Nhớ lại vài câu chuyện nhỏ về thầy Võ Liêm Sơn

10:27 26/01/2010
NGUYỄN KHOA BỘI LANMột hôm chú Văn tôi (Hải Triều Nguyễn Khoa Văn) đọc cho cả nhà nghe một bài thơ mà không nói của ai.

Nhà văn lão thành Nguyễn Khoa Bội Lan - Ảnh: antgct.cand.com.vn

           Diêm vương nếu bắt tớ đi ngay
           Tớ cũng lần khân khất ít ngày
           Cho gặp tình nhân mà hỏi thử
           Lời thề sinh tử tính sao đây?


Cha tôi nói: "Ý thơ này có thể là của thầy Võ Liêm Sơn".
Cả nhà tôi rất thích bài thơ ấy và chẳng bao lâu một số trí thức Huế ưu thời mẫn thế đều thuộc bài thơ. Tôi đem chuyện ấy nói lại với thầy, thầy bảo: "Cái anh Văn "chạ chạ", buồn sự đời thầy viết bậy bạ cho vui, hay ho chi mà đem đi phổ biến". Rồi thầy đọc cho chúng tôi nghe hai bài thơ trong tập "Cô Lâu Mộng" mà thầy đang viết.

Bài của "Nàng" có đoạn:
                        Trời không cùng đất không cùng
                        Núi người chồng chật
                        Bể người mênh mông
                        Ờ sao núi toan thành vực
                        Bể toan thành đồng
                        Tấn tuồng tranh cạnh xông mưa gió
                        Giọt máu oan cừu đỏ núi sông
                        Thôi thôi, thôi Thánh hiền, thôi Tiên Phật
                        Thôi hào kiệt, thôi anh hùng
                        Ngàn năm sự nghiệp nước về Đông...

Bài của "Chàng" họa lại có đoạn:
                        Trời khó hỏi
                        Đất khó hỏi
                        Sự thế đảo điên
                        Kiếp người chìm nổi
                        Ai giàu, ai mạnh, ai hiển vinh
                        Ai đói, ai hèn, ai tội lỗi
                        Máu ai chảy thành sông
                        Xương ai chồng tày núi
                        Mà ai cơ nghiệp vững đời đời
                        Mà ai tượng đồng cao vòi vọi
                        Thần Phật hết linh thiêng
                        Thánh hiền hết tài giỏi...

Tôi hỏi thầy:
- Ai thầy cũng bảo thôi cả vậy thì đi theo ai?
Hôm đó cũng như "Vầng nguyệt trong thơ" thầy cũng lặng thinh không nói. Về nhà tôi bảo chú Văn tôi: có lẽ thầy còn giữ bí mật, chú Văn tôi cười:
- Và có lẽ thầy cũng đang bí.

Cách đó ít lâu chúng tôi đi nghe ông Nguyễn Thế Truyền nói chuyện tại nhà cụ Phan Bội Châu. Khi về chúng tôi ghé lại nhà thầy. Tôi kể cho thầy nghe những gì mà ông Nguyễn Thế Truyền nói về Ông Nguyễn Ái Quốc, nghe xong thầy hỏi: "Ông ta có nói gì nữa không" chú Văn tôi trả lời:

- Ông ta có nói nhiều chuyện lắm nhưng con nhỏ này chỉ nhớ chuyện ông Nguyễn Ái Quốc thôi.
Trầm ngâm một lúc thầy nói:
- Hay là thầy trò ta đi theo ông Nguyễn Ái Quốc vậy.

Năm 1947 khi chúng tôi phụ trách Ban báo chí ấn loát khu bốn thì bác Hồ Tùng Mậu chủ tịch Ủy ban kháng chiến bảo tôi về Hà Tĩnh thăm thầy. Bác Mậu gởi cho thầy một bức thư đề nghị thầy ra khu tham gia kháng chiến.

Hai hôm sau thầy đi ngay với chúng tôi. Ra Thanh Hóa thầy ở trong ban Liên Việt nhưng thầy không ở bên cơ quan mà về nhà báo ở với chúng tôi.

Đầu năm 1948 tôi vào nam thầy trò lại xa nhau.

Năm 1952 khi còn ở bên nước bạn thì tôi nhận được thư của chú Văn tôi báo tin thầy đã mất. thầy đã gặp Hồ Chủ Tịch và Bác có tặng thầy một bài thơ như sau:
                        Tặng Võ Công
                        Thiên lý công tầm ngã
                        Bách cảm nhất ngôn trung
                        Sự dân nguyện tận hiếu
                        Sự quốc nguyện tận trung
                        Công lai ngã hân hỉ
                        Công khứ ngã tư công
                        Tặng công chi nhất cú
                        Kháng chiến ắt thành công

Tạm dịch:
                        Tặng cụ Võ Liêm Sơn
                        Ngàn dặm cụ tìm đến
                        Một lời trăm cảm thông
                        Thờ dân tròn đạo hiếu
                        Thờ nước vẹn lòng trung
                        Cụ đến, tôi mừng rỡ
                        Cụ đi tôi nhớ nhung
                        Một câu xin tặng cụ
                        "Kháng chiến ắt thành công".


N.K.B.L
(120/02-99)



 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • GIÁNG VÂN

    Cầm trên tay tập thơ với bìa ngoài tràn ngập những con mắt và tựa đề “Khúc lêu hêu mùa hè”(*), một cái tựa đề như để thông báo về một cuộc rong chơi không chủ đích, và vì vậy cũng không có gì quan trọng của tác giả.

  • PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU - PHẠM PHÚ PHONG

    Ở miền Nam trước năm 1975, những ai học đến bậc tú tài đều đã từng đọc, và cả học hoặc thậm chí là nghiền ngẫm Việt Nam văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ - một trong những bộ sách giáo khoa tương đối hoàn chỉnh xuất bản ở các đô thị miền Nam, cho đến nay vẫn còn giá trị học thuật, nhất là trong thời điểm mà ngành giáo dục nước ta đang cố gắng đổi mới, trong đó có việc thay đổi sách giáo khoa.

  • KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY MẤT NHÀ THƠ NGUYỄN BÍNH (1966 - 2016)

    MAI VĂN HOAN

  • LÊ HỒ QUANG

    Nếu phải khái quát ngắn gọn về thơ của Nguyễn Đức Tùng, tôi sẽ mượn chính thơ ông để diễn tả - đấy là “nơi câu chuyện bắt đầu bằng ngôn ngữ khác”.

  • NGÔ MINH

    Ở nước ta sách phê bình nữ quyền đang là loại sách hiếm. Câu chuyện phê bình nữ quyền bắt đầu từ tư tưởng và hoạt động các nhà phê bình nữ quyền Pháp thế kỷ XX.

  • PHẠM XUÂN DŨNG

    (Nhân đọc cuốn sách Trước nhà có cây hoàng mai - Tập tùy bút và phóng sự về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa của Minh Tự, Nxb. Trẻ, TP HCM 2016)

  • TÔ NHUẬN VỸ

    Tại Hội thảo văn học hè hàng năm của Trung tâm William Joner - WJC, nay là Viện William Joiner Institute - WJI, thuộc Đại học Massachusetts - Hoa Kỳ, nhà thơ Võ Quê đã được chính thức mời giới thiệu nghệ thuật ca Huế.

  • Năm 1992, trong một cuộc gặp gỡ trí thức văn nghệ sĩ ở Vinh, nhà văn Ngô Thảo nói với tôi “cụ Phan Ngọc là nhà văn hoá lớn hiện nay”, lúc này ông không còn trẻ những cũng chưa già.

  • LÊ THÀNH NGHỊ

    Đầu năm 2002, nghĩa là sau Đổi mới khoảng mươi lăm năm, trên Tạp chí Sông Hương, có một nhà thơ nổi tiếng thế hệ các nhà thơ chống Mỹ đặt câu hỏi: Liệu Nguyễn Khoa Điềm có giai đoạn bùng nổ thứ ba của thơ mình hay không? Chắc chắn sẽ rất khó. Nhưng người đọc vẫn hy vọng*.

  • NGỌC BÁI

    (Đọc tiểu thuyết “À BIENTÔT…” của Hiệu Constant)

  • HOÀNG DIỆP LẠC

    Người ta biết đến Nguyễn Duy Tờ qua tập sách “Xứ Huế với văn nhân” xuất bản năm 2003, với bút danh Nguyễn Duy Từ, anh lặng lẽ viết với tư cách của một người làm ngành xuất bản.

  • PHẠM XUÂN NGUYÊN

    Cô Kiều của Nguyễn Du từ khi xuất hiện trong văn chương Việt Nam đã nhận bao tiếng khen lời chê, khen hết lời và chê hết mực, nhưng cô vẫn sống trong niềm yêu mến của bao lớp người Việt, từ bậc thức giả đến kẻ bình dân, xưa đã vậy mà nay cũng vậy.

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH

    Bước chân vào con đường nghiên cứu văn học và hòa mình vào trào lưu lý thuyết đang trở nên thời thượng, chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism), nhưng Phan Tuấn Anh không biến nó thành cái “mác” để thời thượng hóa bản thân.

  • PHAN ĐĂNG NHẬT

    1. Sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp Phan Đăng Lưu
    Phan Đăng Lưu sinh ngày 5/5/1902, tại xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An; con cụ Phan Đăng Dư và cụ bà Trần Thị Liễu.

  • KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY MẤT CỦA NHÀ THƠ BÍCH KHÊ (1946 - 2016)    

    PHẠM PHÚ PHONG

  • HỒ THẾ HÀ

    Nguyên Quân song hành làm thơ và viết truyện ngắn. Ở thể loại nào, Nguyên Quân cũng tỏ ra sở trường và tâm huyết, nhưng thơ được mọi người yêu quý và ngưỡng mộ hơn.

  • LA MAI THI GIA

    Những ngày cuối năm, Sài Gòn bỗng dưng cũng khác, sáng sớm khi băng qua cầu Thủ Thiêm vốn đã quá quen, tôi khẽ rùng mình khi làn gió lành lạnh từ dưới sông Sài Gòn thổi lên, hơi sương nhè nhẹ tỏa ra bao bọc cả mặt sông mờ ảo, bất chợt thấy lòng ngẩn ngơ rồi lẩm bẩm một mình “Sài Gòn hôm nay khác quá!”

  • PHAN HỨA THỤY

    Thời gian gần đây ở Huế, việc tìm kiếm lăng mộ vua Quang Trung đã trở thành một vấn đề sôi động.

  • LÃ NGUYÊN

    Số phận văn chương của Nguyễn Minh Châu gắn liền với những bước đi cơ bản của nền văn học Việt Nam ở nhiều thời điểm lịch sử cụ thể.

  • Chúng ta đã được biết đến, và đây là phương diện chủ yếu, về một Nguyễn Bính thi sĩ, và không nhiều về một Nguyễn Bính nhà báo gắn với tờ tuần báo tư nhân Trăm hoa (1955-1957)1.