Nhung nhăng, tần suất ấy dường như khá dày, là ngôn từ của nhà văn Tô Hoài để vận vào những trường hợp, lắm khi chả phải đi đứng thế này thế nọ mà đương bập vào việc chi đó?
Nhà văn Tô Hoài. Ảnh: Nguyễn Đình Toàn
Cụm từ ấy xuất hiện từ những thăm thẳm xa, thuở cái dốc Bưởi có mấy cây vông vang cổ thụ đỏ như vông đông như tiết. Bưởi thuở đó hẵng còn rờn rợn vắng tuy là một cửa ngõ òa ra mạn Nghĩa Đô, cậu bé Nguyễn Sen áo chúc bâu nhung nhăng thoắt cái đu người điệu nghệ trên chuyến xe điện vào thành phố.
Bây giờ, những cục u mấu trên những me sấu cổ thụ nào của Hà thành một ngày giêng hai năm 1940 ấy chứng kiến những bước đi lúc ngập ngừng lúc dứt khoát của một chàng trai tên Nguyễn Sen thành danh Tô Hoài bởi truyện Dế Mèn... Rồi chàng trai Tô Hoài tuổi 26 không nhung nhăng men theo ngoại ô Nghĩa Đô để lên chiến khu mà hối hả, tốc táo nhập với đoàn quân kháng chiến qua mạn Vân Đình, Ba Thá... Những nhung nhăng năm kháng chiến của Tô Hoài không nối gót Nguyễn Tuân khua trống trong đêm công đồn Đại Bục mà lặng lẽ sang một hướng, một mạn khác xuyên mãi vào những con đèo chất ngất vùng Tây Bắc.
Nhung nhăng ấy là những năm ra trụ sở dân phòng họp tổ dân phố, khi sang Bà Triệu, Nguyễn Du họp với Hội Nhà văn lê la với những Nguyễn Tuân, Nguyễn Bính... ở quán rượu dốc Bà Triệu (đọc rồi để ý bây giờ chỗ quãng phố xuôi chuội ấy cũng thành dốc thì phải?). Có khi những nhung nhăng ấy chợt nhảo sang phi trường Gia Lâm để bay đến trời Tây trời Á, Âu để họp, để ngồi với những văn hào của thế giới, của Hội nhà văn Á Phi hay thơ thẩn chuyện trò với bà nấu bếp xứ Nga...
Biết bao nhung nhăng ấy (nhung nhăng còn hàm cái ý việc viết lách sáng tác như chơi chơi! Hình như là trời cho, mà chẳng nhiều nhặn những người viết như thế? Như là mọi ý nghĩ, mọi thứ đã có sẵn trong đầu rồi chỉ ngồi vào bàn là bày biện luôn ra giấy như cụ Tô Hoài một lần bộc bạch). Những bày biện ấy đã bầu lên một Tô Hoài đồ sộ với hơn 150 đầu sách (mới kể số đã in thôi)! Những nhung nhăng đã họp đã hợp thành những nhành những tán của một thứ thụ mộc sum suê.
Mà khép tán của bậc cổ thụ ấy tuyệt nhiên không làm cớm, không che chắn những khoảnh rừng lẫn các thứ cây nhỏ hơn. Một nhà văn nước ngoài nói, cái cây lớn thì tìm sự cô đơn trên cao? Nhưng thụ mộc Tô Hoài, trong từng mắt lá, từng thớ gỗ xoắn bện dẻo quánh luôn cúi, luôn rì rào rủ xuống đám viết lách mà rủ rỉ mà thủ thỉ, kiêm cả chức phận làm mát cũng như chở che? Bao nhiêu người, tôi không nhớ nhưng khá nhiều, đến cái thứ mọn như tôi, hồi chưa biết ông cũng đã tiếp được cái thư tay ông, rất cẩn thận gửi theo đường bưu điện góp ý về loạt phóng sự về hai ông vua Mèo, một ở Mèo Vạc, một ở Đồng Văn.
Mùa nực năm 1978, tôi được hầu một số đấng đi thực tế ở mạn Hòa Bình, Sơn La. Nghĩ thương các đấng thuở ấy, bây giờ mới thực là ăn là chén mà các cụ đâm thưa vắng hết cả rồi. Gọi là tiệc của Ủy ban tỉnh nhưng cũng chỉ có nửa con cầy với một con gà, đưa cay là thứ rượu sắn đắng nghét. Xong bữa khá háo, vừa khát vừa hiếu kỳ, tôi mon men đến bàn trà có cái ấm độc ẩm mà cụ Nguyễn Tuân đương lúc vui hào phóng bày ra. Cụ cũng hào phóng ban cho tôi một chén con hạt mít. Tôi nài thêm nữa thì bất đồ cụ thong thả cầm tay tôi chỉ ra ngoài đường, này có cái quán nước chè xanh chỗ đầu dốc kia ra mà làm mấy bát... Vừa ngại lẫn ngượng nhưng ngay sau đó cụ Tô Hoài máy tôi ra chỗ cái quán trà xanh kẹo bột ấy thực. Có lẽ với cụ Nguyễn, nhiều người kính, nhưng là thứ kính nhi viễn chi (đứng xa mà ngó) còn cụ Tô Hoài thì luôn dồi dào thứ trữ lượng mát mẻ lẫn ấm áp của những dung dị, gụi gần.
Những năm còn nhung nhăng trên phố Đoàn Nhữ Hài sau này dời xuống phường Nghĩa Đô, có biết bao tao nhân mặc khách lẫn tục khách ghé nhà mà cụ ông lẫn cụ bà đều chịu khó nghênh hết!
Nhớ thêm năm xa ấy, có mấy ông bạn Việt kiều cũng có viết lách, phim phiếc chi đó bên Canada nhờ tôi đưa đến cụ Tô Hoài và Kim Lân để họ phỏng vấn ghi hình... Nể bạn nhưng chả dám kêu điện thoại trước cho cụ, tôi cứ đường đột dẫn cả đám đến…
Đồng thời cũng dọn sẵn những câu xin đại xá nếu có bề gì. Nhưng may, cụ ông cùng cụ bà đều vui vẻ chuyện trò. Mà chật non cả một buổi. Bây giờ ngồi gõ những dòng này, chắc bên xứ trời Tây ấy còn lưu, còn diễn chiếu những thước phim ấm áp ngày nào? Còn tôi thì bỗng trơ khấc chả có gì cụ thể về những thời khắc đáng nhớ đó ngoại trừ những chắp nhặt bập bõm!
Nhớ cuối cữ rét năm xa ấy đi một vệt Tây Bắc, bữa về ngồi hầu chuyện cụ ở Nghĩa Đô, lẩn thẩn hỏi thêm cụ về Mường Giơn hay Mường Giôn? Làng Nghĩa Đô đã lên phường dày dịt bê tông loa lóa trắng rợn những nhôm kính. Câu chuyện đồng rừng dẫm lên vết chân của nhà văn Tô Hoài những năm 50, 60 ấy có cảm giác làm ông lão cựa quậy lên một chút cái tình đồng rừng lâu nay do hoàn cảnh phải nín thít đi thì phải?
Càng nghe cụ rủ rỉ những thứ này thứ khác, tôi bừng thêm cảm giác tiếc nuối lẫn ân hận bởi biết cái lứa lười biếng bất tài như chúng tôi thì trời có cho đến cả tuổi trăm thì riêng mảng Tây Bắc cũng chả bao giờ đạt đến cái tài cùng cái tình rừng một thuở một thời như tác giả Truyện Tây Bắc với Vợ chồng A Phủ đây! Mường Giơn giải phóng... Hóa ra là Mường Giôn. Mường Giôn của châu Quỳnh Nhai. Cụ không nhầm mà trong truyện Tây Bắc Mường Giôn thành Mường Giơn đơn giản vậy!
Bữa Quốc hội quyết định bỏ phiếu gộp xứ Đoài vào Hà Nội, chúng tôi ngồi lâu hơn với cụ Tô Hoài để nghe cụ nói kỹ hơn về nhà thơ Quang Dũng và những trữ năng về một xứ Đoài linh thiêng. Có cảm giác nhà văn là thủ lĩnh tinh thần đương lên dây cót cho các chiến binh mà mắt chưa quen với tinh kỳ, tai chưa quen nghe trống trận! Người ta nói nhiều đến tam thập nhi lập tứ thập nhi bất hoặc nhưng ít nhắc đến thất thập nhi tùng-tâm sở-dục bất du-củ. Tạm hiểu là đến năm 70 tuổi, con người đạt đến tình trạng hoàn hảo về cách xử sự và xử thế.
Nhờ đó mà mỗi khi người ta định nói điều gì hay làm việc gì thì tự nhiên thể hiện đúng với chủ tâm của lòng mình. Nghĩa là muốn sao được vậy, không bao giờ vượt ra khỏi khuôn khổ của đạo lý hay lẽ thường. Có phải là độ chín mà là chín nẫu của con người ở vào tuổi từ 70 trở lên nếu trước đó họ được giáo dục đúng cách, tự tìm tòi học hỏi, có kiến văn quảng bác, có tu tâm dưỡng tánh, đã từng trải cũng như rút được ưu khuyết điểm trong các kinh nghiệm về nỗi ê chề đớn đau của cuộc đời. Chất giọng rủ rỉ cùng với vẻ lặng lẽ kia của cụ tiên chỉ Tô Hoài ở độ cửu tuần, hình như là thứ ngôn ngữ, là cung cách trả lời, là một dạng một thứ bất du củ?
Có lẽ phải ám lâu hơn hình ảnh bữa cụ đã yếu lắm trong căn phòng 14 tầng 4 nhà 10 bệnh viện Hữu Nghị nhưng do cái ống xông luồn vô đường mũi nên cụ phát âm hơi khó... Nhưng cụ vẫn tỉnh táo trao đổi... Có một chốc, mãi đến lần thứ 3 chúng tôi mới nghe thủng cụ thều thào này cái bô-xít thế nào? Trời đất ơi, ai bảo đấy là ngôn ngữ bột phát của một cửu tuần đang cạn kiệt dần trữ lượng? Lại nhớ thêm khi hỏi thăm đến chỗ cụ do nhầm nên một bác sĩ ở tầng 3 thông báo cho chúng tôi biết ở đây không có ông Tô Hoài nào cả! Sau một cô trong đoàn thăm gạ mãi rằng nhà văn Tô Hoài ấy mà... Vị bác sĩ nọ đã phát cáu cái nhà chị này nhà văn Tô Hoài mà ai chả biết!
Nhà văn Tô Hoài mà ai chả biết…
Mà bữa nay hình như cụ đương nhung nhăng đâu đó?
Đêm 6/7/2014.
Nguồn: Xuân Ba - TPO
Sau ba năm đi giang hồ Trung Quốc. Nguyễn Du trở về, ở tại Thăng Long từ cuối năm 1790 cho đến năm 1794. Đó là ba năm «Chữ tình chốc đã ba năm vẹn», lưu lại trong Lưu Hương Ký của Hồ Xuân Hương.
Báo Tin Tức Chúa Nhựt, 3.11.1940 mở đầu bằng mấy hàng như sau: “Hai mươi chín tháng Chín Annam (20 Octobre 1940). Thêm một ngày đáng ghi nhớ. Một người đã mất: cụ Sào Nam Phan Bội Châu”
Với giọng văn sinh động, pha chút hài hước, hình minh họa ngộ nghĩnh, phù hợp với lứa tuổi học trò: “Chuyện kể về thầy trò thời xưa”, “Những tấm lòng cao cả” hay bộ văn học teen “Cười lên đi cô ơi”… sẽ đem đến cho độc giả nhiều cung bậc cảm xúc và hoài niệm.
Trong tất cả các Ni sư Phật giáo mà tôi được biết và chịu ơn hoằng pháp vô ngôn, có lẽ người gần gũi với tôi nhất trong đời là Cố Đại Trưởng lão Ni chúng – Sư Bà Cát Tường - nguyên trụ trì chùa sư nữ Hoàng Mai ở Thủy Xuân – Huế.
LTS: Nhà thơ, nhà văn Thanh Tịnh năm 78 tuổi sức khỏe không còn như buổi thanh niên, nhưng ngòi bút của ông vẫn còn cái sung sức của một người đã từng yêu du lịch và làm nghề hướng dẫn khách du lịch toàn Đông Dương. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc những trang hồi ký đầy lý thú của Thanh Tịnh.
NGUYỄN XUÂN HOA
Tôi không có dịp được học với thầy Phạm Kiêm Âu, người thầy nổi tiếng ở Huế, nhưng lại có cơ duyên cùng dạy ở trường nữ trung học Đồng Khánh với thầy trong các năm 1974 - 1975.
Vậy là nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh đã về cõi thiên thu giữa một sáng mùa thu Hà Nội lay phay gió mù u!...Trước khi chưa kịp được vuốt mắt, dường như đôi đồng tử của ông vẫn còn lưu giữ lại hình ảnh đau đáu về con sông Cụt quê nhà.
Với một tướng lãnh võ biền, thì mục tiêu cuộc dẹp loạn là đánh tan loạn quân, rồi ca khúc khải hoàn, ăn mừng chiến thắng.
PHÙNG TẤN ĐÔNG
“Đời của nó như thể bềnh bồng
Cái chết của nó như thể an nghỉ”
F.Jullien
(Dẫn nhập cuốn “Nuôi dưỡng đời mình - tách rời hạnh phúc” - Bửu Ý dịch, 2005)
THANH TÙNG
Hiệp định Genève ký kết, sông Bến Hải tưởng chỉ là giới tuyến tạm thời, không ngờ đã trở thành ranh giới chia cắt đất nước Việt Nam hơn 20 năm. Nỗi đau chia cắt và biết bao câu chuyện thương tâm, cảm động đã diễn ra ở đôi bờ Hiền Lương kể từ ngày ấy. Nhiều cuộc tình đẫm máu và nước mắt. Có những đôi vợ chồng chỉ ở với nhau đúng một đêm. Có người chồng Bắc vợ Nam, khi vợ được ra Bắc thì chồng lại đã vào Nam chiến đấu, đời vợ chồng như chuyện vợ chồng Ngâu.
“Thưởng thức là ngưỡng cửa của phê bình. Chưa bước qua ngưỡng cửa ấy mà nhảy vào cầm bút phê bình thì nhất định mắc phải những sai lầm tai hại. Không còn gì ngượng bằng đọc một bài người ta đem dẫn toàn những câu thơ dở và những câu ca dao dở mà lại đi khen là hay”. (Vũ Ngọc Phan, trích từ Hồi ký văn nghệ, tạp chí Văn Học, Hà Nội, số 4 năm 1983, trang 168).
VƯƠNG TRÍ NHÀN
I
Hè phố Hà Nội vốn khá hẹp, chỉ có điều may là ở cái thành phố đang còn lấy xe đạp làm phương tiện giao thông chủ yếu này, người đi bộ có phần ít, phía các phố không phải phố buôn bán, vỉa hè thường vắng, bởi vậy, nếu không quá bận, đi bộ lại là cái thú, người ta có thể vừa đi vừa nghỉ, thoải mái.
Gặp người thư ký của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm xưa, tôi có dịp biết thêm những tình tiết mới quanh câu chuyện hơn 30 năm về trước khi tiểu thuyết “Búp sen xanh” của nhà văn Sơn Tùng được tái bản lần đầu.
THẾ TƯỜNG
Ký
"Quê hương là chùm khế ngọt
cho con trèo hái cả ngày"
Một nhà báo Pháp sắp đến Việt Nam để tìm lại một di sản chiến tranh, nhưng ở một khía cạnh nhân văn của nó - đó là những con người, địa điểm từng xuất hiện trong các bức ảnh mà nữ phóng viên chiến trường nổi tiếng Catherine Leroy ghi lại trong cuộc tấn công Mậu Thân vào thành phố Huế.
Thanh Minh là bút danh chính của Nguyễn Hưu(1), người làng Yên Tập, tổng Phù Lưu, huyện Can Lộc, nay là xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
LTS: Nhà văn Lan Khai tên thật là Nguyễn Đình Khải, sinh năm Bính Ngọ 1906 ở Tuyên Quang, song lại có gốc gác dòng họ Nguyễn ở Huế. Ông nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam từ những năm 1930 - 1945, được mệnh danh là “nhà văn đường rừng”, để lại hàng trăm tác phẩm văn học, trong đó có gần 50 cuốn tiểu thuyết.
Thực tế lịch sử gần 70 năm qua đã khẳng định rằng Cách mạng Tháng 8 năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là kết quả của hành trình 30 năm tìm đường cứu nước của Bác Hồ và là kết quả tất yếu từ công lao to lớn của Bác chuẩn bị cho việc tiến hành cuộc cách mạng giải phóng kể từ ngày Bác về nước.
Tháng Bảy âm. Tháng cô hồn. Mồng một âm đã rả rích mưa báo hiệu cho một tháng âm u của Tiết Ngâu. Sắp rằm, tâm trí chợt như hửng ấm khi tiếp được cái giấy Hà Nội mời dự lễ khánh thành nhà bia và Khu tưởng niệm đồng bào ta bị chết đói năm 1945. Chợt nhớ, công việc này đã manh nha từ hơn mười năm trước…
LTS: Nguyễn Hưu, bút danh Thanh Minh, sinh năm 1914, quê huyện Can Lộc, hoạt động báo chí và văn học từ những năm 1934 - 1935. Ông là nhà báo, nhà thơ, dịch giả Hán - Nôm, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, nhà quản lý văn hóa văn nghệ có nhiều thành tựu và cống hiến. Ông là Hội trưởng Hội văn nghệ Hà Tĩnh đầu tiên. Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông [21.8], VHNA sẽ lần lượt đăng một số bài viết về ông.