaire... Hầu hết các nhà thơ mới với mong muốn đổi mới thi ca như Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên, Huy Cận... đã tìm về với thơ ca phương Tây và chịu ảnh hưởng khá mạnh mẽ thơ ca Pháp. Nhận định về hiện tượng này, nhà nghiên cứu phê bình Hoài Thanh viết: “Hàn Mạc Tử và Chế Lan Viên đều chịu ảnh hưởng rất nặng của Bôđơler và qua Bôđơler chịu ảnh hưởng của nhà văn Mỹ Eggar Poe, tác giả tập Chuyện lạ...” (2)

Có thể nói rằng, thơ ca phương Tây, đặc biệt thơ ca Pháp hiện đại là nguồn mạch quan trọng làm đổi mới thơ ca Việt Nam hiện đại trong những thập niên đầu thế kỷ XX. Thơ Thế Lữ chịu ảnh hưởng của trường phái lãng mạn Pháp như Chateaubriand. Nhiều nhà thơ như Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mạc Tử, Bích Khê ở các mức độ đậm nhạt khác nhau đều chịu ảnh hưởng của Baudelaire.

Những quan niệm của phái tượng trưng về cảm giác cái tôi cá nhân đã in đậm nét trong các bài thơ Huyền diệu, Nguyệt cầm (Xuân Diệu), Đi giữa đường thơm (Huy Cận), Đồ mi họa, Sọ người (Bích Khê). Các nhà thơ mới còn tiếp thu tính nhạc điệu, cái tiên nghiệm, tinh thần âm nhạc của thơ tượng trưng. Tuy sống cách xa nhau một thế kỉ và thuộc hai dân tộc khác nhau nhưng trên bối cảnh xã hội có phần tương đồng nên họ mang tâm trạng giống nhau. Đó là tâm trạng của những người trí thức tiểu tư sản trước những biến đổi lớn lao của xã hội và họ cảm thấy mình bất lực chán nản trước thời cuộc.

Mặc dù còn một số hạn chế trong tư tưởng khi tiếp thu nội dung và hình thức thơ phương Tây, nhưng rõ ràng nhờ quá trình tiếp xúc này các nhà thơ mới đã mang vào thơ một luồng gió mới tạo ra sự biến đổi nhiều mặt trong thơ ca Việt Nam hiện đại.

5. Từ những năm 50 trở lại đây, đặc biệt vào những thập niên 70, 80 và 90, khi nước ta tiến hành đường lối đổi mới, mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới thì văn học phương Tây có điều kiện ảnh hưởng đến văn học Việt Nam hiện đại trên qui mô rộng lớn hơn.

Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa đã được phổ biến một cách khá hệ thống ở nước ta, trong đó phải kể đến văn học Xô Viết và một số tác phẩm mang tư tưởng xã hội chủ nghĩa, tiến bộ khác. Khói lửa của H. Barbuse, Người mẹ của M. Gorki, Thép đã tôi thế đấy của N. Ôxtrôpxki, Đất vỡ hoang, Sông Đông êm đềm của M. Sôlôkhốp, Thơ của Maiacôpxki... và những tác phẩm văn học hiện đại khác là những tác phẩm mang tính “kinh điển” cung cấp cho các nghệ sĩ và độc giả nước ta những nguyên tắc và nghệ thuật phản ánh mới. Một số nhà văn cũng tiếp thu những biện pháp nghệ thuật thể hiện như xây dựng cốt truyện, tính cách nhân vật... và đã có những tác phẩm văn học có giá trị. Chúng ta có thể nhận thấy ảnh hưởng của Đất vỡ hoang (Sôlôkhốp) đối với Cái sân gạchVụ lúa chiêm của Đào Vũ trong cách đặt và giải quyết vấn đề xã hội ở giai đoạn bước ngoặt, theo một cách nhìn biện chứng, khoa học.

Từ sau năm 1975, đặc biệt là từ 1986 đến nay, những tác phẩm văn học với đủ các thể loại, trào lưu đã được phổ biến rộng rãi trong công chúng. Và dĩ nhiên các nhà văn của chúng ta có điều kiện để học hỏi, tiếp thu những mặt tốt của nó nhằm làm phong phú thêm nền văn học nước nhà trên con đường phát triển, đổi mới. Trong giai đoạn này văn xuôi tự sự Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều hơn cả. Các nhà văn đã không ngừng tiếp nhận và thể hiện trong tác phẩm của mình cách nhận thức, thủ pháp nghệ thuật phản ánh... để góp phần hiện đại hóa văn học đất nước.

Về kĩ thuật viết văn, Phiên chợ Giát (Nguyễn Minh Châu) gần với kĩ thuật dòng ý thức trong các sáng tác của M. Proust. Chín bỏ làm mười của Phạm Thị Hoài là tác phẩm chịu ảnh hưởng truyện Mười một người con trai của F. Kapka. Ở đây, khi vận dụng kĩ thuật viết văn của tác giả phương Tây, Phạm Thị Hoài đã tạo ra một cách thể hiện mới mang tính hiệu ứng thẩm mĩ cao.

Một số tác giả tiếp nhận khung cảnh tự sự của văn học nước ngoài để đưa vào bối cảnh cụ thể của Việt Nam. Như vậy, việc tiếp nhận không chỉ dừng lại ở hình thức như đã dẫn chứng ở trên mà còn thể hiện ở nội dung và quan niệm nghệ thuật. Trong lĩnh vực này, Phạm Thị Hoài và Nguyễn Huy Thiệp... là những ví dụ tiêu biểu. Cái triết lí “không có chúa thì mọi cái đều được phép làm” của Đôxtôiepxki trong Anh em nhà Karamadôp được Nguyễn Huy Thiệp chuyển thành triết lí “không có vua thì mọi cái đều được tự do” trong Không có vua. Phạm Thị Hoài đã lấy một chủ đề mang khung cảnh tự sự là mê cung của F. Kapkađể đặt tên cho một tác phẩm của mình là Mê lộ.

Phản ánh sự tha hóa của con người và sự phi lí của cuộc sống xã hội hiện đại là một vấn đề nổi bật trong văn học phương Tây. Tác giả Phạm Thị Hoài cũng khai thác các vấn đề trên trong các tác phẩm của mình. Nếu nhân vật Menrsalt trong Kẻ xa lạ của văn học hiện đại chối từ kiểu sống theo những lề thói xã hội đã hằn sâu trong mỗi con người thì hai mẹ con cô Liễu trong Tổ khúc bốn mùa của Phạm Thị Hoài sống tách biệt với lối sống “giống nhau từ cái ngậm tăm, xỏ đôi dép đến những ước mơ quẩn quanh tội nghiệp... và mất khả năng ý thức về mọi sự”. Trong Thiên sứ, Phạm Thị Hoài nói đến một số nhân vật không “biết làm gì khác hơn ngoài liên hoan, cơ hội ôn tập và thao diễn chính trị trước khi trượt dài vào một thời khóa biểu công chức dằng dặc những chu kì ngày lại giống ngày”. Đoạn văn mô tả trên gần với tính phi lí của A. Camus trong Huyền thoại Sisyphe: “Ngủ dậy, lên xe điện, bốn giờ ngồi vào bàn giấy... nghỉ ăn cơm, đi ngủ và thứ hai thứ ba thứ tư thứ năm thứ sáu rồi thứ bảy đều lặp lại cùng một nhịp độ... gần như đều đặn”.

Việc có cách viết giống nhau của các nhà văn Việt Nam và các tác giả văn học phương Tây chủ yếu do sự giao lưu và tiếp nhận. Nhưng cũng không loại trừ trường hợp trong những điều kiện lịch sử xã hội giống nhau, không trực tiếp chịu ảnh hưởng nhưng vẫn có sự gần gũi nhau đối với một số tác giả, tác phẩm.

6. Trong quá trình phát triển và hiện đại hóa, nền văn học Việt Nam đã không ngừng tiếp thu và chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây. Dấu ấn của văn học nước ngoài đối với văn học Việt Nam tuy từng giai đoạn có mức độ đậm nhạt khác nhau nhưng đã tác động mạnh mẽ đến nền văn học Việt Nam hiện đại, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của văn học nước ta. Những phân tích, đánh giá, so sánh trên của chúng tôi chỉ mới là những nhận xét chưa thật đầy đủ về các phương diện, chắc chắn cần phải đi sâu nghiên cứu, tim hiểu nhiều hơn nữa.

H.V.L
(141/11-00)


-------------------------------------------------------------------------
(1). Tạp chí Văn số 37 ngày 1.7.1965.
(2). Hoài Thanh- Hoài Chân: Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội, 1988.



Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐINH VĂN TUẤN

    Trong số mấy bài thơ chữ Nôm còn lại của Bà Huyện Thanh Quan, bài thơ “Qua Đèo Ngang” là bài thơ gần đây được tranh luận nhiều nhất về chữ nghĩa, đặc biệt là về từ ngữ “cái gia gia”(1).

  • KHẾ IÊM

    Tựa đề về cái chết của hậu hiện đại không có gì mới vì đã có khá nhiều bài viết bàn về vấn đề này, từ những đầu thập niên 1990. Nhưng bài viết đã phác họa cho chúng ta thấy đời sống văn hóa trong thời đại sau chủ nghĩa hậu hiện đại với sự xuất hiện những phương tiện công nghệ mới. Lạc quan hay bi quan, chúng ta chưa biết, nhưng rõ ràng những hệ tư tưởng cũ đang dần dần bị tàn phai nơi những thế hệ mới.

  • ALAN KIRBY

    LTS: Alan Kirby nói chủ nghĩa hậu hiện đại đã chết và đã được chôn. Tới thế chỗ của nó là một hệ hình mới của thẩm quyền và kiến thức được hình thành dưới áp lực của những công nghệ mới và các lực lượng xã hội đương đại. Tựa đề bài tiểu luận, lần đầu tiên xuất hiện trên tạp chí Philosophy Now (Triết học Bây giờ) ở Anh, số 58, năm 2006, và sau đó được in trong cuốn “Digimodernism: How New Technologies Dismantle the Postmodern and Reconfigure Our Culture”, được Continuum xuất bản vào năm 2009.

  • LÊ QUỐC HIẾU

    Trong các bộ phận của khoa nghiên cứu văn học Việt Nam hiện nay, không thể phủ nhận lý luận, phê bình là lĩnh vực có nhiều thay đổi rõ rệt. Một loạt những công trình nghiên cứu lịch sử lí luận, phê bình văn học “trình làng” trong những năm qua[1], đủ để nhận thấy tham vọng khái quát, đánh giá của các nhà nghiên cứu sau mỗi chặng đường phát triển của văn học.

  • THÁI KIM LAN
    I.
    Bài viết này được mở đầu bằng một trải nghiệm tự thân, từ chỗ đứng của chủ thể thực hành nói ra kinh nghiệm của mình, vì thế có thể gây ấn tượng về tính chủ quan. Sự trách cứ ấy xin nhận lãnh trước, nhưng xin được tạm thời để trong dấu ngoặc.

  • LUÂN NGUYỄN

    Nhất đình sơn vũ luyện hoa khai
                 (Mộ xuân tức sự - Nguyễn Trãi)

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    (Trích tham luận tại Hội thảo "Văn học trước yêu cầu đổi mới" tháng 12-1987)

  • BỬU CHỈ

    Đã từ lâu tôi vẫn nghĩ và tin rằng: quê hương của nghệ thuật là Tự Do, và nghệ thuật đích thực phải thoát thai từ những con người sáng tạo có đầy đủ quyền làm người, cùng tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội của họ; và lớn hơn nữa là đối với con người.

  • LÊ QUANG THÁI

    Năm Quý Tỵ đã trôi qua, Xuân Giáp Ngọ đã về:
    Rắn trườn đã hết năm,/ Ngựa hay đưa Xuân về.(1)

  • ĐỖ LAI THÚY

    Kìa ai chín suối xương không nát
    Ắt hẳn nghìn thu tiếng vẫn còn
                   
    (Nguyễn Khuyến)

  • TRẦN HUYỀN TRÂN

    Có lẽ, Cám dỗ cuối cùng của Chúa là cuốn tiểu thuyết nói về khoái lạc trần tục của Jesus một cách táo bạo nhất?

  • NGUYỄN DƯ

    Hôm ấy bạn bè họp mặt ăn uống. Chuyện nổ như bắp rang. Tôi khoe mình đã từng ba lần đội trời đạp đất trên đỉnh đèo Hải Vân. Một bạn hỏi đèo Hải Vân có gì đặc biệt? Câu hỏi bất ngờ làm tôi cụt hứng. Ừ nhỉ… đèo Hải Vân có gì đặc biệt?

  • PHAN TUẤN ANH

    “Lịch sử như là đem lại ý nghĩa cho cái vô nghĩa”
                                                               (T.Lessing)

  • Ngày nay, nhìn lại chủ trương cách mạng của Phan Châu Trinh cách đây hơn một thế kỷ, một lần nữa chúng ta lại thấy tầm nhìn của một người mang khát vọng Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh.

  • NGUYỄN THỊ TỊNH THY

    Sau khi đọc bài trao đổi của Triệu Sơn trên tạp chí Sông Hương số 10/2013 về bài viết của tôi trên tạp chí Sông Hương số 8/2013, tôi xin có mấy ý trả lời như sau:

  • PHAN NGỌC

    Trong quyển "Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều", tôi có dùng một số thuật ngữ chuyên môn. Trong phạm vi quyển sách tôi không thể trình bày kỹ cách hiểu của mình, cho nên có sự hiểu lầm. Giờ tôi xin trình bày kỹ hơn khái niệm "thức nhận", cơ sở của tác phẩm, để bạn đọc dễ đánh giá hơn.

  • YẾN THANH

    Trong bài viết này, chúng tôi muốn nhìn nhận những cống hiến của GS.TS Lê Huy Bắc trên lĩnh vực khoa học, đây là những thành tựu mà theo chúng tôi, vừa có tính lan tỏa, lại vừa có tính bền vững. Bởi vì, có thể nhiều học viên, nhà nghiên cứu dù không trực tiếp được nhà khoa học giảng dạy, hướng dẫn, nhưng từ những công trình, bài báo khoa học, vẫn được kế thừa và chịu sự tác động từ người thầy đó. 

  • TRIỆU SƠN

    Bài này nhằm trao đổi với tác giả Nguyễn Thị Tịnh Thy về những bất cập của nghiên cứu, phê bình văn học hiện nay nhân đọc bài “Những bất cập và thái quá trong nghiên cứu văn học hiện nay” của tác giả trên Sông Hương, 294/08-13.

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH

    Được Bakhtin đề xuất trong công trình nghiên cứu về sáng tác của Frăngxoa Rabơle, thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực nghịch dị (grotesque realism) là sự định danh ước lệ cho một kiểu hình tượng đặc thù (hay phương pháp xây dựng hình tượng đặc thù) của nền văn hóa trào tiếu dân gian, kiểu hình tượng nghịch dị.

  • LTS: Phạm Phú Uyên Châu, bút danh Meggie Phạm, sinh năm 1991, hội viên trẻ nhất của Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, tác giả của bộ truyện dài liên hoàn do Nxb. Trẻ ấn hành: Hoàng tử và em (2011, tái bản 2011), Giám đốc và em (2011, tái bản 2012), Chàng và em (2012, tái bản 2012), Người xa lạ và em (2012) và Tôi và em (đang in).