“Tham vấn nhu cầu tâm lý của học sinh trung học phổ thông thành phố Huế” là đề tài nghiên cứu của nhóm giảng viên Khoa Tâm lý trường ĐH Sư Phạm Huế vừa đạt giải Ba Cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh TT Huế năm 2012. Khảo sát nhu cầu tư vấn tâm lý của học sinh, đưa ra các biện pháp giúp các em được tư vấn ngay tại trường học là những đóng góp của đề tài nghiên cứu này.
Lứa tuổi học sinh phổ thông rất cần được tư vấn tâm lý
Nhóm nghiên cứu gồm các giảng viên, phần lớn còn trẻ tuổi của Khoa Tâm lý giáo dục trường ĐH Sư Phạm, do cô giáo Đinh Thi Hồng Vân làm chủ đề tài. Cô Vân cho biết, xuất phát từ thực tế hiện nay có khá nhiều học sinh lứa tuổi THPT do những căng thẳng về tâm lý, không được tư vấn và giải tỏa, đã tìm đến những cách giải quyết tiêu cực như tìm đến cái chết, gây gổ đánh nhau, hoặc dẫn đến tình trạng trầm uất, ảnh hưởng đến sức khỏe và những hiện tượng tiêu cực khác cho chính bản thân các em, nhóm giảng viên này đã quyết định cùng khảo sát nhu cầu này của học sinh phổ thông trên địa bàn thành phố Huế, mặc dù đây chưa phải là địa bàn nóng về những vấn đề trên.
“Mặc dù chưa phải là địa bàn nóng nhưng không có nghĩa là chưa xảy ra các hiện tượng cần được hiểu và trợ giúp các em. Cuộc sống bận rộn khiến nhiều phụ huynh không có nhiều thời gian dành cho con cái, và các em vì vậy cũng không có nhu cầu chia sẻ với cha mẹ, trong khi có rất nhiều điều các em càn được tư vấn, giúp đỡ để có kỹ năng sống tốt hơn, tự giải quyết được những vướng mắc khó nói của bản thân. Nghiên cứu của chúng tôi hướng đến khảo sát và đưa ra những giải pháp khả thi dành cho các em”, thạc sĩ Hồng Vân cho biết.
Đối tượng khảo sát nghiên cứu là hơn 600 học sinh của các trường THPT Cao Thắng, Nguyễn Trường Tộ, Bùi Thị Xuân. Ngoài ra còn có sự tham gia của một số cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường trên. Đề tài được tiến hành bằng nhiều phương pháp. Ngoài nghiên cứu lý thuyết chung, nhóm nghiên cứu còn tiến hành điều tra bằng bảng, trả lời câu hỏi trắc nghiệm đến từng học sinh, phỏng vấn sâu và thực hành thực nghiệm tác động bằng hoạt động tư vấn nhóm học sinh có cùng khó khăn về tâm lý cần tháo gỡ.
6 vấn đề khó khăn về tâm lý của học sinh phổ thông có nhu cầu tham vấn được nhóm nghiên cứu khảo sát gồm có: học tập, quan hệ- ứng xử với giáo viên, quan hệ- ứng xử với bạn bè, với bạn khác giới, với bố mẹ và người thân, và nhu cầu tham vấn về hướng nghiệp
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù tỉ lệ học sinh THPT thành phố phải thường xuyên đối mặt với stress về tâm lý chưa đến mức báo động, và khoảng 70% học sinh trả lời có thể tự điều hòa stress, song khoảng 90% các em được điều tra trả lời rằng cần được tham vấn tâm lý các vấn đề trên khi gặp khó khăn. Và các em mong muốn được tư vấn tại trường bởi những chuyên gia tâm lý hơn là các thầy cô giáo và bố mẹ của mình. “Chúng tôi đã khảo sát rất kỹ và nhận ra đây là 6 vấn đề mà các em thường gặp phải những rắc rối cần được sự tư vấn. Các em cũng cho biết, cần được tư vấn từ những nhà tâm lý chuyên nghiệp. Nhiều em còn chia sẻ rằng, có nhiều chuyện rất ngại chia sẻ với thầy cô hoặc cha mẹ, nếu có nhà tâm lý tư vấn thì sẽ mạnh dạn hơn”, nhóm nghiên cứu này cho biết.
Đề tài cũng đặt ra một vấn đề đó là cần xây dựng các trung tâm tham vấn tâm lý cho học sinh tại các trường học, với sự tham gia của các chuyên gia tâm lý. Điều này đã được nhiều trường phổ thông tại TP HCM và Hà Nội, Cần Thơ thực hiện, tuy nhiên tại Huế thì chưa có.
Một tin vui là tại trường ĐHSP, Khoa Tâm lý giáo dục vừa được nhà trường quyết định cho xây dựng Trung tâm tham vấn tâm lý và giáo dục đặc biệt, trong đó tư vấn tâm lý cho sinh viên và các em học sinh là một nhiệm vụ quan trọng được đặt ra. Và các tác giả của đề tài trên cũng là những tư vấn viên của Trung tâm này. “Chúng tôi nhận tư vấn cho các em tại văn phòng Trung tâm hoặc qua điện thoại. Để đảm bảo hoạt động cho Trung tâm, người đến tư vấn phải nộp một khoản kinh phí nhỏ, nhưng chúng tôi không nghĩ điều đó cản trở các em, vì hoạt động tư vấn rất kỹ lưỡng và đảm bảo tính chất riêng tư”, thạc sĩ Thiều Thị Hường, Phó GĐ Trung tâm này cho biết.
Tư vấn tâm lý là một nhu cầu chính đáng và cần thiết trong xã hội hiện đại. Trong đó lứa tuổi học sinh phổ thông với những thay đổi đặc biệt về tâm sinh lý càng cần được quan tâm thấu đáo về vấn đề này. Hy vọng, đề tài nghiên cứu của nhóm giảng viên khoa Tâm lý giáo dục với những kết quả và đề xuất hợp lý sẽ được ứng dụng thực tiễn không lâu nữa trong các trường học./.
Theo TRT
Trường ĐHNN Huế vừa công bố điều chỉnh điểm trúng tuyển vào trường kỳ tuyển sinh 2014.
Đại học Huế sẽ tổ chức đón tiếp thí sinh trúng tuyển nhập học học vào ngày 25 và 26/8/2014 với hình thức trường nào tiếp đón sinh viên của trường đó.
Trường đại học Sư phạm - Đại học Huế vừa ký Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực học thuật với Đại học Tâm lý Chicago (Hoa Kỳ) thông qua Khoa Tâm lý học đường của Đại học Tâm lý Chicago.
Sáng 7/8, Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2013 - 2014 và triển khai nhiệm vụ năm học 2014 - 2015.
Ủy ban nhân dân huyện Nam Đông đã tiến hành sơ kết 2 năm thực hiện Đề án “ Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đối với học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2012-2016”.
UBND huyện A Lướivừa tổ chức Lễ Tuyên dương, khen thưởng học sinh có thành tích xuất sắc đỗ thủ khoa tại kỳ thi đại học năm 2014.
Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế vừa phối hợp với Chương trình phát triển giáo dục trung học- Bộ GD&ĐT và Văn phòng PISA Việt Nam tổ chức Hội thảo tập huấn vận dụng cách đánh giá PISA vào nhà trường phổ thông.
Tại lễ bế mạc cuộc thi Olympic hóa học quốc tế lần thứ 46 (IChO 2014) tổ chức ngày 28/7 ở Hà Nội, Ban Tổ chức IChO 2014 đã trao 28 huy chương vàng (HCV), 63 huy chương bạc (HCB), 92 huy chương đồng và 10 giải khuyến khích cho các thí sinh.
Chiều tối 27/7, Đại học Huế công bố điểm thi đại học năm 2014. Năm nay, cả 5 thí sinh cùng đạt 28,5 điểm đều là người TT-Huế, cùng thi vào Trường ĐH Y Dược Huế.
Kết thúc kì thi tốt nghiệp THPT năm 2014 với kết quả lí tưởng xấp xỉ 100%, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng “Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp phần nào phản ánh kết quả học tập của học sinh phổ thông. Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp này sát chất lượng hơn năm trước”, và “kỳ thi đổi mới là đúng hướng nhưng đáp ứng đúng yêu cầu mong muốn thì chưa”(1).
Thi cử mang tính chất kỹ thuật – là công cụ kiểm định chất lượng giáo dục,mỗi thời mỗi khác, tôi nhớ ở miền Nam trước đây thi cử khá dày đặc, là những rào cảnthử thách các sĩ tử nhưng nếu cố sức chiến đấu vượt qua cầm lấy tấm bằng Tú tài toàn phần trong tay thì vô cùng tự hào sung sướng vì nó là thứ “chứng chỉ ISO” xác nhận chất lượng,hiệu quả đào tạo và đẳng cấp giá trị bản thân người học.
Trong đợt thi này, có nhiều khối thi và môn xã hội nên Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác coi thi.
Ngày 04/7/2014, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 3674/UBND-GD quy định số lượng học sinh của 1 lớp học. Quy định này được thực hiện bắt đầu từ năm học 2014 - 2015.
Sáng nay (8/7), trên 80% thí sinh đến làm thủ tục dự thi đợt 2 tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014.
Vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định không tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2014 tập trung tại thành phố Huế mà giao cho từng địa phương trực tiếp tổ chức thi cử, đã được dư luận xã hội và phụ huynh đồng tình cao.
Sáng 3/7/2014, thí sinh trên cả nước tập trung làm thủ tục dự thi đợt 1, các khối A, A1, V. Tại Hội đồng tuyển sinh Đại học Huế, đã có 17073 thí sinh có mặt làm thủ tục dự thi, chiếm 83% tổng số thí sinh đăng ký dự thi.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014, Tỷ lệ tốt nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đạt 99,08%. Toàn tỉnh có 3.271 học sinh đạt loại khá, giỏi. Trong đó có 446 em đạt loại giỏi (chiếm tỉ lệ 13,63%) và 2.825 em đạt loại khá.
Trường đại học Kinh tế Huế vừa tổ chức lễ phát bằng tốt nghiệp Đại học đợt 1 cho 9 sinh viên khóa 4 Chương trình liên kết đào tạo đồng cấp bằng Pháp - Việt ngành Tài chính - Ngân hàng của Trường Đại học Kinh tế Huế liên kết với Đại học Rennes 1, Cộng hòa Pháp.
Bộ GD&ĐT vừa công bố văn bản hợp nhất quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.
Ngày 09/06/2014, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 44/NQ-CP về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/01/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.