Nhớ mùa

09:10 06/01/2022

NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO

Những khoảnh khắc mùa trôi đi trong dòng mưa ngút ngàn. Vùng này, mưa không ngớt mà nắng cũng chát chao. Khoảng khắc không nhớ bỗng dưng lại khiến người ta không thể nguôi ngoai về một điều đã cũ.

Sương Hoàng thành - Ảnh của cố NSNA Huỳnh Mẫn

Điều cũ, hẳn nhiên nằm trong miền tiếc nhớ của những ngày thanh xuân váng vất hình ảnh bạn bè, nhưng cuộc rong chơi chưa biết ngày kết thúc. Những ngày mướt mượt mưa ôm đàn ghita ngồi ca hát mà không thể bắt kịp màu tím Huế trên triền sông Hương mướt mượt cỏ xanh.

Nhớ. Đôi mắt đượm buồn và nụ cười hanh hao của chàng trai văn khoa đã có một mối tình sinh viên tuyệt đẹp với cô bạn gái cùng phòng ký túc xá. Nỗi nhớ day dứt mà ngỡ như thời gian chỉ có thể tua ngược lại trên mái tóc đã pha nhiều sợi bạc. Chiều nay lặng ngồi trong mưa Huế, trong cơn lũ ngút ngàn nước bạc. Lại ước ao được nhìn thấy triền cỏ xanh ngút bờ sông Hương những ngày xưa thân thiết. Cái màu cỏ ấy, dẫu tôi đã đi qua rất nhiều vùng đất, rất nhiều triền sông có xanh màu cỏ, nhưng không thể giống được. Cái cảm khoái khi đứng trước bến Văn Lâu, trong màn mưa giăng mắc sông Hương hay trong màu nắng chiều vàng rượm. Và bất chợt đã gặp màu tím Huế trên dòng Hương Giang đẹp như mái tóc người con gái trong miền nhớ diết da. Trong bước chân đã chưa bao giờ quên dừng lại đúng nơi mình muốn đến, ấm trong một bàn tay giữa cái rét ngăn ngắt xứ này. Đã từng có một bàn tay, nắm lấy tay mình và bỏ lọt thỏm vào túi áo. Để rồi mình đã lặng yên suốt quãng đường về, ngồi im lặng sau chiếc xe đạp cà tàng. Và nghe mùi tóc, nghe mùi của luyến ái bủa vây trong ký ức có sức sống mãnh liệt đến bây giờ. Khi, ký ức trở thành kỷ niệm mà rong rêu cả bốn bức tường thành quách. Trong ngờm ngợp rêu xanh. Có đôi mắt dĩ vãng nhìn về thực tại. Bóng đổ trên mưa. Tướp ướt lạnh. Ngăn ngắn những điều chưa thể kịp níu lấy thì đôi bàn tay đã ngã màu đồi mồi. Tuổi đã không chờ đợi bất kỳ một ai. Sự già nua. Tiếc nhớ. Thành phố nơi quên lên đèn trong những khuya ký túc xá sinh viên vì đợi chờ mà ngủ muộn. Hạnh phúc héo khô. Như tượng đá. Như một hình hài gần lắm mà xót xa chưa từng gặp lại.

Có thoáng đam mê trả lại trong dòng nước mưa và cái lạnh ngăn ngắt bắt đầu một mùa đông. Mưa như quà tặng không thể thay đổi, cho đến nhiều năm sau, nếu một mình lặng bước nơi này, vẫn còn cảm nhận được hơi ấm tháng ngày thơ trẻ. Trong lặng yên. Chưa từ giã nhưng đã đau đáu nỗi chờ mong, khi mùa nhớ réo gọi trong cả lặng im của một kiếp người.

Có tháng năm nằm trên lòng tay. Sấp ngửa bàn tay vẫn không thể chối bỏ được vết gân chạy dọc mạch máu, dẫn người về lạc lối. Chiều nay tôi lạc bước ở một triền sông, nước bạc sấp vào cỏ xanh, rác rều bám đầy mặt đất. Bỗng nhiên tôi bật khóc. Có ai đi qua tuổi thơ mà vụt quên đi điều cần nhất phải chạy ngược dòng để tìm lại giọt nước mắt mùa lũ năm nào. Hình ảnh quen đưa tôi về trước dòng sông ký ức, đã từng dầm nước bạc để vớt củi khô sau lũ, đã từng đứng ngẩn ngơ trước cả một vồng khoai bị lũ cuốn sạch chẳng còn lại gì ngoài cát trắng. Nước mắt của đứa trẻ mười tuổi năm nào, đã không thể kéo tôi trở lại cho đến tận chiều nay. Tôi ngồi im lặng trước đám củi khô, bèo, tời… tấp kín cả triền sông. Những cơn mưa nặng hạt kèm gió chướng đổi mùa, thêm một lần nữa gột rửa bùn đất bám trên đám củi khô. Nhưng dọc triền sông này, hoa cỏ may trắng đã nở thành rừng, cũng là tín hiệu cho những ngày hết bão, hết lũ, rồi mọi thứ sớm trở lại bình thường. Đời người cũng như bèo sau lũ. Đời người cũng mong manh trước mùa nước bạc. Dạt trôi trong nỗi nhớ chẳng bao giờ dám đối diện, chỉ bằng một hình hài mà khuôn mặt ấy đã mờ xa.

Dòng sông dù ở bất cứ mảnh đất nào, cũng hao hao giống những dòng sông mà ký ức tôi đã một lần chụp lại trong lát cắt của nỗi nhớ. Khi quay ngược lại mùa nhớ, mọi thứ tuôn tràn và không thể ngăn lại được miền ký ức cũ năm nào. Trong những triền sông mượt cỏ xanh, trong mấy mùa mưa lạnh cắt thịt da xứ Huế. Lạnh cắt cả tâm hồn non nớt của đứa trẻ mới lớn nao năm, mới đó đã hơn hai mươi năm mưa nắng cũ mềm.

Nhớ mùa. Nhớ rét. Nhớ tháng năm thanh xuân vô tư chưa vướng bận điều gì. Bước chân và hơi thở hôm nay, đôi khi muốn mình lãng tránh để có thể ngồi yên trong một đêm trăng đầy ắp trên biển. Hay lặng yên nhìn trời đêm vắng không một bóng sao. Khi đưa đôi bàn tay lên lăn về ký ức, có cơn mưa lướt qua song cửa nhỏ. Tiếng hạt nhớ reo lên chỉ vì nắng đã chạm đến chân nguồn. Lòng người đã phôi pha trong câu hát cũ, có níu tay vẫn không thể chạm tới mặt người.

Kịp đứng lại. Bóng mình in lên mặt đất ngắn dần giữa ánh nắng mới lóe lên từ bầu trời quang tạnh sau mưa. Mây tràn thấp xuống ngọn núi. Rồi tản ra, như chưa có cuộc trùng phùng nào trên vách ngăn của mối tình thơ dại mới nẩy mầm trong trái tim già cỗi. Tôi ơi.

N.T.A.Đ  
(TCSH43SDB/12-2021)



 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN QUANG HÀ                        Truyện kýHoà thượng Thích Đôn Hậu gọi đại đức Thích Trí Diệm lên phòng riêng:- Ta đang mắc công chuyện không thể xa Huế được trong thời gian này, nên ta cử thầy vào chùa Hải Đức, Nha Trang tham gia cuộc thuyết pháp quan trọng tại đó. Thầy đi được chớ?Đại đức Thích Trí Diệm cúi đầu thưa:- Dạ, được ạ.

  • VĨNH NGUYÊN                Truyện kýSau “vụ” gặp em, tôi băn khoăn lắm lắm. Là bởi trước đó - trước quả rốc-két mà chiếc F4H phóng xuống và em bị thương dưới đùi, em đang chờ tháo dây thuyền ở hốc đá, còn tôi thì giữ lấy ống ti-dô cho nước vào hai cái thùng phuy trên thuyền cho em. Hai chiếc thùng phuy 400 lít nước sắp tràn đầy. Như vậy là quá đủ thời gian cho chúng ta có thể hiểu biết về nhau, tên tuổi, quê hương bản quán.

  • ĐẶNG VĂN SỞ          Ghi chépKhông hiểu sao tôi lại đi tìm anh - anh Nguyễn Đức Thuận - người anh chú bác ruột cùng chung sống dưới một mái nhà với tôi. Tôi chỉ nhớ là hồi đó chồng của cô tôi nằm mơ thấy anh, và bác vào tận Nha Trang để đi tìm anh Mậu, người đồng đội và là người chứng kiến lúc chôn cất anh.

  • NGUYỄN QUANG HÀMột buổi sáng vợ chồng anh Thảo, chị Ái đang đèo nhau, phóng xe Honda trên đường Nguyễn Trãi, một con đường lớn của thành phố Huế, bỗng có một người lao thẳng vào xe anh Thảo. Nhờ tay lái thiện nghệ, nên anh Thảo đã phanh xe kịp. Hai vợ chồng dựng xe, ra đỡ nạn nhân dậy.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNGBút kýAnh đã xứng đáng với danh hiệu "Nghệ sĩ Nhân dân" của nhà nước ta phong tặng. Riêng Hội Nghệ sĩ điện ảnh Nhật Bản đã tặng cho anh giải thưởng vẻ vang dành cho người nghệ sĩ thuật lại sự tích dân tộc mình bằng điện ảnh...

  • ĐÀO XUÂN QUÝĐã lâu lắm, có đến hơn hai năm, kể từ khi bị tai nạn ở chân tôi chưa đi vào các hiệu sách, kể cả các hiệu sách ở Nha Trang. Đi tới các hiệu sách thì xa quá, đi bộ thì không đi nổi, mệt và nóng lắm, mà đi xe thuê thì cũng khó, vì họ không phải chỉ đưa mình tới nơi mà còn phải đợi hàng giờ khi mình phải tìm chọn sách nơi này nơi nọ, quầy này quầy khác v.v...

  • NGUYỄN THANH CHÍHai mươi tám tuổi, nó không biết chữ và không quen đi dép, mặc áo quần dài; lầm lũi, ít nói nhưng rất khoẻ mạnh... Với nó rừng là nhà, các lối mòn trong rừng thì thuộc như lòng bàn tay... Đó là Trương Ngọc Hoàng, sinh năm 1977.

  • NGUYỄN TRỌNG BÍNHMọi chuyện xẩy ra suốt 55 ngày đêm ở đơn vị trong cuộc tổng tiến công nổi dậy xuân 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, tôi đều nhớ như in. Thế mà, lạ lùng thay, suốt thời gian đó, hàng ngày mình ăn thế nào, lại không nhớ nổi. Chỉ nhớ mang máng có lúc ăn cơm nắm, ăn lương khô. Về giấc ngủ, có thể là tranh thủ nửa ngủ nửa thức giữa 2 trận đánh hoặc lúc ngồi trên xe trong đội hình hành tiến. Cố hình dung, tôi nhớ được bữa cơm chiều ở dinh Độc Lập, hôm 30-4-1975.

  • NGÔ MINHỞ CỬA NGÕ XUÂN LỘCSư Đoàn 7 thuộc Quân Đoàn 4 của chúng tôi hành quân từ Bảo Lộc về ém quân trong một rừng chuối mênh mông, chuẩn bị tấn công cứ điểm Xuân Lộc, cửa ngõ Đông Bắc Sài Gòn, đúng đêm 1-4-1975.

  • HUỲNH KIM PHONG(Chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng miền , thống nhất đất nước 30.4.1975 - 30.4.2005)

  • LÊ HOÀNG HẢICon người từ khi cảm nhận thế giới xung quanh là lúc cảm được sự xa vắng, ly biệt... Nhớ hồi thơ dại, đứng trên bến sông trước nhà nhìn sang Cồn Hến thấy sông rộng lắm cứ nghĩ khó mà bơi sang sông được. Mỗi lần đi bộ từ nhà lên cầu Gia Hội dù chỉ vài trăm mét nhưng lại cảm thấy rất xa. Càng lớn khôn cảm nhận về khoảng cách được rút ngắn. Nhưng lạ thay khoa học ngày càng khám phá không gian, vũ trụ thì chạm đến cõi vô cùng.

  • HỒ NGỌC PHÚTôi về lại Huế sau trận lụt tuy muộn nhưng khá lớn vào gần cuối tháng 12 năm 2004. Ngồi ở quán cà phê Sơn bên bờ chân cầu Trường Tiền, nhìn sông Hương vào lúc sáng sớm sao thấy khang khác, trong có vẻ như sáng hơn ngày thường.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNGĐã lâu tôi không hề nhắc đến hoa, và tôi cảm thấy tôi đã có lỗi đối với những người bạn tâm tình ấy dọc suốt một quãng đời chìm đắm trong khói lửa. Thật ra, những cánh hoa nhỏ bé và mong manh ấy đã viền con đường tuổi trẻ đầy kham khổ của tôi. Chiến chinh qua rồi có nhiều cái tôi đã quên, nhưng những cánh hoa dại dọc đường không hiểu sao tôi vẫn nhớ như in, như thể chúng đã được ấn vào trí nhớ của tôi thành những vết sẹo.

  • NGUYỄN THẾ QUANG(Chuyện tình chưa kể của nhà thơ Hoàng Cầm)

  • VÕ NGỌC LANTôi sinh ra và lớn lên tại vùng Kim Long, một làng nhỏ thuộc vùng cận sơn, không xa Huế là bao. Bởi thuở nhỏ chỉ loanh quanh trong nhà, trong làng ít khi được “đi phố” nên đối với tôi, Huế là một cái gì thật xa cách, thật lạ lùng. Đến nỗi tôi có ý nghĩ buồn cười: “Huế là của người ta, của ai đó, chứ không phải là Huế của tôi”, ngôi chợ mái trường, một khoảng sông xanh ngắt và tiếng chuông chùa Linh Mụ... mấy thứ ấy mới là của tôi.

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNGNhân một lần ghé ngang Paris , võ sư người Huế Nguyễn Văn Dũng đã đi thăm sông Seine. Đứng lặng lẽ bên dòng sông thơ mộng bậc nhất nước Pháp, bỗng lòng ông nhớ sông Hương quá trời. Về lại Việt , ngồi bên bờ sông Hương, ông vẫn hãy còn thấy nhớ cồn cào cái dòng chảy thầm thì trong sương mù như một nhát cắt ngọt ngào giữa trái tim đa cảm.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNGTôi rẽ vào nhà Thiệp để đưa bé Miên Thảo đi học. Cô bé hét vang nhà để bắt tìm cho ra chiếc dép đi trời mưa lạc nơi đâu không biết. Miên Thảo mặc chiếc quần Jean xanh và khoác áo len đỏ, choàng một chiếc phu la cổ màu đen trông thật đỏm dáng.

  • NGUYỄN QUANG HÀSông Bồ là con sông không dài, nhưng đẹp ở về phía Bắc Huế. Phía tả ngạn, hữu ngạn vùng thượng lưu sông là hai huyện Phong Điền và Hương Trà, vùng hạ lưu sông chảy qua Quảng Điền rồi đổ vào phá Tam Giang. Làng xóm hai bên bờ sông khá trù mật.

  • MINH CHUYÊN (Tiếp Sông Hương số 12-2008)

  • MINH CHUYÊN (Tiếp theo và hết)