Nhất là với những bài thơ được chính tác giả đọc trong một đêm thơ thời chiến, sau đó được chép tay, chuyền từ người nọ sang người kia. Bầy ong trong đêm sâu là một trong những bài thơ đã đi vào “bộ nhớ” của bao lớp sinh viên nói chung và sinh viên văn khoa nói riêng thời ấy. Giờ đây, khi bài thơ được chọn làm tựa đề, được in trên trang đầu của tập thơ đã khiến chúng ta rưng rưng nhớ lại bao kỷ niệm không dễ quên của những năm tháng chiến tranh khốc liệt, nhớ lại hiện thực tâm trạng của một thời mà Lưu Quang Vũ chưa có dịp được giải bày, công bố...
Để giành món quà tặng Vũ nhân dịp anh tròn 45 tuổi, gia đình và bạn bè đã công bố di cảo thơ của Vũ trong khoảng những năm 1970 - 1975. Đây không phải chỉ là mong ước của gia đình Vũ mà còn là sự chờ đợi của người đọc. Từ lâu nay, công chúng không chỉ muốn thỏa mãn trước những vở kịch nổi tiếng của anh mà còn muốn được thỏa mãn đối với những bài thơ chưa được "trình làng" của Vũ. Dường như ngay cả với Lưu Quang Vũ, niềm đam mê thơ ca còn lớn hơn cả kịch trường, cho dù ở lĩnh vực này, anh đã gặt hái những thành công không nhỏ.
So với các bạn thơ cùng lứa; xuất hiện vào giữa những năm 60 cho đến nay, Lưu Quang Vũ là người được in thơ ít nhất. Nhưng "quý hồ tinh bất quý hồ đa", chỉ nửa tập thơ in chung với Bằng Việt, Hương Cây của Vũ đã tạo nên cốt cách thi sĩ nơi anh, và ngay từ buổi ấy, nhà thơ đã gây được ấn tượng không phai mờ trong tâm khảm người đọc.
Có thể nói từ Hương Cây (1968), Mây trắng của đời tôi (1989) đến Bầy ong trong đêm sâu, thơ của Vũ lôi cuốn người đọc không ở sự chau chuốt lời lẽ, ngôn từ với những kỹ xảo, ngón nghề mà chính ở một hồn thơ đắm đuối mà chân thành, giản dị mà nồng nàn, da diết. Anh làm thơ như một sự ký thác, gửi gắm, như một sự tự bộc lộ những gì đã có trong cõi lòng anh với những "tin yêu cuộc đời theo cách của tôi”, rất Lưu Quang Vũ. Giữa dòng thơ chống Mỹ ngày ấy, không theo quy ước chung, Vũ lặng lẽ tìm "tín ngưỡng" riêng cho thơ mình. Ngòi bút anh hướng vào bên trong, khám phá nội tâm, khai thác triệt để "cái tôi" của chính mình: "Tâm hồn anh dằn vặt cuộc đời anh". "Anh xé lòng anh những đêm mất ngủ", "Anh khờ dại anh tự làm mình khổ", “Có những lúc tâm hồn anh rách nát”...
Mấy năm gần đây trong không khí dân chủ hóa và đổi mới nền văn học, các nhà thơ mới có điều kiện thể hiện nỗi buồn và những bi kịch của nội tâm, của cuộc đời thì ngay từ ngày ấy, Lưu Quang Vũ đã tự cấp "giấy phép" cho mình "quyền được buồn" của thi sĩ. Anh là người có khả năng nhạy cảm cao độ với nỗi buồn đau của chính mình và của cả kiếp người, với những "viễn vông, cay đắng, u buồn", với "Nỗi buồn chân thành đời chẳng nhận hay sao", "nhưng từ đáy nỗi buồn tôi thăm thẳm!", "Bị lừa dối, bị lăng nhục; rách rưới bơ phờ, cô độc"... Có lúc buồn đến nỗi tự trào: "Anh như thằng Bờm, chẳng thiết trâu bò chẳng thiết lim; chỉ nhận nắm xôi cười ngặt nghẽo".
Trong thơ của thời kỳ này, Lưu Quang Vũ không che dấu những tai ương, những bất hạnh ập lên số phận mình. Chông chênh trên đường công danh, bất hạnh trong đời tư, Vũ rơi vào tình thế cô độc, bất ổn. Giữa hoàn cảnh sôi động, hào hùng lúc ấy, anh không dễ tìm được tiếng nói đồng cảm của người đương thời và đã có lúc anh cảm thấy tuyệt vọng: “Lòng tốt ai cần đến”, “Thơ không đâu dùng”, “Quen thất vọng tôi hồ nghi mọi chuyện”. Nhưng cũng từ những nỗi buồn của cảnh ngộ cá thể, của bi kịch nội tâm, Vũ đã nhận thức được đến tận cùng con người mình, viết ra những “dòng thơ dằng xé, dày vò”. Suy cho cùng, nỗi đau đớn, nỗi buồn của Vũ trong một lúc nào đó lại là sự an ủi nỗi lòng con người. Có thể nói trong ngõ ngách của mỗi tâm trạng cá nhân, dường như ai đó đều cảm thấy có chút nỗi niềm của mình trong những câu thơ Vũ:
Tôi là đứa con cô đơn ngay từ khi ngồi cạnh mẹ
Thằng bé lẻ loi giữa lớp học ồn ào
Bàn chân hồ nghi giữa đường phố lao xao.
So với các bạn cùng thời, Lưu Quang Vũ là người trẻ hơn cả nhưng tâm hồn anh lại có phần già dặn, từng trải bởi cảnh ngộ riêng, bởi cái "đa đoan phức tạp" của anh. Ẩn chứa bên trong cái thể chất thanh xuân của Vũ là một trái tim trải đời, đầy ưu tư, dằn vặt. Anh luôn luôn chiêm nghiệm, nghiền ngẫm con người và sự đời cả phần ánh sáng lẫn phần khuất tối, thậm chí ở cả phần dễ bị người ta lướt qua bằng cái nhìn đầy phát hiện, vừa tỉnh táo khách quan, vừa ngậm ngùi thương cảm (Những tuổi thơ, Nửa đêm tới thành phố lạ gặp mưa, Quán cà phê ngoại ô, Ngã tư tháng chạp, Viết lại một bài thơ Hà Nội, Ghi vội đêm 1972...) Ngay cả đến tình yêu (chiếm một vị trí đáng kể trong thơ Lưu Quang Vũ) đã có lúc đem lại cho anh cảm giác: "Anh trẻ lại, đời chẳng còn rắc rối", "Anh còn em ta sống lại cuộc đời"; nhưng để có được hạnh phúc ấy anh cũng đã phải nếm trải không ít buồn bã, xót xa, đau đớn đến tội nghiệp: "Anh là con ong bay giữa trời lận đận; Trời đêm dài chẳng có một ngôi sao", "Những gì em cần, anh chẳng có; Em không màng những ngọn gió anh trao"...
Chính nỗi đau tâm hồn, sự đắng cay nghiệt ngã của số phận đã giúp anh sáng tạo những câu thơ đích thực với nghệ thuật đằm chín cùng thời gian; sống trong lòng bạn đọc. Vượt lên trên hoàn cảnh, lấy nghệ thuật làm cứu cánh, tập thơ của Vũ có thể với hôm qua còn phải bàn bạc nhưng với hôm nay thì đã có thể được khẳng định và tồn tại. Đọc những bài thơ nói về "cái tuổi trẻ ồn ào mà cay cực" của Vũ, người đọc nhận thấy được sự thống nhất, biện chứng trong tâm hồn thi sĩ ấy. Năm tháng qua đi, Vũ cũng đã vĩnh biệt chúng ta tròn 5 năm. Ở cõi xa xăm kia, Vũ có linh cảm thấy những câu thơ đang hiện lên trang sách mở ra của anh, sẽ giúp người đọc hiểu thêm và thông cảm hơn với nỗi niềm của chàng thi sĩ một thời thơ ấy.
B.T.
(TCSH59/01-1994)
ĐOÀN ÁNH DƯƠNG
Tự Lực văn đoàn đã khởi sự hoạt động báo chí và văn chương của mình trong một thời điểm chứa đầy cơ hội và thách thức.
NGUYỄN MẠNH TIẾN
Sự tương hợp của những môtip truyện họ Hồng Bàng hay con rồng cháu tiên [viết tắt: rồng tiên] được chuẩn hóa như huyền thoại quốc gia bắt đầu từ trong truyền thống Ngoại kỷ của Toàn thư người Việt với vũ trụ luận Mường, Thái là một chủ đề thú vị.
Kỷ niệm 88 năm báo Phong hóa (7/1932 - 7/2020) và Tự Lực văn đoàn
PHẠM PHÚ PHONG
Nhất Linh là một kiểu mẫu hoàn hảo của trí thức Việt Nam, có thêm một cái gì rắn rỏi và thẳng thắn, rất hiếm có. (Sainteny)
PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
(Gởi Hoàng Thị Hạnh)
MAURICE BLANCHOT
Có lẽ Kafka muốn tiêu hủy tác phẩm của mình, vì chúng dường như với nhà văn tất sẽ làm tăng lên sự hiểu nhầm chung.
HOÀNG NGỌC HIẾN
Trong tình hình phát triển hiện nay của lý luận (thuộc mọi lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn) người làm công tác lý luận và phê bình văn học không thể không xem xét và xác định lại những khái niệm lý luận văn học, kể cả những khái niệm vẫn được xem là "cơ bản", "trung tâm", "cốt yếu"...
TRẦN NGỌC HIẾU
Vị trí tiên phong của Nguyễn Minh Châu trong tiến trình đổi mới văn học Việt Nam sau 1975 đã được thừa nhận ở nhiều khía cạnh như quan niệm về con người, nghệ thuật xây dựng nhân vật, tổ chức trần thuật...
THANH NGÂN
Kết cấu vừa là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động của tác phẩm, vừa là phương tiện khái quát nghệ thuật. Cho nên, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc khái quát và thể hiện tư tưởng - cảm xúc của tác phẩm văn học nói chung. Khi đánh giá kết cấu tác phẩm không phải chỉ xét nó dưới sự hài hòa, cân đối của nội dung.
MAI VĂN HOAN
Số người biết về Nguyễn Hành hiện nay rất ít. Tôi có hỏi một vài người quan tâm đến văn chương, các vị ấy đều không hề biết Nguyễn Hành là ai.
PAUL DE MAN
Phát hiện khá muộn màng về tác phẩm của Georg Lukács ở phương Tây và gần đây nhất, ở đất nước này, đã có xu hướng cô đặc lại quan niệm về sự chia rẽ rất sâu sắc giữa Lukács thời kỳ đầu phi Mác-xít và Lukács thời kỳ sau theo Mác-xít.
ĐOÀN ÁNH DƯƠNG
1. Không đơn thuần là “mô phỏng”/ “phản ánh”, một kiểu “chủ nghĩa đề tài” quen thuộc trong văn học về chiến tranh và cách mạng, văn học Việt Nam đương đại đã trực tiếp tham dự vào quá trình kiến tạo diễn ngôn dân tộc chủ nghĩa.
TRẦN ĐÌNH SỬ
Từ khi có bài báo ngắn Dân là gốc hay lấy dân làm gốc của Văn Như Cương (Văn nghệ số 48-1988), một số bạn đã viết bài bàn lại, nói chung cho rằng nói "Lấy dân làm gốc" vẫn không mất ý nghĩa tốt đẹp của nó. Tôi cũng tán thành với các ý kiến đó, mặc dầu tôi vẫn cho rằng dịch "dân là gốc" như anh Cương bàn cũng đúng.
NGUYỄN VĂN HÙNG
Chuột là loài vật luôn hiện hữu trong cuộc sống con người, bao gồm cả đời sống vật chất lẫn đời sống văn hóa tinh thần.
YẾN THANH
Đối với mỗi người Việt Nam, chuột là một “người hàng xóm” tự nhiên quen thuộc. Thật ra, trong lịch sử của loài người, có lẽ không loài động vật nào gắn bó tự nhiên với chúng ta hơn loài chuột.
NGỌC TRAI
Văn học ta trong những năm gần đây đang có dấu hiệu chuyển hướng và đổi mới một cách đa dạng, phong phú.
DƯƠNG BÍCH HÀ
Văn hóa dân gian, trong đó có âm nhạc, là một bộ phận nghệ thuật quan trọng trong nền văn hóa đa dân tộc của Việt Nam. Nó phản ánh sâu sắc những tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của con người. Nó gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của nhân dân và phục vụ nhân dân. Song song với cuộc sống của con người, nó đã tồn tại qua mấy nghìn năm lịch sử đến nay.
VÕ CÔNG LIÊM
Bất cứ là văn, thơ hay biên khảo, ký sự… nói chung là viết.